Quốc
Hội Bỉ sẽ bỏ phiếu về nghị quyết tố cáo “nạn diệt chủng” ở Tân Cương
Trọng
Nghĩa -
RFI
Đăng ngày: 16/05/2021 - 13:23
Chính sách đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương
do Bắc Kinh tiến hành tiếp tục bị tố cáo trên thế giới. Trong hai ngày 18 và 19
tháng 5 tới đây, một cuộc tranh luận rất nhạy cảm sẽ diễn ra tại Quốc Hội Bỉ với
các phiên thảo luận về một nghị quyết xếp vào diện “tội ác diệt chủng” chiến dịch
đàn áp của Trung Quốc nhắm vào hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu
số khác.
Một trại tù tai Tân
Cương, Trung Quốc, nơi dành để giam giữ người Duy Ngô Nhĩ. Ảnh chụp ngày
23/04/2021. © AP/Mark Schiefelbein
Đối với dân biểu đảng Xanh người Bỉ Samuel
Cogolati, người bảo trợ cho dự thảo nghi quyết, thì đã đến cần phải “vạch trần”
chính sách tàn bạo mà Trung Quốc tiến hành, nhằm xóa bỏ văn hóa và tôn giáo của
người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Theo ông, đó chính là một “cuộc diệt chủng”, căn
cứ theo các định nghĩa ghi trong Công Ước Liên Hiệp Quốc năm 1948.
Trả lời RFI, nghị sĩ Bỉ cho rằng không thể chấp
nhận việc vào thời đại hiên nay mà một thiểu số Hồi Giáo - “hơn 1 triệu người
vô tội, kể cả phụ nữ” - lại phải chịu cảnh bị giam giữ tùy tiện, bị
nhốt trong trại, phụ nữ bị triệt sản, trẻ em bị tách khỏi cha mẹ.
Dân biểu Cogolatti hy vọng rằng lần này, cuộc
tranh luận tại Quốc Hội Bỉ có thể diễn ra được, vì hôm mồng 4 tháng 5 vừa qua,
cuộc thảo luận đã bị hủy bỏ vào giờ chót sau một vụ tấn công mạng.
Tại Trung Quốc, chỉ
cần là giáo sĩ Hồi Giáo là có thể bị tù
Quốc Hội Bỉ mở phiên họp xem xét vấn đề “tội
ác diệt chủng” của Trung Quốc tại Tân Cương trong bối cảnh một tổ chức
bảo vệ người Duy Ngô Nhĩ tại Mỹ mang tên Dự Án Nhân Quyền Duy Ngô Nhĩ
(Uyghur Human Rights Project) vừa công bố một báo cáo trong đó tố cáo tình trạng
là mọi Imam - tức là giáo sĩ Hồi Giáo - ở Trung Quốc đều có thể dễ dàng bị giam
cầm.
Dựa trên các dữ liệu công cộng cũng như cá
nhân, lời chứng và tài liệu tố tụng, tổ chức này đã nêu bật hàng trăm trường hợp
cho thấy sự hành động vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo, trên nguyên tắc
được hiến pháp Trung Quốc bảo đảm.
Trả lời RFI, Peter Irwin thuộc tổ chức Dự Án
Nhân Quyền Duy Ngô Nhĩ giải thích:
“Chúng tôi đã ghi lại được trường hợp của 1.046 giáo
sĩ và nhiều chức sắc tôn giáo khác, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ và Kazakhstan,
đã bị bắt hoặc bỏ tù. 18 người trong số này đã chết trong trại giam.
Con số trong thực tế chắc chắn cao hơn nhiều. Chỉ cần
là một giáo sĩ là đủ để cỏ thể bị bắt hoặc bị kết án tù. Và đó không phải là lý
do duy nhất, vì một người có thể bị bỏ tù vì đã học thần học ở nước ngoài. Việc
sở hữu tài liệu tôn giáo cũng bị cấm, vì vậy bạn có thể bị truy tố vì có Kinh
Coran hoặc đã ghi lại một văn bản tôn giáo trên điện thoại của bạn. Việc dạy
kinh Coran cho trẻ em cũng bị cấm.
Trong số khoảng 300 giáo sĩ hoặc đại diện tôn giáo bị
kết án tù, 96% bị kết án hơn 5 năm, trong đó có 25% bị kết án từ 20 năm trở
lên. Vì vậy, theo báo cáo của chúng tôi, một phần ba số người mà chúng tôi đã
truy ra tông tích đều đã phải thụ án rất dài, rất nặng, chỉ vì đã thực hành một
tín ngưỡng một cách hoàn toàn bình thường”.
****
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Người
Duy Ngô Nhĩ : Bắc Kinh trừng phạt 10 công dân châu Âu để trả đũa Bruxelles
Duy
Ngô Nhĩ - Tân Cương: Nghị Viện Châu Âu kêu gọi trừng phạt Trung Quốc
Hồ
sơ Duy Ngô Nhĩ xen vào đàm phán thương mại Liên Âu-Trung Quốc
No comments:
Post a Comment