Saturday, 22 May 2021

MỸ - HÀN "QUAN NGẠI SÂU SẮC VỀ TÌNH HÌNH BẮC TRIỀU TIÊN" (Thanh Hà - RFI)

 



Mỹ- Hàn “quan ngại sâu sắc về tình hình Bắc Triều Tiên”

Thanh Hà  -  RFI

Đăng ngày: 22/05/2021 - 12:34

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210522-m%E1%BB%B9-h%C3%A0n-quan-ng%E1%BA%A1i-s%C3%A2u-s%E.....BB%81u-ti%C3%AAn

 

Không hoàn toàn khép lại cánh cửa đối thoại, nhưng cũng không vồn vã để đạt được với Bình Nhưỡng một thỏa thuận hạt nhân bằng mọi giá. Đó là thông điệp chính tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đưa ra trong cuộc họp báo chung sau buổi làm việc với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tại Nhà Trắng hôm 21/05/2021.

 

https://s.rfi.fr/media/display/44783848-bac0-11eb-94d3-005056a917b9/w:980/p:16x9/488617cfd51dee1415c4acc2b5a82a8ae435f41e.webp

Thượng đỉnh Mỹ-Hàn đầu tiên dưới thời chính quyền Joe Biden tại Nhà Trắng. Ảnh ngày 21/05/2021. Brendan Smialowski AFP

 

Nguyên thủ Mỹ Joe Biden khẳng định lại ưu tiên chung của Washington và Seoul : “phi hạt nhân hóa hoàn toàn nhằm vĩnh viễn vãn hồi hòa bình trên bán đảo Triều Tiên”.

 

Tuy nhiên tổng thống Hoa Kỳ tỏ ra cứng rắn với tuyên bố chính quyền Biden không theo đuổi chính sách Bắc Triều Tiên “theo hướng của những năm gần đây”, ngụ ý nói đến chiến lược chìa bàn tay thân thiện dưới thời tổng thống Trump. Nguyên thủ Mỹ khẳng định sẽ “không tặng cho lãnh đạo Bắc Triều Tiên điều mà ông ấy mong muốn”, có nghĩa là “được cộng đồng quốc tế công nhận” là một cường quốc hạt nhân.

 

Ngoài ra Joe Biden đã thông báo chỉ định một đặc phái viên mới về Bắc Triều Tiên đó là nhà ngoại giao Sung Kim. Nhân vật này từng là đặc sứ Bắc Triều Tiên dưới thời tổng thống Obama và đã đóng góp nhiều cho các cuộc họp thượng đỉnh giữa tổng thống Trump và lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un. Theo giới quan sát, chính quyền Biden dường như chưa có thái độ rõ ràng về chính sách đối với Bình Nhưỡng.

 

Bên cạnh hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên tổng thống Hàn Quốc và Hoa Kỳ còn đề cập đến tình hình tại eo biển Đài Loan. Trong cuộc họp báo chung, tổng thống Moon Jae In cho biết đôi bên “chia sẻ quan điểm hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan là điều cực kỳ quan trọng. Washington và Seoul đồng ý cùng cộng tác trên vấn đề này trong bối cảnh mối quan hệ đặc biệt giữa Trung Quốc và Đài Loan”

 

Tuy nhiên theo thông tín viên đài RFI từ thủ đô Washington, Anne Corpet mối bận tâm của chính quyền Mỹ lúc này là hồ sơ Israel :

 

 “Chúng ta đã đạt những tiến bộ quan trọng trong nhiều lĩnh vực”. Tổng thống Joe Biden tuyên bố như trên khi đề cập đến Bắc Triều Tiên và hứa hẹn sẽ có chung những nỗ lực với Hàn Quốc. Tuy nhiên lãnh đạo Hoa Kỳ nhìn nhận là khó có thể thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí nguyên tử. Joe Biden ngoài ra đã nêu lên dự án hợp tác với Seoul chống virus corona. Thế nhưng trước hết ông bị báo chí chất vấn về bất đồng trong đảng Dân Chủ về chính sách của Hoa Kỳ đối với Israel. Về điểm này nguyên thủ Mỹ nhấn mạnh : “Không có sự thay đổi nào trong quyết tâm của tôi về an ninh Israel. Chấm hết. Không có sự thay đổi nào. Chúng ta luôn luôn cần một giải pháp hai nhà nước. Đó là câu trả lời duy nhất. Duy nhất mà thôi”

 

Tổng thống Biden cho biết đã yêu cầu phía Israel chấm dứt xung đột giữa các cộng đồng ở Jerusalem và ông nói thêm là đảng Dân Chủ luôn ủng hộ Israel. « Ngày nào mà các nước láng giềng của Israel không công nhận quyền của Israel được hiện hữu với tư cách là một nhà nước Do Thái độc lập thì không thể đem lại hòa bình” trong khu vực.

 

                                                      ***

 

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

Lợi thế của Seoul trong thượng đỉnh Mỹ - Hàn đầu tiên dưới thời Biden

 

 

 

 

 

Thượng đỉnh Y tế Thế giới : Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế lên kế hoạch 50 tỉ đô la để chấm dứt đại dịch

Thu Hằng  -  RFI

Đăng ngày: 22/05/2021 - 13:57

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210522-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh.....BA%A1i-d%E1%BB%8Bch

 

Chia sẻ vac-xin ngừa Covid-19 là trọng tâm Thượng đỉnh Y tế Thế giới được tổ chức qua hình thức trực tuyến ngày 21/05/2021 tại Roma, trong khuôn khổ hội nghị G20 hiện do Ý làm chủ tịch. Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (FMI/IMF) đề xuất một kế hoạch 50 tỉ đô la để chấm dứt đại dịch và thúc đẩy tăng trưởng.

 

https://s.rfi.fr/media/display/58f3f5d0-ba6d-11eb-945c-005056bff430/w:980/p:16x9/000_9AH3F7.webp

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen và thủ tướng Ý, Mario Draghi họp báo sau hội nghị Y Tế Thế Giới tại Roma ngày 21/05/2021. AFP - REMO CASILLI

 

Mục tiêu bản kế hoạch được bà Kristalina Georgieva, giám đốc FMI, thông báo là tiêm chủng được cho 40% dân cư thế giới vào cuối năm 2021 và ít nhất là 60% đến cuối năm 2022 để giúp kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại vì sẽ không có « kết cục bền vững » cho cuộc khủng hoảng kinh tế nếu không chấm dứt được khủng hoảng dịch tễ.

 

Theo thống kê của Covax, chương trình chia sẻ vac-xin của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, khoảng 33% dân số ở các nước giầu nhất đã được tiêm ít nhất một liều vac-xin, trong khi đó, chỉ có khoảng 0,3% người dân ở các nước nghèo được tiêm chủng.

 

Để hoàn thành được mục tiêu tiêm chủng toàn cầu, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế nhấn mạnh phải trợ cấp thêm cho Covax, thông qua hình thức tặng vac-xin và tạo điều kiện cho việc vận chuyển nguyên liệu và các liều vac-xin giữa các nước.

 

Theo AFP, ba tập đoàn dược Pfize/BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson được mời họp đã hứa cung cấp 3,5 tỉ liều cho những nước nghèo nhất thế giới trong hai năm 2021 và 2022. Ngoài ra, vac-xin của ba tập đoàn trên sẽ được bán theo giá thành sản xuất hoặc giá thấp cho các nước có thu nhập trung bình.

 

Liên Hiệp Châu Âu thông báo ủng hộ 100 triệu liều vac-xin cho chương trình Covax của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Tương tự, nhiều nước thành viên Liên Âu cũng thông báo góp riêng : Ý ủng hộ 300 triệu liều, Pháp và Đức mỗi nước góp 30 triệu liều.

 

Tuy nhiên, « Tuyên bố Roma » kết thúc Thượng đỉnh Y tế Thế giới không nêu vấn đề tạm dỡ bỏ bản quyền, được Washington ủng hộ nhưng Bruxelles dè chừng. Cuộc họp thượng đỉnh do Ý tổ chức diễn ra chỉ vài ngày trước Đại Hội Đồng Y Tế Thế Giới lần thứ 74, dự kiến diễn ra từ 24/05 đến 01/06.

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats