Thế
hệ Việt Nam mới trong cộng đồng ở Mỹ
Phương
Nguyễn và Betty Châu Nguyễn
06/05/2021
https://premium.vietnamnet.vn/the-he-viet-nam-moi-trong-cong-dong-o-my-n-474601.html
Cộng
đồng người Việt ở Mỹ đã luôn gặp phải khó khăn khi cố gắng duy trì tính kết nối
với quá khứ, nhưng thế hệ mới đã và đang tìm ra những cách thức sáng tạo để tìm
về nguồn cội.
Năm 2000 đánh dấu một thời khắc chuyển giao
quan trọng đối với cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Sau 25 năm xây dựng cuộc sống mới
cho bản thân nhờ lao động vất vả ngày dài, gây dựng gia đình và nỗ lực thoát
nghèo, người ta bắt đầu nhận ra họ đang bỏ quên phần công việc quan trọng, ấy
là ghi lại lịch sử hình thành những nơi như Little Saigon.
Các cá nhân chỉ có thể sống một cuộc đời của
chính mình và đạt thành tựu, như câu chuyện của Hai Bà Trưng, chỉ khi chúng ta
có thể kể về lịch sử của chính chúng ta, chúng ta biết căn tính thực sự của
mình là một dân tộc và nơi chốn cộng đồng của chúng ta trên thế giới này, từ
quá khứ sang hiện tại và trải tới tương lai.
Sự nhận diện này trong Little Saigon bắt đầu với
thế hệ lớn tuổi, những người đã chứng kiến bạn bè mình, thủ lĩnh của mình qua đời
trước khi câu chuyện của họ kịp được ghi lại cho thế hệ mai sau.
Trang Việt Báo ngay lập tức thực hiện
một dạng sử ký bằng lời dài tập có tên Viết Về Nước Mỹ. Tuy nhiên, những
câu chuyện tuyệt vời ấy lại chỉ được phát hành bằng tiếng Việt. Đối với những
người nói tiếng Anh, có một câu chuyện lịch sử khác về cộng đồng người Việt ở
quận Cam, nhưng chỉ có sáu bản còn tồn tại. Do đó, với rất nhiều người thế hệ
trẻ hơn ở Mỹ, những người như nhà văn Nguyễn Thanh Việt, không phải cứ ra thư
viện công là tìm kiếm được câu trả lời về một lịch sử mà gia đình họ từ chối
nói về.
Có vô vàn những cuốn sách tiếng Anh
viết về Việt Nam, nhưng hầu như không có một cuốn nào nói về cộng đồng người Mỹ
gốc Việt từ những năm 1975. Và chính thế hệ trẻ sẽ là người cất tiếng thay cho
sự im lặng của những người đi trước.
Lớp học giả người Việt đầu tiên viết bằng tiếng
Anh xuất hiện quanh thời điểm này. Họ hoàn thành chương trình Tiến sĩ từ những
trường đại học danh tiếng trên khắp nước Mỹ, xuất bản những nghiên cứu mà cuối
cùng đã giúp thế hệ trẻ hiểu được những trải nghiệm và xúc cảm mà thế hệ
cha ông họ đã mang khi cố gắng sinh tồn nơi đất khách quê người, có lẽ cũng chẳng
hề mong đợi họ.
Một vài tên sách có thể nêu ra đây
như, Little Saigons (2009, tác giả người Philippine Karin
Aguilar-San Juan) The American Dream in Vietnamese (2011); Transnationalizing
Vietnam (2012); Becoming Refugee American (2017).;
và Returns of War (2018). Sau đó là những tác phẩm văn chương
lấy đề tài quá khứ như The Sympathizer (2016) và The
Best We Could Do (2018).
https://special-img.vnncdn.net/2021/5/4/3/anh-2-thuy-vo-dang-2-7236.jpg
Tiến sĩ Thủy Võ Đặng
Một trong những nhà tiên phong của lứa lớp kể
trên là Tiến sĩ Thủy Võ Đặng. Như bao người ở đây, chị ra đời sau năm
1975, và đã nhận thấy rằng cách duy nhất để biết về lịch sử của cộng đồng chính
là tự nghiên cứu. Chị đã làm ủy viên của Hiệp hội Nghệ thuật và Thư tín những
người Mỹ gốc Việt khi được Đại học California tại Irvine mời tới làm giám tuyển
cho Kho lưu trữ Đông Nam Á của trường. Chị cũng giảng dạy các khóa về “Trải
nghiệm của người Mỹ gốc Việt” và không lâu sau đó, bắt đầu ghi lại gần 40 năm lịch
sử tại vùng ven Little Saigon. Đội ngũ của chị đã phỏng vấn hàng trăm người thuộc
mọi lứa tuổi trong cộng đồng này và sau đó đã xuất bản cuốn sách có tên “Vietnamese
in Orange County” (Người Việt ở quận Cam, năm 2015, Arcadia
Publishing).
Làm giám tuyển và thủ thư nghiên cứu, chị đã
giúp vô số những người trẻ thuộc cộng đồng người Việt ở nước ngoài lớn nhất khám
phá nguồn cội của mình. Khi được hỏi về tác động của lịch sử đối với sinh viên,
chị nói rằng, “Tôi đã làm việc với những em nhỏ lớp 4 tới đây để làm
dự án Ngày Lịch sử Quốc gia. Và dù mới chỉ có 10 tuổi thôi, các em đã có khả
năng cảm thụ lịch sử của một dân tộc đã phải tha hương bởi chiến tranh, một dân
tộc đã can trường vươn lên tại Hoa Kỳ".
Trước Covid, Tiến sĩ Thủy vẫn thường tới
các cuộc trao giải, các triển lãm nghệ thuật, và liên hoan phim dành
cho cộng đồng người Việt ở quận Cam. Chị là một diễn giả công chúng năng nổ, kết
nối rất tốt với cả người già và người trẻ. Chị cảm thấy mình có trách nhiệm vận
dụng những kĩ năng của một học giả để gợi nhắc cho đồng bào mình rằng, mặc dù cộng
đồng hải ngoại có thể tự hào với những bác sĩ và nha sĩ sinh ra và lớn lên ở
nơi đây nhưng một xã hội sẽ không thể thịnh vượng nếu không có văn hóa.
Tiến sỹ Thủy cho biết: “Tôi cũng đã
nghe những người trẻ chia sẻ cảm giác của họ về những hạn chế trong ngành nghề
mà họ có thể theo đuổi – vậy là một thử thách nữa chính là làm thế nào để hỗ trợ
những thế hệ tương lai theo đuổi nghệ thuật, giáo dục, khảo cứu – những lĩnh vực
ít lợi nhuận nhưng lại thực cần thiết nếu chúng ta muốn thay đổi văn hóa này và
thách thức những lối mòn đã và đang đại diện chúng tôi.”
Cách đó hơn 4 ngàn cây số, ở tận phía bắc bang
New York là một khu vực quan trọng khác nữa của cộng đồng người Việt ở Mỹ. Cách
đây không lâu, sử gia nổi tiếng Christopher Goscha đã lái xe gần
500km để tới thuyết giảng tại Đại học Cornell về cuốn sách lịch sử dày 500
trang của ông về Việt Nam. Sau bài giảng tuyệt vời, ông đã từ chối quà cảm ơn
và tình nguyện ở lại dọn dẹp.
Không mấy học giả đẳng cấp hành xử như thế,
nhưng Giáo sư Goscha muốn gặp người bạn của mình, Alex Thái Võ, một
trong những sáng lập viên của chuỗi diễn thuyết Voices on Vietnam vốn
có thể mời một số học giả nói tiếng Anh hàng đầu về nghiên cứu Việt Nam, cũng
như mời được Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc.
Giáo sư Goscha có lẽ cũng thực hiện nghiên cứu
tại Cornell nơi có một trong những chương trình nghiên cứu Đông Nam Á tốt nhất
tại Hoa Kỳ với kho sách và hồ sơ lưu trữ bằng tiếng Anh và tiếng Việt không nơi
nào sánh kịp. Ngôi trường này cũng giống như một mái nhà của Hiệp hội người Việt
ở Cornell, một cộng đồng bé hạt tiêu được thành lập cách đây gần 30 năm. Nhờ một
chút may mắn và rất nhiều tình yêu thương, họ đã trở thành mái ấm của nhiều thế
hệ cử nhân, học viên cao học, nhân sự, giảng viên và thành viên trong cộng đồng
– cả Mỹ và Việt Nam. Họ tổ chức nhiều sự kiện và hoạt động kết nối mọi người dựa
trên ba trụ cột: giáo dục, dịch vụ và văn hóa.
https://special-img.vnncdn.net/2021/5/4/3/anh-1-alex-thai-vo-2-f894.jpg
Alex Thai Vo
Alex Thai Vo đã
là một trong những học viên cao học mà Cornell đã may mắn có được. Anh vô cùng
biết ơn cha khi đã nuôi dưỡng trong anh niềm đam mê với quê hương.
Alex có chia sẻ: “Khi tôi tới Mỹ, một nỗi
lo của cha tôi chính là tôi sẽ quên mất tiếng Việt. Thực ra, tôi cũng chưa học được
mấy khi còn ở Việt Nam. Tôi còn chưa học xong mẫu giáo, nên thực sự chưa từng
có cơ hội học tiếng Việt. Thế là, ngày nào cũng vậy, sau khi đi học về, cha sẽ
bảo tôi ngồi vào chiếc bàn nhỏ cha làm cho tôi. Cha nói tôi chép sách, hết quyển
này tới quyển khác, từ Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm Khúc tới những cuốn sách lịch
sử bằng tiếng Việt dày cộp, còn cha ngồi khâu vá. Chính việc chép sách ấy đã
khiến tôi yêu thích văn hóa và lịch sử Việt Nam, giúp tôi trân quý hơn nguồn cội
của mình".
Alex thường trổ tài nấu nướng để kết nối mọi
người, dù đó là bữa tiệc sinh nhật và tiệc karaoke, hay mời bạn tới gói bánh
tét để bán gây quỹ cho dự án Tâm Việt. Tâm Việt là dự án nhằm gửi áo ấm tới
trẻ em nghèo tại vùng sâu vùng xa của Việt Nam.
https://special-img.vnncdn.net/2021/5/4/3/anh-3-jennifer-kim-anh-tran-2-2ff7.jpg
Tiến sĩ Jennifer Kim-Anh Trần
Ở vùng ngoại ô Bắc California, Tiến
sĩ Jennifer Kim-Anh Trần, giảng viên tại trường California State,
East Bay, cũng chịu ảnh hưởng từ cha chị. “Cha tôi đã là một thủ lĩnh cộng đồng
tích cực tại Oakland từ khi tôi còn nhỏ. Cha luôn khuyến khích tôi trân trọng
văn hóa và truyền thống Việt. Tôi tham gia vào cộng đồng người Việt khi đang học
đại học. Khi đó cha đã cho tôi một cơ hội xây dựng chương trình hè về kĩ năng
lãnh đạo cho sinh viên người Việt vừa qua Mỹ.”
Trải nghiệm đó cũng như niềm tin mà chị đã gây
dựng tại quê hương đã giúp chị trở thành giám đốc điều hành của phòng Thương mại
người Mỹ gốc Việt tại Oakland, California, một địa chỉ để chị gắn kết cộng đồng
này.
Thành
tựu mà chị tự hào nhất chính là thuyết phục cộng đồng người Việt tại Mỹ công
khai phản đối những chính sách chống người di cư và tị nạn của chính quyền
Trump. Vào năm 2017, cộng đồng người Việt đã chung
tay với các tổ chức đại diện cho 20 quốc gia chào đón những người tị nạn mới tới
Bắc California và chứng minh sự tử tế và mến khách của người dân Mỹ cho dù Tổng
thống của họ thì không như vậy.
Những nỗ lực này đã kết trái khi những đối tác
cộng đồng đã mạnh mẽ ủng hộ những người Việt nói riêng và những người châu Á
nói chung chống lại nạn phân biệt chủng tộc đã bùng phát trong bốn năm ông
Trump cầm quyền. Tiến sĩ Jennifer Kim-Anh Trần hi vọng rằng người Việt Nam tại
Mỹ sẽ đền đáp sự thiện lương mà họ đã từng nhận được ấy, nhất là khi chị biết rằng
“những vấn đề mà họ trải qua là vấn đề chung với những cộng đồng da màu".
Những nỗ lực của chị giúp đảm bảo rằng cộng đồng người Việt được thừa nhận và
được lắng nghe.
Không nơi nào mà những người Việt trở nên hữu
hình như ở các tiệm làm móng. Gần 50% thợ làm móng chuyên nghiệp tại Mỹ là người
Việt. Tại California, bang có tới gần một triệu người Việt định cư, cứ năm thợ
làm móng chuyên nghiệp thì có 4 người là người Việt. Đây là một ngành công nghiệp
có lời, với doanh thu hàng năm lên tới hơn 7 tỉ đô-la Mĩ. Đó là một loại thành
công giúp biết bao người Việt di cư và tị nạn tại Mĩ vươn lên tầng lớp trung
lưu.
Nhưng nó thường tới kèm theo cái giá rất đắt.
Chúng ta đều biết tới những rủi ro về sinh hóa
khi làm việc tại tiệm làm móng nhờ công của Tiến sĩ Thu Quách. Chị
tới Mỹ khi lên 5 tuổi. Khi mẹ chị, thợ làm đầu và làm móng, qua đời vì ung thư,
TS. Thu Quách muốn biết liệu có phải những hóa chất mẹ chị tiếp xúc là nguyên
nhân. Với bằng tiến sĩ về dịch bệnh học tại trường đại học California tại
Berkeley, chị đã xuất bản hơn hai mươi bài báo được bình duyệt về các nguy cơ sức
khỏe khi làm tại các tiệm làm móng.
https://special-img.vnncdn.net/2021/5/4/3/anh-4-thu-quach-2-cd1a.jpg
Tiến sĩ Thu Quách
Sau khi phát hiện ra những người làm ở đây có
nguy cơ phơi nhiễm cao với “bộ ba độc hại bao gồm phthalates, toluen và
formaldehyde,” chị đã dành hàng giờ để dạy nhân sự tại các tiệm làm móng cách
yêu cầu hệ thống thông gió tốt hơn, đồ bảo hộ cá nhân đúng chuẩn và nhiều sản
phẩm không chứa bộ ba hóa chất độc hại này.
Tìm được tiếng nói của mình, chị đã đồng sáng
lập nên Pivot, một tổ chức tình nguyện cấp tiến của người Việt, giúp lên tiếng
về một số những vấn đề nghiêm trọng mà cộng đồng người Việt gặp phải.
Chị nói: “Đã có Liên đoàn công
dân Mỹ gốc Nhật thực sự mạnh mẽ và hoạt động lâu dài. Tôi cũng muốn kiến tạo
nên điều tương tự cho người Việt và vì thế tôi đã nỗ lực cùng những người khác
để đồng sáng lập nên Pivot, gây dựng nó chỉ để có được thứ gì đó mà chúng tôi
có thể neo vào. Nó không chỉ về văn hóa mà còn có tính mục đích và cấp tiến".
Trong đợt bầu cử 2020, Pivot đã xây dựng
trang web Viet Fact Check để chống lại những thông tin sai lệch và
tin giả trong cộng đồng người Việt. Hiện tại, trang web vẫn được cập nhật để
đưa tin về các chủ đề như Covid.
Phương Nguyễn và Betty Châu Nguyễn
***
T.S. Phương Nguyễn là Giáo sư dự bị (associate
professor) chuyên ngành Lịch sử Hoa Kỳ tại Đại học California State, Monterey
Bay. Ông là tác giả cuốn Becoming Refugee American: The Politics of Rescue
in Little Saigon [tạm dịch: Trở thành người Mỹ tị nạn: Chính trị Giải cứu ở
Little Saigon] (NXB Đại học Illinois, 2017).
Betty Châu Nguyễn là quản lý sự kiện đặc biệt
tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury tại Monterey. Bà là đồng sáng lập Tổ chức
Bản sắc Văn hóa Đông Nam Á tại Vancouver, Canada.
No comments:
Post a Comment