Ấn
Độ: "Gần như ai cũng có người quen nằm viện hoặc lâm bệnh nặng vì
Covid-19"
Thùy
Dương -
RFI
Đăng ngày: 01/05/2021 - 11:54
Trong tuần qua, dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn
là một đề tài nóng trên nhiều khía cạnh. Tình hình khá tương phản. Dịch bệnh đặc
biệt nghiêm trọng tại Ấn Độ, trong lúc châu Âu đang dần dần thoát khỏi làn sóng
dịch thứ ba, và nước Mỹ vượt chỉ tiêu tiêm chủng. Nhiều nước châu Á, như Cam Bốt,Thái
Lan hay Nhật Bản, ngược lại đang lo ngại một làn sóng dịch mới.
https://s.rfi.fr/media/display/2ff6228c-a3a9-11eb-838f-005056a964fe/w:900/p:16x9/Covid.webp
Những hình ảnh tang
thương ở Ấn Độ do đại dịch Covid-19 gây ra, ngày 22/04/2021. © leparisien
Tại nước Mỹ, trong vòng 100 ngày đầu nhiệm kỳ
của tổng thống Joe Biden, đã có hơn 200 triệu liều vac-xin được tiêm, cho phép
Hoa Kỳ nới lỏng quy định đeo khẩu trang. Tại châu Mỹ Latinh, nếu như Brazil vẫn
đang bị nhấn chìm trong đại dịch và phải chật vật đối phó với virus corona, thì
tại Chilê, một thời là tâm dịch ở khu vực, cho dù vẫn chưa hoàn toàn kiểm
soát được dịch bệnh, nhưng đã có hơn 1/3 dân số được tiêm ngừa, thủ đô Santiago
đã bắt đầu dỡ bỏ phong tỏa từ thứ Năm 27/04.
Trong khi đó, nhiều nước châu Á lại đón nhận
làn sóng dịch mới, với số ca nhiễm thường nhật cao nhất tính từ vài tháng qua,
phải thắt chặt các biện pháp phòng dịch, chẳng hạn Thái Lan, Nhật Bản. Tại Cam
Bốt, thủ đô Phnom Penh từ ngày 15/04 bắt đầu đợt phong tỏa đầu tiên. Theo thông
tín viên Juliette Buchez, do thiếu sự chuẩn bị, chỉ sau chục ngày phong tỏa, đa
phần người dân có thu nhập thấp hoặc làm việc trong lĩnh vực kinh tế phi chính
thức lâm cảnh khó khăn, thậm chí không còn tiền mua thực phẩm.
Thế nhưng, điểm nóng nhất châu Á hiện nay vẫn
là Ấn Độ. Đất nước với gần 1,4 tỉ dân trong những ngày qua đã trở thành tâm dịch
của thế giới, liên tục ghi nhận số người tử vong thường nhật và ca nhiễm mới
thường nhật cao kỷ lục. Số ca tử vong cao đột biến không chỉ do biến thể kép của
virus corona, mà còn do các bệnh viện thiếu nghiêm trọng khí ô-xy cho bệnh
nhân, kể cả ở những thành phố phố lớn như New Delhi, Calcutta …
Ấn Độ : Cảm giác bất
lực của bác sĩ
Riêng tại New Delhi, tình hình ngày càng nghiêm
trọng đến nỗi các lò thiêu tử thi đã quá tải. Còn tại Bombay, trả lời đài RFI
Pháp ngữ, bác sĩ Nikhil Patil làm việc tại một khoa chuyên chăm sóc bệnh nhân
Covid-19 trong một bệnh viện tư nhân, nói đến tình trạng bi đát ở các bệnh viện
và cảm giác bất lực của các bác sĩ :
« Tình hình khủng khiếp đến mức ngay sau khi một
bệnh nhân Covid-19 qua đời trong bệnh viện của chúng tôi, chỉ sau chưa đầy một
giờ đồng hồ sau là có bệnh nhân khác thế chỗ. Từ 3 tháng nay, tất cả các giường
hồi sức chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện nơi tôi làm việc đều có bệnh nhân
Covid-19. Nhưng nếu so với các thành phố khác ở Ấn Độ như New Delhi hay
Calcutta, thì tình hình ở Bombay vẫn không tồi tệ bằng.
Giờ đây, tôi có cảm giác là tất cả mọi người ở Ấn Độ
đều có người quen đang điều trị tại bệnh viện hoặc nhiễm Covid-19 và lâm bệnh nặng.
Tôi cũng vậy, gia đình tôi cũng có 4-5 thành viên hiện giờ đang nằm viện. Trước
đây, đa số người chết vì Covid-19 đều khá lớn tuổi, điểm mới của làn sóng dịch
Covid-19 lần thứ hai là trong những tuần gần đây, tôi thấy có những người trẻ
hơn đã chết, có những bệnh nhân qua đời chỉ ở độ tuổi 30.
Hôm trước, có một người phụ nữ 58 tuổi đã qua đời ở
khoa của tôi. Vài ngày sau đó, con trai bà, mới ngoài 30 tuổi, cũng chết ngay
trên giường bệnh mà bà mẹ đã từng nằm và qua đời. Cha của cậu ấy thì nằm ở một
bệnh viện khác. Chúng tôi không biết liệu ông ấy có còn sống hay không. Chỉ
trong vài ngày, virus corona đã lấy mạng nhiều người trong cùng một gia đình.
Chúng tôi cảm thấy vô cùng bất lực. Bởi vì ngay cả
khi chúng tôi đã chiến đấu chống virus corona suốt cả một năm qua, thì
chúng tôi cũng không thể làm gì đáng kể để ngăn chặn dịch bệnh ».
TT Mỹ Joe Biden vượt
chỉ tiêu tiêm chủng trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ
Trong vòng 100 ngày đầu nhiệm kỳ, nguyên thủ Mỹ
Joe Biden đã thực hiện một phần chương trình và nhiều lời hứa tranh cử tổng
thống. Một trong những lời hứa của ông Biden trong chiến dịch tranh cử tổng thống
Mỹ 2020 liên quan đến cuộc chiến chống Covid-19, đặc biệt là thông qua chiến dịch
tiêm chủng đại trà. Cho đến ngày 28/04/2021, hơn một nửa dân số Mỹ đã được tiêm
ít nhất một liều vac-xin ngừa Covid-19.
Từ Manhattan, thông tín viên Loubna Anaki gửi về
bài phóng sự :
« Trước trung tâm Javits, vốn dĩ đã được chuyển
thành một trung tâm tiêm chủng đại trà, không còn cảnh những hàng dài người xếp
hàng chờ tiêm như chỉ cách nay ba tuần.
Một người đàn ông nói: “Khi tôi đến để tiêm mũi đầu
tiên, tôi thấy ở đây chật kín người, nhưng xếp hàng chờ đợi cũng nhanh thôi, chỉ
là khi đó có đông người hơn rất nhiều”. Giống như người đàn ông tên là Chris
này, hơn 6 triệu người dân New York đã được tiêm ít nhất là một mũi vac-xin ngừa
virus corona.
Và giờ, việc tiêm chủng đã được mở rộng cho tất cả mọi
người, không có ngoại lệ và cũng không cần hẹn trước. Một người phụ nữ nhận xét
: “Đây cứ như một cỗ máy đã được bôi dầu mỡ đầy đủ. Mọi việc diễn ra yên bình,
công tác tổ chức rất tốt. Chỉ có thể nói là tôi rất hài lòng và cảm thấy biết
ơn”. Một người đàn ông khác phát biểu: “Không có cảnh hỗn loạn. Trung tâm tiêm
ngừa này được tổ chức còn tốt hơn cả ở sân bay”.
Chiến dịch chủng ngừa diện rộng là một trong những lời
hứa của tổng thống Joe Biden. Ông Biden từng đề ra mục tiêu : 100 triệu vac-xin
được tiêm trong 100 ngày đầu tiên ông ở Nhà Trắng. Nhưng con số này hiện giờ đã
lên đến hơn 200 triệu liều. Một người phụ nữ chia sẻ: “Ban đầu, tôi không mong
đợi nhiều về tốc độ của chiến dịch tiêm chủng. Tôi nghĩ rằng những người ở độ
tuổi của tôi phải đợi đến mùa hè hay mùa thu thì mới đến lượt tiêm phòng. Tôi
đã cảm thấy ngạc nhiên một cách dễ chịu”. Một người đàn ông thì nói :
"Tôi nghĩ tổng thống Biden đã thành công : Ông ấy không chỉ giữ lời hứa về
chiến dịch chích ngừa Covid-19, mà còn mang lại cảm giác yên ổn”.
Joe Biden đã đặt cho mình một mục tiêu khác về cuộc
chiến chống đại dịch Covid-19. Ông ấy hy vọng cuộc sống sẽ lấy lại vẻ bình thường
trước ngày Quốc Khánh Mỹ 4/7».
Barcelona thử nghiệm
hòa nhạc thành công, mở đường cho các sự kiện lớn
Châu Âu cũng đang dần thoát khỏi làn sóng dịch
thứ ba, nhiều nước đã hoặc đang chuẩn bị dỡ bỏ phong tỏa, từng bước cho mở lại
hàng quán và khôi phục lại các hoạt động văn hóa … Tại Ý, từ hôm thứ Hai 26/04,
các quán bán đồ giải khát, nhà hàng ở ba phần tư vùng miền trong cả nước
đã được phép mở trở lại, cuộc sống dần trở lại bình thường. Còn ở Pháp, tổng thống
Emmanuel Macron ngày 29/04 công bố kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa theo 4 giai đoạn, từ
ngày 03/05 đến ngày 30/06.
Trong bối cảnh lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật
điêu đứng suốt một năm qua vì biện pháp phong tỏa và tái phong tỏa, một số nước,
đặc biệt là Tây Ban Nha, trong những tháng qua đã tiến hành các buổi biễu diễn
thử nghiệm để tìm lối thoát cho ngành biểu diễn âm nhạc, nghệ thuật, tổ chức sự
kiện. Hồi tháng 12/2020, thử nghiệm ở Barcelona, cho thấy không có khán giả nào
bị lây bệnh sau khi tham dự sự kiện.
Cách nay một tháng, một buổi biểu diễn - thử
nghiệm quy mô lớn hơn với 5.000 người tham gia ở Barcelona lại được tổ chức. Kết
quả thử nghiệm được công bố hôm thứ Ba 27/04/2021 cũng được cho là « rất
tích cực », mở đường cho các sự kiện mới quy mô, tầm cỡ tương tự
tại nơi từng là một trong những quốc gia bị dịch Covid-19 tàn phá nặng nề nhất
châu Âu về nhân mạng.
Từ Barcelona, thông tín viên Élise
Gazengel cho biết thêm chi tiết :
« Đây là trải nghiệm chưa từng có ở châu Âu và
kết quả đã được xác nhận. Buổi diễn nhạc - thử nghiệm ở Barcelona được tổ chức
hồi tháng Ba. 5.000 người tham gia không cần giữ khoảng cách an toàn, nhưng phải
đeo khẩu trang. Sự kiện đó đã không làm lây lan virus corona.
Các kết quả được thông báo vào hôm thứ Ba (27/04)
cho thấy chỉ có 6 người dương tính với virus corona vào thời điểm 14 ngày sau
buổi biểu diễn. Tuy nhiên, trong số 6 trường hợp này, các nhà khoa học chắc
chắn rằng có 4 ca không phải là do bị lây nhiễm virus corona trong buổi biểu diễn.
Đối với 2 trường hợp còn lại, không thể xác định được nguồn gốc lây nhiễm,
nhưng các chuyên gia cũng "không chắc" là khán giả bị nhiễm Covid-19
từ buổi diễn thử nghiệm đó.
Những kết quả nói trên dẫn đến việc người đứng đầu
nghiên cứu khẳng định tham dự một buổi biểu diễn trong khán phòng còn an toàn
hơn bất cứ nơi nào khác ở thành phố Barcelona. Và trên hết, kết quả này mở đường
cho việc tổ chức các sự kiện khác ở quy mô tương tự - đặc biệt là vào mùa hè
năm nay - với điều kiện khán giả phải tuân thủ cùng một quy định : xét nghiệm
kháng nguyên trong ngày diễn ra sự kiện, đeo khẩu trang FFP2 trong buổi diễn và
không khí trong khán phòng phải được lưu thông ».
Thổ Nhĩ Kỳ :
17 ngày phong tỏa nhằm giảm số ca nhiễm mới từ 40.000 xuống 5.000/ngày
Trong khi người dân nhiều nước Tây Âu cảm thấy
nhẹ nhõm vì đã qua đỉnh dịch, thì ngược lại Thổ Nhĩ Kỳ hôm 28/04 lại bước vào
giai đoạn phong tỏa « hoàn toàn », 17 ngày sau khi số ca nhiễm thường
nhật tăng bùng nổ. Cho đến ngày 17/05, người dân chỉ được ra khỏi nhà để đi mua
thực phẩm, hoặc trong một số trường hợp đặc biệt. Các cửa hàng nhu yếu phẩm
cũng chỉ mở cửa từ 10 giờ đến 17 giờ.
Từ Istanbul, thông tín viên RFI Anne Andlauer cho
biết chi tiết :
« Ông Hasan, một thợ cạo từ 35 năm nay vẫn sinh
sống tại cùng một quận ở Istanbul, đã đóng cửa cửa hàng, giống như tất cả các cửa
hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ xếp vào diện "không thiết yếu". Nhưng người thợ cạo
đang vướng nhiều khoản nợ nần, không biết liệu có thể mở cửa hàng trở lại sau đợt
phong tỏa này không. Ông than thở : “Tôi vô cùng lo lắng. Hơn một năm qua,
tôi đã mất 70% lượng khách. Bây giờ lại phải đóng cửa hoàn toàn. Về mặt tài
chính, tôi không thể trụ được nữa. Vì đại dịch, tôi chỉ có thể kiếm sống lần hồi
qua ngày. Nếu tôi làm việc, tôi có cái ăn. Nếu tôi đóng cửa, tôi không biết
mình còn gì để ăn."
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ hứa sẽ có các khoản trợ cấp và
hy vọng rằng đợt phong tỏa nghiêm ngặt này cũng sẽ là đợt phong tỏa cuối cùng.
Mục tiêu là giảm số ca nhiễm mới thường nhật xuống dưới ngưỡng 5.000/ngày, so với
con số hơn 40.000 ca/ngày như hiện tại.
Ông Recep Koç, một lãnh đạo của Cơ quan quản lý bác
sĩ ở Istanbul, không thấy thuyết phục bởi biện pháp mà ông gọi là « nửa vời ».
Ông giải thích : “Tháng này, dịch bệnh tại Thổ Nhĩ Kỳ đã lên cao đến mức
chưa từng có. Vì vậy, biện pháp phong tỏa này là quá muộn, quá ít ... Trước đó,
chúng tôi đã đề nghị cho phong tỏa 4 tuần. Một năm nay, chúng tôi cứ đóng, mở,
đóng, mở mãi ... Tôi thấy một hiệu ứng trái ngược ở các bệnh nhân : một mặt,
họ không còn tin tưởng vào các biện pháp phong tỏa, mặt khác, chiến dịch tiêm
chủng khiến họ chủ quan, lơ là hơn trong việc đề phòng dịch bệnh"
Vị bác sĩ gia đình này càng lo lắng hơn vì chiến dịch
tiêm chủng diễn ra chậm hơn so với thông báo. Cho đến nay, mới chỉ có 13,5 triệu
người Thổ Nhĩ Kỳ, tương đương 16% dân số, được tiêm ít nhất một mũi ».
***
CÁC TIN KHÁC
Mỹ
- Nhật tái khẳng định lập trường chống nỗ lực làm thay đổi hiện trạng Biển Hoa
Đông
.
Bắc
Triều Tiên tố cáo chính quyền Biden có chính sách thù địch và đe dọa đáp trả
.
Covid-19
: Thái Lan có số ca tử vong cao nhất từ đầu đại dịch
.
Miến
Điện: Người biểu tình phát động phong trào “đánh động thế giới”
.
Pháp
: Hơn 100.000 người tuần hành nhân ngày Quốc Tế Lao Động
.
Pháp:
Số ca bệnh Covid-19 nặng giảm trong 5 ngày liên tiếp
.
Trung
Quốc : Người dân chen chân đi du lịch trong nước dịp nghỉ lễ 01/05
.
European
Super League: Cuộc nổi loạn vì tiền của các đại gia bóng đá châu Âu
.
Đảo
chính Miến Điện: Hội Đồng Bảo An kêu gọi thực thi kế hoạch của ASEAN
.
Covid-19:
Ấn Độ khởi động chiến dịch chích ngừa cho toàn bộ người lớn
.
Covid-19:
Pháp sẽ chích ngừa cho toàn bộ người lớn từ ngày 15/06
;
Covid-19:
Một thành phố Thụy Điển phạt người từ chối chích AstraZeneca
.
Mỹ
và NATO bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan
.
Đài
Loan trong tầm ngắm Trung Quốc: Địa điểm nguy hiểm nhất thế giới
No comments:
Post a Comment