The
Economist
Đỗ Đặng Nhật Huy
biên dịch
21/05/2021
http://nghiencuuquocte.org/2021/05/21/the-gioi-hom-nay-21-05-2021/
Nội các Israel được cho là đã đồng ý ngừng
bắn với các nhóm vũ trang Palestine ở Gaza, có hiệu lực từ đêm nay. Thỏa
thuận ngừng bắn này do Ai Cập làm trung gian. Giao tranh bùng nổ sau khi người
biểu tình Palestine đụng độ với cảnh sát Israel gần nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa ở
Jerusalem, địa điểm linh thiêng thứ ba của đạo Hồi. Ít nhất 230 người ở Gaza và
13 người ở Israel đã thiệt mạng.
Các quan chức Nội Mông, một tỉnh của Trung
Quốc, đã thiết lập một đường dây nóng để người dân chỉ điểm bất kỳ ai họ
nghi ngờ đang đào tiền điện tử. Động thái này là một phần của chiến dịch đàn áp
tiền điện tử của Trung Quốc, với việc chính phủ hôm qua cảnh báo các tổ chức
tài chính không chấp nhận thanh toán tiền điện tử (nước này đang thử nghiệm đồng
nhân dân tệ kỹ thuật số của riêng mình). Đào tiền điện tử – đòi hỏi máy tính giải
quyết các vấn đề toán học – tiêu tốn một lượng điện lớn.
Hạ viện Mỹ bỏ phiếu với tỉ lệ 213-212 về
một kế hoạch trị giá 1,9 tỷ đô la để tăng cường an ninh cho Điện Capitol.
Hôm qua, hạ viện đã ủng hộ mở một ủy ban điều tra các cuộc bạo động ở Capitol
vào ngày 6 tháng 1. Cả hai dự luật – được đảng Dân chủ ủng hộ nhưng bị hầu hết
các đảng viên Cộng hòa phản đối – đều có rất ít cơ hội thông qua Thượng viện,
nơi hai đảng có số ghế bằng nhau.
Lợi nhuận của Tencent tăng 65% so với
cùng kỳ năm trước, đạt 47,8 tỷ nhân dân tệ (7,3 tỷ USD) trong quý đầu năm, nhờ
nhu cầu chơi game trực tuyến tăng cao. Trong khi đó doanh thu cũng tăng 25% so
với cùng kỳ năm ngoái, đạt 135 tỷ nhân dân tệ. Tuy nhiên, rủi ro Trung Quốc đàn
áp các gã khổng lồ công nghệ của họ khiến nhà đầu tư bớt hào hứng với công ty.
Một tòa án Hà Lan đã yêu cầu Carlos Ghosn,
cựu chủ tịch Nissan và Renault, phải hoàn trả Nissan và Mitsubishi gần 5 triệu
euro (6 triệu USD) tiền lương của ông. Ông Ghosn đang đòi bồi thường 15 triệu
euro vì bị sa thải oan. Trước đó ông bị Nissan sa thải sau khi nhà chức trách
Nhật Bản cáo buộc ông có hành vi sai trái tài chính vào năm 2018. Ông phủ nhận
các cáo buộc và trong thời gian tại ngoại đã đào tẩu khỏi Nhật Bản để đến
Lebanon, được cho là bằng cách trốn trong một thùng nhạc cụ.
Trung Quốc gọi
việc tàu chiến Mỹ đi qua vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển
Đông là “bất hợp pháp”. Con tàu đi qua vùng biển quốc tế gần quần đảo Hoàng Sa,
một quần đảo được cả Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Các
tuyên bố chủ quyền bành trướng của Trung Quốc đối với Biển Đông – vốn không được
luật hàng hải quốc tế ủng hộ – đã làm gia tăng căng thẳng với Mỹ.
Alexei Navalny đã
“ít nhiều” hồi phục sau cuộc tuyệt thực của ông, theo người đứng đầu cơ quan quản
lý nhà tù của Nga. Ông Navalny – một nhà lãnh đạo đối lập chuyên chỉ trích Điện
Kremlin – đã tuyệt thực trong gần một tháng để phản đối việc bị từ chối điều trị
y tế. Ông hiện đang bị bỏ tù vì những tội danh mà ông nói là có động cơ chính
trị. Tổ chức của ông Navalny xác nhận sức khỏe ông đang cải thiện.
TIÊU
ĐIỂM
Tổng thống Mỹ và
Hàn Quốc gặp nhau
http://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2021/05/21-5-2021.jpg
Cuộc gặp hôm nay tại Nhà Trắng giữa tổng thống
Mỹ và Hàn Quốc là nhằm củng cố một liên minh vốn đã căng thẳng dưới thời chính
quyền Trump. Hai nhà lãnh đạo sẽ khoác lên một chiếc áo hài hòa. Nhưng họ lại
có quan điểm rất khác nhau.
Moon Jae-in, người chỉ còn chưa đầy một năm tại
vị, muốn thuyết phục ông Biden tham gia nỗ lực ngoại giao cuối cùng nhằm thúc đẩy
Triều Tiên nối lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Đây
là một chủ đề di sản của ông Moon. Ông cũng muốn Mỹ giúp Hàn Quốc đẩy nhanh tiến
độ tiêm chủng covid-19 đang chậm chạp. Về phần mình, Joe Biden sẽ tập trung kêu
gọi ông Moon tham gia vào nỗ lực kiềm chế Trung Quốc của Mỹ.
Mỹ có các ưu tiên chính sách đối ngoại ngoài
Triều Tiên. Và Hàn Quốc không muốn từ mặt Trung Quốc. Hai bên có thể tìm thấy
điểm chung về nguồn cung vắc-xin, nhưng đạt được tiến bộ trong hợp tác an ninh
sẽ khó hơn.
G20 họp thượng đỉnh về covid-19
Hôm nay, nhóm các nước G20 sẽ họp trực tuyến tại
Hội nghị Thượng đỉnh Y tế Toàn cầu. Năm nay, cuộc họp tập trung vào các bài học
kinh nghiệm của đại dịch covid-19. Nhóm dự kiến sẽ công bố một bản “Tuyên bố Rome”, bao gồm các ý tưởng được thiết kế để
giúp ngăn chặn các đại dịch trong tương lai. Họ cũng sẽ nghe kết quả của một cuộc
điều tra độc lập về cách WHO xử lý covid-19. Các nhà điều tra này kết luận có
quá nhiều nước phản ứng quá chậm nhằm ngăn virus lây lan, và do đó đã không thể
ngăn được nhiều ca tử vong không cần thiết.
Trước hội nghị thượng đỉnh, chủ tịch Ủy ban
Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết sức khỏe phải là một “lợi ích công cộng
toàn cầu”. Nhưng luật sáng chế thường không quan tâm lắm tới việc đó. Trong
tháng này, chính quyền Biden cho biết họ sẽ ủng hộ tạm ngưng các biện pháp bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin covid-19 nhằm tăng sản xuất vắc-xin ở
các nước nghèo hơn. Nhưng Reuters có một tài liệu bị rò rỉ cho thấy G20 thay
vào đó đã ủng hộ việc “góp chung bằng sáng chế”, theo đó các nhà sản xuất vắc-xin
sẽ tự nguyện chia sẻ bằng sáng chế của mình.
Cuộc đua vào ghế tổng
thống Ý bắt đầu
Tổng thống Ý Sergio Mattarella trong tuần này
đã báo hiệu sự bắt đầu cuộc đua thay thế ông cho tới lúc ông mãn nhiệm vào
tháng 2 năm sau. Với lý do đã già và mong muốn nghỉ hưu, ông Mattarella dập tắt
những suy đoán rằng ông có thể tiếp tục nhiệm kỳ hai.
Điều đó quan trọng, vì nếu Mario Draghi muốn
hoàn tất tham vọng trở thành nguyên thủ quốc gia, ông sẽ phải từ chức thủ tướng
trong khoảng tám tháng tới. Điều này sẽ cản trở công việc của một chính phủ mà
nhiều người kỳ vọng sẽ xoay chuyển được nền kinh tế lớn yếu nhất trong khu vực
đồng euro bằng cải cách sâu rộng. Ông Draghi có thể có đủ thời gian để đưa ra
các chính sách nhưng không đủ thời gian để thực hiện chúng. Việc ông từ nhiệm
cũng có thể kích hoạt một cuộc tổng tuyển cử. Và trong bối cảnh liên minh cánh
hữu dân túy-bản địa dẫn đầu các cuộc thăm dò, mọi cải cách mà ông Draghi thông
qua đều có thể dễ dàng bị lật ngược.
Căng thẳng gia
tăng ở Argentina vì covid-19 và khủng hoảng kinh tế
Tuần này, một làn sóng covid-19 đột ngột quét
qua Argentina. Các ca nhiễm và tử vong mới trong ngày đã phá vỡ kỷ lục. Hôm
nay, chính phủ sẽ công bố những hạn chế khẩn cấp nhằm đóng cửa thủ đô Buenos
Aires và khu vực lân cận. Chỉ các cửa hàng thiết yếu, siêu thị và tiệm thuốc mới
được phép mở cửa. Tụ tập theo nhóm bị cấm và lệnh giới nghiêm hàng đêm sẽ được
thực hiện nghiêm ngặt.
Tổng thống Alberto Fernández kỳ vọng các tỉnh
do đảng theo khuynh hướng Peron của ông điều hành sẽ làm theo. Nhưng ở những
nơi như Mendoza và Santa Fe, ở vùng lõi Argentina, các chính quyền cấp tỉnh do
phe đối lập điều hành muốn có quy tắc riêng của họ, một dấu hiệu cho thấy căng
thẳng ngày càng gia tăng giữa chính phủ liên bang và ngành nông nghiệp. Nhằm giữ
giá thấp trong khi lạm phát tăng mạnh 50% trong năm nay, các quan chức đã cấm
xuất khẩu mặt hàng thịt bò nổi tiếng của Argentina. Hôm nay lao động ngành chăn
nuôi sẽ bắt đầu đình công một tuần để phản đối. Điều đó đồng nghĩa thêm một tin
xấu nữa cho người Argentina: thiếu bít tết.
No comments:
Post a Comment