https://www.facebook.com/DoanBaoChau21165/posts/10159083857218965
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu ngành giáo dục
“học thật, thi thật và nhân tài thật”
Tôi có cảm tình với phát biểu này cũng như
phát biểu từng thành viên chính phủ “phải biết lắng nghe ý kiến nhiều chiều, nhất
là các ý kiến phản biện" của ông thủ tướng.
Người làm được việc, trước hết phải là người
biết phát ngôn hay, phát ngôn chuẩn, tốt hơn nữa là những phát ngôn có giá trị khai
sáng cho dân chúng. Tôi hy vọng ông tân thủ tướng sẽ mang tới cho đất nước một
làn gió mới có tác động tích cực to lớn cho đất nước.
Trước khi nói về ngành giáo dục, chúng ta cần
phải nói những điều thiết thực có vai trò quyết định ngành giáo dục. Nếu không
nhìn ra vấn đề một cách sâu sắc thì những câu nói hay cũng sẽ trở thành một sự
hô hào tầm phào, sẽ chẳng mang lại điều gì tốt đẹp.
Tiếng Anh có câu: “Elephant in the room”, (con
voi trong phòng) tức là có những chủ đề to đùng ngã ngửa, rõ rành rành cần phải
nói nhưng ai cũng muốn lờ đi, muốn né tránh nhưng rồi trước sau cũng phải nói tới
nếu thực sự muốn giải quyết vấn đề.
Trước hết, chúng ta phải công nhận với nhau rằng
ngành giáo dục chỉ là một bộ phận nhỏ, là “con đẻ” của cả hệ thống này. Muốn ngành
giáo dục học, thi và có nhân tài thật thì trước hết hệ thống “bố” phải có những
con người làm thật, xứng đáng với vị trí của mình thật và có tài năng thật.
Điều ấy rất rõ ràng, một vị bộ trưởng giáo dục
được hệ thống “bố” đặt vào vị trí mà có năng lực yếu kém thì ông tân thủ tướng
có hô hào liên tục “thật… thật… thật…” thì cũng bằng không. Ông bộ trưởng giáo
dục trước hết phải là một nhà giáo dục đúng nghĩa, tức là phải là một kiến thức
uyên thâm về giáo dục, hiểu tâm lý trẻ em ở mọi lứa tuổi, có triết lý giáo dục
tiên tiến, hiện đại và khoa học. Khi xuất hiện trước công luận, ông ấy không cần
đẹp nhưng phong thái phải đẹp, phong thái của một nhà giáo dục, không được đút
túi quần khi phát biểu trước hội nghị, không được vếch cằm ánh mắt xa xăm chiếu
lên trần nhà trước ống kính, không được “ngọng níu ngọng nô” khi phát biểu và
nhất là không hành giáo viên và học sinh bằng những cải cách giáo dục không ngừng
nghỉ nhưng càng cải cách càng rườm rà, chỉ tốn tiền ngân sách và góp vào việc
cướp đi tuổi thơ, tính sáng tạo của trẻ em bằng chương trình học nặng nề, chán
chường.
Ý tôi muốn nói ở đây là các vị phải tìm được
nhân tài thực khi đặt một người vào vị trí quan trọng.
Vậy thì không được dùng tiền hay quan hệ để chạy
chức chạy quyền. Đấy chính là một trong những “con voi” to vật vã của hệ thống
“bố”. Ngay trong ngành giáo dục, hiện tượng các thầy cô giáo trẻ phải bỏ ra mấy
trăm triệu để có được một vị trí trên bục giảng đã quá phổ biến, vậy thử hỏi vị
trí hiệu trưởng, rồi trưởng phòng giáo dục liệu có thực sự là do năng lực, uy
tín cá nhân mà có được không hay?
Hãy đặt câu hỏi này rộng ra ở hệ thống “bố”,
liệu tất cả các chức trưởng phòng, giám đốc sở, cục của các ban ngành hay cao
hơn nữa có được nhân tài thực sự cho các vị trí ấy không?
“Con voi” to đùng ở Việt Nam chính là tham
nhũng. Khi cán bộ phải dùng tiền, quan hệ để có được vị trí thì làm sao đảm bảo
họ là những nhân tài thực thụ? Khi phải làm vậy thì những năm tháng tại chức họ
sẽ tìm cách lấy lại “vốn” đã bỏ ra đầu tư, lý tưởng phục vụ công việc, và cao
hơn là phụng sự dân tộc, đất nước sẽ mờ nhạt và thậm chí bốc hơi mất tiêu.
Không chỉ riêng giáo dục mà cả hệ thống lớn
hơn đều ì trệ, tham nhũng tràn lan, tài nguyên đất nước rơi vào tay thiểu số,
người dân sau mấy chục năm ngớt tiếng súng vẫn còn khổ sở, có thể mất nhà, mất
đất, mất ruộng vào tay quan tham bất cứ lúc nào, chưa kể họ còn là nạn nhân đầu
tiên của ô nhiễm môi trường do định hướng và quy hoạch về việc sản xuất và sử dụng
năng lượng bừa bãi.
Tôi thích phát ngôn, tác phong có vẻ mạnh mẽ,
quyết liệt của ông tân thủ tướng và tôi chờ đợi những cống hiến có gía trị thiết
thực của ông trong thời gian tới. Tôi chờ đợi một ông thủ tướng suy nghĩ thật,
nói thật, làm thật và là một nhân tài thật.
https://www.facebook.com/photo/?fbid=10159083856718965&set=a.10150708808583965
Thủ tướng Phạm Minh
Chính đặt ra một số yêu cầu đối với ngành giáo dục mà nhiệm vụ hàng đầu là “học
thật, thi thật và nhân tài thật”
No comments:
Post a Comment