https://www.facebook.com/DoanBaoChau21165/posts/10159085346858965
Nhân việc mạng xã hội đang được phen giải trí
bởi bức ảnh được ghép lộ liễu của đại tá, PGS.TS
Diêm Đăng Thanh, Giám đốc Bệnh viện Quân y 110, tôi xin nêu ra một số nguyên tắc
của ảnh báo chí.
https://www.facebook.com/photo/?fbid=10159085347433965&set=a.10150708808583965
Ảnh thật của báo Quảng
Ninh
Là một phóng viên ảnh cộng tác với hầu hết các
hãng thông tấn nước ngoài ở Việt Nam và những báo quốc tế lớn trên thế giới,
cũng là một người tuyển học viên Việt Nam cho các khoá ảnh báo chí cho quỹ Tưởng
Niệm Báo Chí tôi Đông Đương (IMMF), tôi có quan sát và thấy rằng, quan niệm về ảnh
báo chí ở Việt Nam rất lỏng lẻo, kể cả với những tờ báo chính thống.
Lý do trước hết là bởi báo chí ở Việt Nam
không coi trọng ảnh bằng bài viết, nhuận ảnh được trả với giá rẻ mạt và chính
vì vậy nên không có biên tập ảnh chuyên nghiệp. Mấy biên tập duyệt bài thường
được phép chọn ảnh luôn trong khi họ thường không được đào tạọ bài bản về biên
tập ảnh.
Có mấy nguyên tắc với ảnh báo chí mà người
dùng ảnh cần phải lưu ý:
1. Được phép chỉnh sửa ở mức
nhẹ như thay đổi độ tương phản, làm sáng hay làm tối ảnh đi một chút, được phép
cắt cúp lại khuôn hình. Nhưng nhớ là đừng can thiệp nhiều quá, thậm chí việc
cho bầu trời tối sẫm lại để hiện mây lên một cách quá đáng cũng đã bị chỉ
trích.
Nguyên tắc của báo chí là trung thực. Báo chí
khác với tuyên truyền. Ở Việt Nam đôi khi 2 khái niệm này bị hiểu lẫn với nhau
một cách tai hại. Chính vì vậy nên mấy ông lãnh đạo cứ gán chức năng tuyên truyền
cho báo chí. Khi báo chí trở thành công cụ tuyên truyền, ấy là khi báo chí mất
đi tính chính danh và uy tín của báo chí.
Cái não trạng này là có từ thời chiến tranh,
khi người viết báo có thể mặc sức thêm bớt thông tin để ca ngợi hay trù dập ai
đấy.
Tuyên truyền là cố đưa thông tin có tính chủ
quan, có tính định hướng tới người đọc còn báo chí phải phản ánh trung thực với
sự thật và do vậy ảnh báo chí phải là cách kể chuyện trung thực bằng hình ảnh.
2. Không được gắp ra, bỏ
vào một vật thể trong bức ảnh báo chí. Cái này phải nói rõ. Anh có thể cắt cúp
lại để loại ra khỏi khuôn hình một vật thể nằm ở rìa bức ảnh, nhưng không được
dùng phần mềm để xoá đi hay thêm một vật thể vào trong diện tích khuôn hình
đang sử dụng.
3. Phải chỉ rõ ai, đang làm
gì, ở đâu, sự kiện quan trọng thì còn phải thể hiện rõ là mấy giờ.
Sự việc anh đại tá này cũng chỉ là chuyện nhỏ
thôi nhưng cũng là một bài học về ảnh báo chí và cách dùng ảnh sao cho đúng với
cộng đồng.
Ảnh giả cũng như những câu chuyện giả tạo cũng
đều bị phát hiện không sớm thì muộn. Đừng cố gắng bầy đặt thêm thắt vào câu
chuyện hay bức ảnh, với trí tuệ của cộng đồng, mọi sự dối trá đều bị lật tẩy.
Có nhiều bạn hỏi về khoá học ảnh của tôi nhưng
mấy năm nay tôi bận rộn việc khác nên có lơ là với ảnh. Có thể khi mùa thu mát
mẻ tới và dịch covid đã qua, tôi có thể tiếp tục.
Đây là một trang ảnh của tôi đã rất cũ, lâu
không cập nhật, các bạn xem tạm:
https://www.lightrocket.com/chaudoan.
Đạo
đức nghề nghiệp trong ảnh báo chí
15/05/2021
https://baotiengdan.com/2021/05/15/dao-duc-nghe-nghiep-trong-anh-bao-chi/
Nhân vụ “tai nạn nghề nghiêp” của ảnh báo chí, tôi muốn chia
sẻ với các bạn một ví dụ kinh điển về việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp khiến một
phóng viên đang trên đỉnh cao của danh vọng về nhiếp ảnh chiến trường bỗng
thành một kẻ thất nghiệp, bị báo giới xua đuổi.
Bức ảnh này, như nhận định của các chuyên gia
nhiếp ảnh ngày ấy thì có thể được giải Pulizer nhưng tiếc thay nó là ảnh ghép của
hai khuôn hình chụp cách nhau chừng một giây.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/05/1-79.jpg
Ảnh 1
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/05/21-5.jpg
Ảnh 2
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/05/3-12.jpg
Ảnh 3
Tác giả đã ghép lại để có được một bố cục, khoảnh
khắc hoàn hảo và điều này khi bị phát hiện đã khiến cả sự nghiệp của anh ta
tiêu tan. Đấy là trường hợp của Brian Walsi, của tờ Los Angeles Times. Bức ảnh
chụp vào ngày 30.3.2003.
Các bạn có thấy trong bức một thì người dân bế
con đang ở khoảnh khắc tốt, người lính thì không. Bức thứ hai thì người lính ở
khoảnh khắc tốt, người dân thì không. Khi ghép lại, thì được một bức ảnh hoàn hảo
nhưng tiếc thay một người đã đủ thời gian di chuyển trong khuôn hình, phóng
viên khi ghép không để được chi tiết lặp lại nhưng người xem đã nhận ra.
Các bạn có thấy một người đàn ông xuất hiện
hai nơi trong khuôn hình thứ ba không?
Bức ảnh được chụp trong những ngày đầu tiên của
cuộc xâm lược Iraq, cho thấy một người lính Anh cảnh báo một nhóm dân thường
Iraq nên nấp khỏi hỏa lực gần đó. Lần đầu tiên được đăng trên tờ The Los
Angeles Times, hình ảnh cũng được đăng trên Chicago Tribune và Hartford
Courant. Chú thích đăng trên Thời báo Los Angeles ngày 31 tháng 3 năm 2003 có nội
dung: “Cảnh báo: Một người lính Anh lái xe trên cầu Azubayr ra lệnh cho cư dân
Basra chạy trốn khỏi đất khi lực lượng Iraq nổ súng”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/05/4-8-1024x524.jpg
Ảnh: The Los
Angeles Times
THỰC TẾ:
Bức ảnh được công bố là sự kết hợp của hai bức
ảnh được chụp cách nhau vài giây. Sau khi Hartford Courant công bố hình ảnh, một
nhân viên của Courant nhận thấy có sự trùng lặp về thường dân trong nền. Los
Angeles Times đã tra hỏi với Walski và phóng viên này đã thú nhận đã ghép hai bức
ảnh bằng kỹ thuật số để cải thiện bố cục.
Walski ngay lập tức bị sa thải vì vi phạm quy
tắc đạo đức của tờ báo. Trong lời xin lỗi với Times, Walski nói: “Tôi đã luôn
duy trì các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất trong suốt sự nghiệp của mình và không
thể thực sự giải thích sự suy sụp hoàn toàn của tôi trong việc phán xét vào thời
điểm này.”
“Hình ảnh được công bố rộng rãi, về một người
lính Anh có vũ trang và dân thường Iraq dưới làn đạn thù địch ở Basra dường như
cho thấy người lính đang ra hiệu với thường dân – thúc giục họ tìm chỗ ẩn nấp –
khi một người đàn ông đang đứng ôm một đứa trẻ trên tay dường như đang nhìn người
lính van nài.
No comments:
Post a Comment