Quyền
sở hữu trí tuệ và Covid-19: Làm thế nào để tăng tốc tiêm chủng vắc-xin trên
toàn cầu?
Etienne
Billette de Villemeur, Bruno Versaevel.
Vianney Dequiedt
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Ngày 21 tháng 4 năm 2021
http://www.phantichkinhte123.com/2021/05/quyen-so-huu-tri-tue-va-covid-19-lam.html
Cuối năm 2020, Ấn Độ đã yêu cầu WTO tạm hoãn các quyền
sở hữu trí tuệ liên quan đến Covid-19. Sanjay Kanojia/AFP
Hôm
22 tháng 3 vừa qua, Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO (Tổ chức Y tế
Thế giới), đã tuyên bố khoảng cách về số lượng người được tiêm chủng vắc-xin giữa
các quốc gia giàu và các quốc gia đang phát triển “đang tăng lên mỗi ngày và trở
nên ngày càng lố bịch hơn”. Nhận định cay đắng này đi kèm với thực tế cho thấy
chỉ có 29 quốc gia nghèo nhất, chiếm 9% dân số toàn cầu,
nhận được 0,1% liều vắc-xin được phân phối trên thế giới.
Thế
nhưng, ngay từ tháng 4 năm 2020, WHO, Quỹ Bill & Melinda Gates, Ủy ban Châu
Âu và Pháp đã hỗ trợ việc triển khai sáng kiến đoàn kết quốc tế COVAX (Covid-19
Vaccines Global Access [Tiếp cận Toàn cầu Vắc-xin COVID-19]). Dưới sự lãnh đạo
của GAVI (Liên minh vắc-xin) và CEPI (Liên minh đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch
bệnh), hợp tác với UNICEF và PAHO (Tổ chức Y tế Liên Mỹ), nhiệm vụ của COVAX là
mua vắc-xin để phân phối, một cách công bằng, cho 98 quốc gia thành viên có thu
nhập cao, và 92
quốc gia khác có thu nhập thấp hoặc trung bình.
Cuối
tháng 2 vừa qua, đã có 504.000 và 600.000 liều vắc-xin đầu tiên được chuyển tới
Bờ Biển Ngà và Ghana. Đầu tháng 4, hơn 38
triệu liều vắc-xin đã được 100 quốc gia tiếp nhận, trong đó có 61
quốc gia hưởng lợi từ một cơ chế giá mua có trợ cấp bởi một quỹ chuyên dụng.
Trong những tháng tới, tham vọng gia
tăng sức mạnh của COVAX được dự kiến là rất lớn, với mục tiêu được công bố là
337 triệu liều vắc-xin, phân phối cho 145 quốc gia vào cuối tháng 6, và ít nhất
2 tỷ liều vắc-xin vào cuối năm 2021, trong đó có 1,3 tỷ liều vắc-xin cho các quốc
gia có thu nhập thấp, để tiêm chủng vắc-xin cho 27%
dân số.
Ghana là một trong
những nước nhận các liều vắc-xin vắc-xin đầu tiên được cung cấp thông qua
chương trình COVAX. Nipah Dennis/AFP
Ngay
cả khi đạt được mục tiêu nói trên, thì cũng không dễ kiểm soát được đại dịch trong
dài hạn. Để đạt được điều này, cần phải chủng ngừa một tỷ lệ dân số lớn hơn nhiều.
Một mô hình hóa gần đây đã giúp ước tính rằng, nếu có một loại vắc-xin ngăn ngừa
được sự lây nhiễm virus trong 90% các ca, thì cần phải tiêm chủng vắc-xin
cho gần
67% dân số để đạt được – ít nhất là tạm thời – khả năng miễn dịch
tập thể, và trở lại đời sống kinh tế và xã hội bình thường.
Ngưỡng
tiêm chủng vắc-xin đó, áp dụng cho dân số thế giới là 7,7 tỷ người, dẫn đến một
mục tiêu sản lượng vào khoảng 5,2 tỷ liều vắc-xin trong
tình huống thuận lợi nhất đối với loại vắc-xin tiêm một liều, và một mục tiêu sản
lượng gấp đôi, tức là 10,4 tỷ liều vắc-xin, đối với loại vắc-xin tiêm hai liều.
Tiêm chủng vắc-xin nhanh và trên toàn thế
giới
Cộng
với mục tiêu sản lượng vắc-xin cực cao, là yêu cầu cấp bách phải tiêm chủng vắc-xin
trên toàn thế giới, trong thời gian ngắn nhất, trước khi các biến
thể virus mới có thể tác động đến những kết quả ban đầu.
Yêu
cầu cấp bách đó đã được nhắc lại bởi GAVI và CEPI, những
tổ chức điều hành COVAX, cũng như UNICEF và PAHO,
những tổ chức phụ trách việc mua hàng và hậu cần.
Như Jeremy Farrar, giám đốc
quỹ từ thiện Wellcome Trust, đã tóm
tắt:
“Nếu không ngăn được virus lây
nhiễm ở nhiều nơi trên thế giới, thì sẽ xuất hiện nguy cơ các đột biến virus sẽ
phản kháng lại vắc-xin và các liệu pháp điều trị hiện hành sẽ không còn tác dụng
nữa – khiến tất cả chúng ta sẽ bị phơi nhiễm trước virus.”
Tuy
nhiên, việc phân phối vắc-xin diễn tiến rất phức tạp, do các thỏa thuận thương
mại được ký kết từ rất sớm giữa chính phủ các nước với các công ty sản xuất vắc-xin,
khi chưa có sản phẩm nào được phê chuẩn. Các đơn đặt hàng trước đôi khi còn nhắm
đến những sản lượng [vắc-xin] cao hơn rất nhiều so với quy mô dân số của các quốc
gia liên quan.
Ví dụ,
tính đến giữa tháng 11 năm 2020, các đơn đặt hàng trước của Úc, Canada và Nhật
Bản, cộng lại, đã vượt quá một tỷ liều vắc-xin. Tổng
cộng, chỉ riêng những quốc gia có thu nhập cao, chiếm 16% dân số thế giới, đã dự
trữ 4,2
tỷ liều vắc-xin cho năm 2021, tương đương 70% sản lượng được dự kiến của
5 loại vắc-xin chính trong năm nay.
COVAX
đã đề xuất một giải pháp, khuyến khích những quốc gia hàng đầu có vắc-xin cung
cấp lại một phần các liều vắc-xin cho chương trình COVAX để tái phân bổ. Nhưng
việc phân phối lại chỉ diễn ra với mức độ có giới hạn, do năng lực sản xuất của
các nhà máy.
Các
nhà máy này, vốn đã ký kết hợp đồng cung ứng [vắc-xin] với các đối tác của
COVAX, đang kiểm soát một sản lượng ước tính vào khoảng 8 tỷ liều vắc-xin cho
năm 2021, trong đó có 2 tỷ liều liên quan đến một loại vắc-xin có điều kiện bảo
quản ít tương hợp với bối cảnh của các nước đang phát triển.
Ngoài
ra, những bất ổn công nghiệp gặp phải trong những tháng gần đây của
các công ty BioNTech/Pfizer, Gamaleya, Johnson & Johnson và Oxford/AstraZeneca đã
cho thấy mức độ khó khăn trong việc gia tăng sản lượng vắc-xin lên mức tối đa.
Những sự cố khác cũng có thể tác động đến sự phân phối lại vắc-xin, khi chính
phủ các nước phát triển viện đến các điều khoản ưu tiên được quy định trong các
hợp đồng đặt hàng trước.
WTO vào cuộc
Đã
có những nỗ lực nhằm gia tăng sản lượng vắc-xin. Các nhà cung cấp vắc-xin đang
đầu tư vào các cơ sở hạ tầng công nghiệp của họ. Các công ty khác thì đang phát
triển những sản phẩm mới, để có thể sớm bổ sung vào nguồn cung vắc-xin hiện tại.
Tháng
10 năm 2020, Nam Phi và Ấn Độ đã khởi xướng một động thái gây tranh cãi lớn
hơn, khi yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tạm
hoãn các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Covid-19. Được khoảng
100 quốc gia hậu thuẫn, động thái này nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi
cho việc sản xuất vắc-xin, cũng như các liệu pháp điều trị và sản phẩm
chẩn đoán, dành cho các nước đang phát triển.
Nhưng
sáng kiến này đã vấp phải
sự phản đối từ ngành công nghiệp dược phẩm và các nước phát triển, vốn thấy được
trong các thỏa thuận song phương – giữa một doanh nghiệp có khả năng phát triển
vắc-xin và một doanh nghiệp khác có năng lực sản xuất – cách thức để gia tăng sản
lượng mà không đặt lại vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, và đặc biệt là bằng sáng chế.
Chỉ có khoảng 4,2 tỷ
liều vắc-xin dành cho 8 nước trong năm 2021, trong đó có nước Úc. Andrew
Kutan/AFP
Giới thiệu tác giả
Etienne Billette de Villemeur
Giáo
sư, Đại học Lille
Etienne
Billette de Villemeur là giáo sư về kinh tế tại Đại học Lille và là nhà nghiên
cứu tại LEM (UMR-9221 CNRS). Ông cũng liên kết với đại học UQAM, Canada – cũng
như với đại học Chaires Universitaires Toussaint Louverture, ở Haiti, nơi ông
đang cộng tác trong hơn 10 năm với nhiều định chế giáo dục đại học. Nghiên cứu
của ông đôi khi đụng chạm đến những vấn đề cơ bản, chẳng hạn như hậu quả của biến
đổi khí hậu dưới ánh sáng của các lý thuyết về công lý, đồng thời với
nhiều vấn đề ứng dụng hơn, chẳng hạn như giá nước ở Port-au-Prince (Haiti). Với
nhiều công trình hợp tác của mình, ông cũng là tác giả của nhiều ấn phẩm trong
nhiều lĩnh vực khác, trong đó có khoa học đời sống.
Bruno Versaevel
Giáo
sư về kinh tế học công nghiệp, EM Lyon
Bruno
Versaevel là Giáo sư về kinh tế học công nghiệp tại Trường Kinh doanh Emlyon
(Pháp), và là nhà nghiên cứu tại GATE [Groupe d’Analyse et de Théorie Economique]
(UMR 5824 CNRS). Nghiên cứu của ông tập trung vào tổ chức công nghiệp về nghiên
cứu và phát triển (ví dụ: thuê ngoài R&D, hợp tác R&D giữa các công ty,
tổng hợp bằng sáng chế, …) trong ngành dược phẩm sinh học. Ông có bài đăng
trên nhiều tạp chí kinh tế, trong đó có Journal of Economic Theory [Tạp
chí về Lý thuyết Kinh tế], International Review of Law and
Economics [Tạp chí Quốc tế về Luật và Kinh tế], và Journal of Health
Economics [Tạp chí về Kinh tế học Y tế]. Ông đã từng là nhà tư vấn kinh tế
cho nhiều công ty, và cùng với các nhà sinh vật học, ông đồng sáng lập
ViroScan3D, một đơn vị nghiên cứu chuyên về gen của các bệnh truyền nhiễm.
Vianney Dequiedt
Giáo
sư Kinh tế, Đại học Clermont Auvergne (UCA)
Vianney
Dequiedt là Giáo sư về Kinh tế tại Đại học Clermont Auvergne, là nhà nghiên cứu
tại Trung tâm Học thuật và Nghiên cứu về Phát triển Quốc tế (CERDI, UMR CNRS
6587) và là giám đốc khoa học của Foundation for Studies and Research on
International Development [Quỹ Học thuật và Nghiên cứu về Phát triển Quốc tế].
Trọng tâm nghiên cứu của ông bao gồm kinh tế học phát triển, kinh tế học đại
chúng và lý
thuyết trò chơi. Ông có bài đăng trên nhiều tạp chí học thuật
như American Economic Review [Tạp chí Kinh tế Mỹ], Journal of
Economic Theory [Tạp chí Lý thuyết Kinh tế] hoặc Journal of
Development Economics [Tạp chí về Kinh tế học Phát triển]. Ông là kỹ sư tốt
nghiệp trường Ecole Polytechnique [Đại học Bách khoa], khóa 95, và có bằng tiến
sĩ tại Đại học Toulouse năm 2002. Ông là giám đốc trung tâm CERDI từ năm 2013 đến
năm 2016, rồi liên tiếp là phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu tại Đại học
Auvergne (2016-2017) và phó chủ tịch phụ trách các trường đại học tại Đại học
Clermont Auvergne (2017-2021). Ông hiện là giám đốc khoa học và kỹ thuật của
Labex IDGM + (Initiative pour le Développement et la Gouvernance
Mondiale [Sáng kiến về Phát triển và Quản trị Toàn cầu]).
Tuyên bố công khai
Etienne
Billette de Villemeur cũng liên kết với Đại học UQAM, Canada và làm việc với Đại
học “Chaires Universitaires Toussaint Louverture”, ở Haiti.
Bruno
Versaevel là nhà tư vấn cho các công ty trong lĩnh vực dược phẩm sinh học. Ông
cũng là nhà nghiên cứu tại GATE (UMR # 5824 CNRS).
Vianney
Dequiedt liên kết với FERDI (Foundation for Studies and Research in
International Development).
Huỳnh Thiện Quốc Việt dịch
Nguồn: Propriété
intellectuelle et Covid-19 : comment accélérer mondialement
la vaccination?, The Conversation, ngày 21/04/2021
No comments:
Post a Comment