Ý
thức hệ cộng sản không có ích gì cho Việt Nam
Jackhammer
Nguyễn
21/05/2021
https://baotiengdan.com/2021/05/21/y-thuc-he-cong-san-khong-co-ich-gi-cho-viet-nam/
Có thể thấy, lãnh đạo CSVN đang đứng ở một ngã
ba đường, đi theo ý thức hệ hay đi theo cuộc đời thật. Ý thức hệ là chủ nghĩa cộng
sản, nằm trong tên của đảng cầm quyền tại Việt Nam, hay những biến dị của nó
núp dưới danh nghĩa xã hội chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa định hướng thị trường…
Cuộc đời thật là phát triển đất nước dựa trên
việc buôn bán, đầu tư, làm ăn với thế giới, chống lại sự đe dọa an ninh từ
Trung Quốc.
Khang Vũ, một nhà nghiên cứu Việt Nam người Việt,
từ Đại học Boston, có nhận xét trên tạp chí Diplomat rằng, cách thức
liên kết quốc tế của Việt Nam và Trung Quốc giống nhau, vì cả hai cùng có ý thức
hệ cộng sản.
Ví dụ được tác giả đưa ra là, Bắc Kinh hết
lòng ủng hộ Bắc Triều Tiên, cũng giống như liên kết chặt chẽ giữa Việt Nam và
Lào. Tác giả nhận thấy, liên minh Việt Nam và Lào thậm chí đã phá vỡ chính sách
ngoại giao ba không của Việt Nam hiện nay (không có căn cứ quân sự nước ngoài,
không liên minh quân sự, không cùng nước này đánh nước khác). Theo Khang Vũ,
nguyên nhân của sự giống nhau này là vì Việt Nam và Lào cùng là cộng sản, cũng
như Bắc Kinh và Bình Nhưỡng cùng ý thức hệ.
Tuy nhiên có một mắt xích mà tác giả Khang Vũ
bỏ qua là, không có một liên minh kiểu như thế giữa hai “đương sự”, Việt Nam và
Trung Quốc, hai quốc gia cộng sản tươm tất nhất còn sót lại. Lý do dễ hiểu là sự
xung đột liên tục giữa hai nước này trên biển Đông.
Và đó là cuộc đời thật, là thực tế.
Năm 1986, đứng trước tương lai thê thảm của cuộc
đời thật là đổ vỡ kinh tế, đảng Cộng sản Việt Nam quyết định bỏ một phần quan
trọng của ý thức hệ là nền kinh tế bao cấp.
Sau hơn 30 năm của cái gọi là “đổi mới”, một
mô hình lai tạp giữa toàn trị và thị trường tự do, gặt hái được một số thành
công vật chất, đảng Cộng sản Việt Nam có vẻ tự tin hơn để nghĩ rằng, sẽ “kiên
trì” ý thức hệ, như trong bài viết về sự “kiên trì xã hội chủ nghĩa” của TBT
Nguyễn Phú Trọng mới đây.
Trong bài trả lời phỏng vấn trên trang Asia Experts Forum của
đại học McKenna, Hoa Kỳ, giáo sư Tường Vũ, từ đại học Oregon, cho rằng đại hội
13 của đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa lên những nhân vật lãnh đạo mới, có quan
điểm duy trì ý thức hệ cộng sản.
Giáo sư Tường nói rằng, ông Nguyễn Phú Trọng
chủ trương có một quan hệ gần gũi với Trung Quốc, vì Trung Quốc là cộng sản.
Ông Tường cũng nói rằng, chế độ cộng sản ở Việt Nam cho rằng, cộng sản Trung Quốc
không tìm cách lật đổ họ, trong khi Hoa Kỳ (và phương Tây) hay lên tiếng chỉ
trích các vấn đề về nhân quyền bên trong Việt Nam.
Nếu nhận xét của giáo sư Tường là đúng, thì những
hy vọng rằng sự nghi ngại Hoa Kỳ giảm đi sau chuyến thăm Hoa Kỳ hồi năm 2015 của
ông Trọng đã tan biến. Sự tiếp đón trọng thị từ phía người Mỹ dành cho ông Tổng
bí thư, một chức danh không giống ai trong hoạt động ngoại giao thế giới, đã từng
làm dấy lên hy vọng rằng, Hà Nội không còn nghi ngờ Hoa Kỳ tìm cách lật đổ họ.
Nhưng theo giáo sư Tường, ông Trọng hiểu rõ là
Việt Nam rất cần Mỹ, cần thị trường to lớn này cho hàng hóa Việt Nam và cũng cần
người Mỹ để chống trả lại Trung Quốc trên biển Đông.
Một lần nữa đây lại là thực tế, chứ không phải
ý thức hệ.
Nhưng cũng có một thực tế nữa là, các quốc gia
khác ý thức hệ cũng khó lòng liên minh với nhau. Đó là điều mà hai tác giả Tường
Vũ và Khang Vũ cùng nói đến.
Nhưng liệu cái gọi là ý thức hệ đó có giúp gì
được cho dân tộc đang sống trong một thực tế hoàn toàn khác hay không?
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, từ Việt Nam, trong
bài trả lời BBC Việt ngữ, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố bộ trưởng
ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, nêu lên vấn đề: Không tuân theo các giá
trị phổ quát thì khó có chính sách đối ngoại đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu.
Các giá trị phổ quát là gì nếu không phải là nền
dân chủ minh bạch, tôn trọng nhân quyền, kiểm soát quyền lực… mà thế giới
phương Tây, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu… giàu có đang noi theo! Các giá trị này
là một trời một vực với thể chế toàn trị mà Việt Nam và Trung Quốc, đang thực
hiện.
Ông Đinh Hoàng Thắng bình luận tiếp về sự toàn
trị này: Nếu chọn độc tài toàn trị thì không thể khỏa lấp được khoảng
cách giữa thực trạng hiện nay với yêu cầu đối với hàng ngũ lãnh đạo mới.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam lại bâng khuâng trước
ngã ba đường, một là tiếp tục chế độ toàn trị đậm tính ý thức hệ, hai là đi
theo thực tế cuộc sống, trong cuộc sống đó Hà Nội không dám dùng công nghệ 5G của
Hoa Vi vì sợ gián điệp Trung Quốc, không dám mua thuốc chủng ngừa Covid-19 kém
hiệu quả của đồng minh ý thức hệ là Trung Quốc.
Xin mượn tạm lời nhà hiền triết Đức Goethe để
kết thúc bài này: “Mọi lý thuyết đều là màu xám. Chỉ có cây đời
mãi mãi xanh tươi”.
No comments:
Post a Comment