Báo
cáo Oxfam: Virus Bất Bình Đẳng
21/05/2021
https://hieuminh.wordpress.com/2021/05/21/bao-cao-oxfam-virus-bat-binh-dang/
Đại dịch COVID-19 có nguy cơ khiến bất bình đẳng
gia tăng cùng lúc ở hầu hết các quốc gia, điều chưa từng xảy ra trong lịch sử.
Virus Corona đã phơi bày và trầm trọng hóa tình trạng bất bình đẳng về của cải,
giới và chủng tộc.
Hơn hai triệu người đã tử vong và hàng trăm
triệu người rơi vào cảnh đói nghèo trong khi nhiều cá nhân và tập đoàn giàu có
nhất lại đang phát triển thịnh vượng trong Covid. Trị giá tài sản của các tỷ
phú đã quay về mức như trước đại dịch chỉ trong vòng chín tháng, trong khi quá
trình phục hồi đối với những người nghèo nhất thế giới có thể mất đến hàng thập
kỷ.
Cuộc khủng hoảng đã phơi bày sự yếu kém tập thể
và thực tế chỉ ra rằng, nền kinh tế bất bình đẳng sâu sắc không thể mang lại lợi
ích cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, nó cũng cho thấy tầm quan trọng của các
quyết sách của chính phủ trong việc bảo vệ sức khỏe và sinh kế của người dân.
Những chính sách cải cách từng được cho là bất
khả thi đã được triển khai để đối phó với đại dịch. Chúng ta có thể không quay
trở lại được trạng thái trước kia. Người dân và chính phủ các nước phải hành động
khẩn trương để kiến tạo một thế giới bình đẳng và bền vững hơn.
Đọc thêm: 5 điều khủng khiếp về phân
hóa giầu nghèo
1. 1% người giàu nhất thế giới có tài sản nhiều hơn gấp đôi so với 6,9 tỷ
người trong khi gần một nửa nhân loại đang sống với mức lương dưới 5,50 đô la một
ngày. Đỉnh kim tự tháp kinh tế cho thấy hàng nghìn tỷ đô la của cải trong tay của
một nhóm rất nhỏ người, chủ yếu là đàn ông, có tài sản và quyền lực tăng theo cấp
số nhân;
2. Người giầu đóng 4 xu thuế trong mỗi đô la doanh thu chịu thuế. Người
siêu giàu tránh tới 30 phần trăm trách nhiệm thuế của họ. Trong khi những người
giàu nhất tiếp tục tận hưởng vận may bùng nổ, họ cũng đang được hưởng một số mức
thuế thấp nhất trong nhiều thập kỷ – cũng như các tập đoàn mà họ sở hữu. Thay
vào đó, thuế đang giảm không cân xứng đối với người lao động. Khi các chính phủ
đánh thuế không tương xứng với người giàu thì có ít tiền hơn cho các dịch vụ
quan trọng như chăm sóc sức khỏe và giáo dục, làm tăng số lượng công việc dịch
vụ rơi vào vai phụ nữ và trẻ em gái;
3. Dịch vụ công không được đầu tư xứng đáng. Có khoảng 258 triệu trẻ em –
1 trong số 5 trẻ em – sẽ không được phép đến trường. Cứ mỗi 100 bé trai ở
độ tuổi tiểu học không được đi học, 121 bé gái bị từ chối quyền giáo dục.
Các dịch vụ công đang bị thiếu hụt kinh niên hoặc bị các công ty tư nhân thâu
tóm, loại trừ những người nghèo nhất. Ở nhiều quốc gia, một nền giáo dục đàng
hoàng hoặc chăm sóc sức khỏe chất lượng đã trở thành một thứ xa xỉ mà chỉ những
người giàu mới có thể mua được trong khi giáo dục có ý nghĩa sâu sắc đối với
tương lai của con cái và những cơ hội chúng sẽ hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn
và lâu dài hơn;
4.
5. Chết sớm vì nghèo. Mỗi ngày có 10.000 người chết vì không được tiếp cận
với dịch vụ chăm sóc sức khỏe với giá cả phải chăng. Mỗi năm có 100 triệu
người thành nghèo cùng cực do chi phí chăm sóc sức khỏe. Ở hầu hết các quốc
gia có tiền là hộ chiếu để có sức khỏe tốt hơn và cuộc sống lâu hơn, trong khi
nghèo khó thường xuyên có nghĩa là bệnh tật nhiều hơn và một ngôi mộ sớm hơn.
Những người từ các cộng đồng nghèo có thể chết sớm hơn mười hoặc hai mươi năm
so với những người ở các khu vực giàu có. Ở các nước đang phát triển, một đứa
trẻ trong một gia đình nghèo có nguy cơ tử vong cao gấp đôi trước năm tuổi so với
một đứa trẻ từ một gia đình giàu có;
6. Bất bình đẳng là phân biệt giới tính. Đàn ông sở hữu nhiều hơn 50% tài
sản của thế giới so với phụ nữ và 22 người đàn ông giàu nhất có nhiều của cải
hơn tất cả phụ nữ ở châu Phi. Công việc dịch vụ do phụ nữ thực hiện bị đánh cắp
ước tính 10.8 nghìn tỷ đô la một năm – gấp ba lần quy mô của ngành công nghệ.
-------------------------
NGUỒN :
5
shocking facts about extreme global inequality and how to even it up
https://www.oxfam.org/en/5-shocking-facts-about-extreme-global-inequality-and-how-even-it
No comments:
Post a Comment