25/05/2021
http://www.danchimviet.info/trong-bi-lukashenko-qua-mat/05/2021/22966/
http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2021/05/000C5O0B04MR0RRK-C116-F4.jpeg
Máy bay của hãng hàng không Ryanair bị bắt côc trên
không trugn, buộc phải hạ cánh. Ảnh RMF24
Năm 2017, tiếng tăm Nguyễn Phú Trọng nổi như cồn
khắp thế giới nhờ sai Tô Lâm sang Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, ngang nhiên coi
thường luật pháp quốc tế.
Năm nay, Trọng đã bị xếp hàng sau Alexander
Lukashenko sau khi ông này cho máy bay quân sự lên trời buộc chiếc máy bay chở
khách bên trong có một người thuộc “thế lực phản động” phải đáp xuống Belarus để
nhanh chóng tóm gọn.
Nghe nói sau khi biết được tin trong lúc lết
đi bỏ phiếu trong “ngày hội của toàn dân”, Trong hết sức giận dữ, bèn triệu Lâm
đến để xem có cách nào để Trọng tiếp tuc giữ vị trí số Một về coi thường luật
pháp quốc tế hay không. Một người Bắc có lý luận, một tiến sĩ ngành xây dựng đảng
không thể nào thua một thằng Bạch Nga như vậy được.
Lâm đã tức tốc lao nhanh đến bên Trọng; hiến kế
phải làm như vầy, như vầy. Muốn biết kế đó như thế nào, xin đón xem hồi sau sẽ
rõ.
Trong khi chờ đợi, mời bạn đọc ĐCV lướt qua một
số chi tiết liên quan đến chiến thắng của Lukashenko.
Nhốn nháo trên máy
bay
Vào sáng Chủ nhật, hơn 120 hành khách trên
chuyến bay số FR4978 của hãng Ryanair rời thành phố Athens của Hy Lạp đinh ninh
trong vòng 3 tiếng, họ sẽ đáp xuống Vilnius của Litva, nhưng chỉ còn vài chục
cây số là đến biên giới Litvia thì bỗng nhiên chuyến bay đã bị chuyển hướng để
hạ cánh khẩn cấp ở Minsk, thủ đô của Belarus.
Máy bay quẹo thật gắt sang tay mặt, hạ cao độ
nhanh chóng, làm các hành khách hoảng hốt vì không được báo trước, tưởng sắp gặp
nạn. Hành khách chỉ nghe cơ trưởng yêu cầu nhanh chóng trở về chỗ ngồi ngay lập
tức, không hiểu chuyện gì.
Đài
kiểm soát không lưu Belarus nói với phi hành đoàn rằng có đe dọa đánh bom trên
máy bay, nhưng té ra là Lukashenko đã cho một chiếc MiG-29 kèm chiếc Boeing
737-800 buộc phải đáp xuống Minsk để bắt một nhà báo bất đồng chính kiến nổi tiếng
người Belarus và cô bạn gái của anh ta.
Nhà báo Roman Protasevich phải đối mặt với ít
nhất 12 năm tù vì sử dụng Internet để huy động các cuộc biểu tình trên đường phố
chống lại sự cai trị độc đoán của Tổng thống Lukashenko.
Những người trên máy bay cho biết Protasevich
tỏ ra mất bình tĩnh khi nhận ra máy bay đang chuyển hướng. Anh đứng dậy, lấy
hành lý ra khỏi khoang trên đầu và tìm cách hủy những gì đang lưu trong máy
tính của mình.
Khuôn mặt anh có vẻ lo âu và nói với một hành
khách bên cạnh có lẽ sẽ lãnh án tử hình. Anh cũng hỏi tiếp viên phi hành của
hãng Ryanair có cách nào khỏi phải giao anh cho công an Belarus không, người
này trả lời rất tiếc, hãng hàng không không còn lựa chọn nào khác.
Tất cả hành khách được một xe bus lớn đưa vào
trạm hàng không, nhưng khi xe vừa ngừng để đổ người xuống, có một xe nhỏ khác
chờ sẵn để đón Protasevich và cô bạn gái đi riêng.
Phản ứng quốc tế
Liên hiệp châu Âu EU gọi đây là một vụ cướp
máy may được nhà nước bảo trợ. EU yêu cầu các hãng hàng không của mình tránh xa
Belarus, cùng lúc đã cấm máy bay Belarus bay vào không phận của mình. Điều này
có nghĩa là hiện nay, những ai muốn ra vào nước này bằng máy bay đều kẹt cứng.
Edgars Rinkevics, Bộ trưởng Ngoại giao Litva
cho biết nước ông sẽ có “các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt” nhằm cô
lập Lukashenko.
Hoa Kỳ cũng đã lên án Lukashenko. Chỉ một mình
Nga bênh ông này. Người Nga nói rằng chính Hoa Kỳ đã từng chơi trò này.
Tháng 7 năm 2013, chiếc máy bay chở ông Evo
Morales, Tổng thống của Bolivia trên đường đi Nga đã bị buộc đáp xuống nước Áo
để nhà chức trách Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Obama tìm bắt Edward Snowden,
công dân Mỹ bị cáo buộc tiết lộ chuyện chính phủ Mỹ theo dõi điện thoại, email
và webcam của người dân.
Vài tiếng đồng hồ sau khi đáp xuống Belarus,
hành khách trong chuyến bay đã lên máy bay để tiếp tục cuộc hành trình đến
Vilnius, nhưng lần này ngoài 2 người bị bắt còn thiếu 3 người. Nhà chức trách
Litva đang làm việc với hãng hàng không Ryanair để xem 3 người này có phải là
công an của Belarus hoặc Nga hay không.
Các nhân vật chính
trong cuộc
Tổng thống Alexander Lukashenko, 66 tuổi, từng
giữ nhiều chức vụ trong Quân đội Liên Xô, đảng và đoàn thanh niên cộng sản khi
Belarus còn nằm trong Liên Xô. Ông được bầu vào quốc hội Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Xô viết Belarus vào năm 1990 và là đại biểu duy nhất phản đối chuyện Liên
bang Xô viết giải thể.
Ông là tổng thống đầu tiên của Cộng hòa
Belarus vào năm 1994. Trang web chính thức của ông mô tả ông là “chính khách của
nhân dân” và là “tổng thống của người dân bình thường”. Quyền lực của ông kéo
dài gần ba thập niên được đánh dấu bằng những bất thường trong bầu cử, vi phạm
nhân quyền và những thủ đoạn củng cố quyền lực.
Năm 1996, Lukashenko thuyết phục cử tri thông
qua các sửa đổi hiến pháp kéo dài nhiệm kỳ tổng thống. Khi các nước phương Tây
chỉ trích động thái này, ông đã trục xuất các đại sứ Hoa Kỳ và EU.
Roman Protasevich, nhà báo 26 tuổi đã trở
thành tâm điểm chú ý của chính quyền Belarus kể từ khi các cuộc biểu tình hàng
loạt chống Lukashenko nổ ra vào năm ngoái. Anh đã sống lưu vong từ 2019, chủ yếu
là ở Litva.
Với tư cách là biên tập viên của bản tin Nexta
(Ai Đó) trên mạng, anh đã cung cấp thông tin và video quan trọng từ nguồn cộng
đồng trong các cuộc biểu tình năm ngoái, giúp thông báo cho người biểu tình về
các động thái và phản ứng bạo lực của chính quyền.
Để tránh né nhà nước, Nexta đặt trụ sở tại Ba
Lan và xuất bản trên Telegram, một ứng dụng điện thoại thông minh nhắn tin trực
tiếp an toàn. Cùng với Nexta Live, bản tin chị em, họ có gần 2 triệu người đăng
ký.
Tối thứ Hai, xuất hiện trong một clip được
đăng trên kênh Telegram của nhà nước Belarus, anh tuyên bố đang được đối xử “tốt
nhất có thể” và “Tôi tiếp tục hợp tác với cuộc điều tra và thú tội về tổ chức bạo
loạn ở Minsk.”
Những lời “thành khẩn khai báo” quen thuộc của
những ai từng bị Cộng sản mời lên làm việc.
(Tổng hợp nhiều nguồn)
Đường bay của chuyến bay từ Athens đến Vilnius đã buộc
phải hạ cánh ở Minsk vào Chủ nhật.
No comments:
Post a Comment