Thắp
nhang cho người lính già Vũ Cao Quận
02/05/2021
https://baotiengdan.com/2021/05/02/thap-nhang-cho-nguoi-linh-gia-vu-cao-quan/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/05/H2.jpg
Ban thờ ông Vũ Cao
Quận tại nơi ở mới. Ảnh: FB tác giả
Hai tuần trước, tôi đưa bé Tôm về thăm nhà.
Lão chồng không có giấy tờ tuỳ thân, đi đâu cũng bất tiện nhất là đi xa. Ra Bắc
thăm nhà vợ lại càng bất tiện hơn. Thế nên chỉ có hai mẹ con đi.
Nghỉ ngơi vài ngày, tôi đến thắp nhang cho bác
Vũ Cao Quận. Đến đúng địa chỉ, tôi giật mình vì trước mặt là căn nhà trống huyếch
trống hoác, và tồi tàn như nó vẫn tồi tàn từ hơn chục năm trước. Có chút gì gần
như niềm bâng khuâng, lo lắng, vừa lạ lẫm, lại như quen thuộc xoáy vào tâm can.
Tôi cất tiếng gọi, chẳng ai thưa. Đáp lại là những cái nhìn xa lạ của mấy người
thợ xây. Họ đang thu dọn đồ nghề, kết thúc một ngày lao động cực nhọc, chuẩn bị
ra về.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/05/H1.jpg
Căn nhà cũ tồi tàn
của ông Vũ Cao Quận. Ảnh: FB tác giả
Có lẽ, vợ con bác Quận đang tu sửa lại căn nhà
cũ. Nghĩ vậy, tôi cất tiếng hỏi một anh thợ xây:
– Anh ơi chủ nhà đi đâu rồi ạ?
Anh ta trả lời, không mấy nhiệt tình vì chắc
đang muốn nhanh nhanh chóng chóng về nhà. Nhìn chiếc xe gắn máy cũ kỹ, lỉnh kỉnh
túi tắm đựng nào là quần áo, nào là nước uống, đồ ăn và đồ nghề, tôi đoán anh
ta ở quê, ra Hải Phòng đi làm. Dáng vẻ và giọng nói cũng không giống người
thành phố:
– Chủ nhà ngồi quán nước.
Tôi cảm ơn, không dám hỏi thêm câu gì. Tôi đi
tới hàng nước chè, ngó vào chẳng thấy ai là người nhà bác Quận cả. Hàng nước
này có từ nhiều năm trước. Hồi bác Quận chưa bệnh nặng, tức là còn “gây nguy hại
cho chế độ” theo đánh giá của nhà cầm quyền, quán nước này là nơi các công an
chìm nổi vẫn ngồi canh gác. Tôi rút điện thoại ra, gọi cho chị Liên, con gái
bác Quận. Chị bảo tôi đứng chờ, chị tới đón.
Thì ra gia đình bác Quận đã bán nhà, chuyển đi
nơi khác từ mấy hôm trước. Bình thường, nhà có sự gì, vợ con bác vẫn gọi điện
thoại báo tin. Bây giờ chuyển nhà, không cho tôi biết trước, từ trong Nam ra
thăm, phải đứng chờ thế này bất tiện quá. Tự nhiên tôi thấy buồn, gợn một chút
bực dọc. Thi thoảng, tôi vẫn hay khó tính và ích kỷ như thế. Gần nửa tiếng
sau chị Liên tới. Tôi theo chị đến căn nhà mới còn vương mùi sơn tường.
Những năm 1980, khi còn làm xã viên, bác Quận
mua lại căn nhà cũ đối diện của Hợp tác xã Ánh Sáng. Hồi ấy, người ta chẳng
nghĩ xa xôi, việc mua căn nhà, miếng đất cũng đơn giản, viết tay, thoả thuận
riêng với nhau là đủ. Bao nhiêu năm trôi qua, vẫn ở bình thường, bác Quận cũng
không nghĩ đến việc phải làm sổ đỏ sổ đen gì. Bây giờ nhà xuống cấp quá, vợ con
bác muốn bán để chuyển đi. Vì không có sổ nên phải bán rẻ. Số tiền bán căn nhà
cũ, thêm vào một ít đủ mua căn nhà mới đẹp và kiên cố hơn. Tất nhiên, so với
nhà cũ thì nơi ở mới thuộc diện xa trung tâm, kém sầm uất hơn nhiều. Thế cũng tốt,
không buôn bán kinh doanh gì, chẳng cần ở nơi ồn ào.
Gặp tôi, bác gái đã rơm rớm nước mắt. Tôi sợ
phải nghe vợ con bác Quận kể chuyện lúc bác hấp hối. Tôi đã nghe kể qua điện
thoại rồi. Nghe thêm lần nữa tôi sẽ lại buồn, lại thút thít theo họ. Vì thế, cứ
giả vờ ào ào cười nói, át đi cảm xúc của mình, át đi cảm xúc của gia quyến người
quá cố.
Tôi đứng trước ban thờ, thì thầm với di ảnh
bác Quận. Tôi cũng không nhớ mình đã nói những gì. Chỉ biết là rất thương,
thương lắm. Thắp hương xong, tôi ra về, lòng còn ngậm ngùi. Bao nhiêu kỷ niệm với
Người lính già Vũ Cao Quận lại ùa về. Buồn trào ra khoé mắt.
No comments:
Post a Comment