Người
dân bị lập biên bản vì không đi bầu
RFA
24/05/2021
Hình minh hoạ. Một
địa điểm bầu cử ở Hà Nội ngày 23/5/2021.
Reuters
Tối ngày 23-5-2021, bà Đỗ Lê Na ở phường Thanh
Lương, quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội bị Tổ bầu cử số 4 của phường lập biên
bản về việc bà không đi bầu cử.
Bà Na là một người khiếm thị, vợ của ứng cử
viên Đại biểu Quốc hội độc lập Lê Trọng Hùng - người bị bắt ngay trước thềm cuộc
bầu cử do bị cáo buộc "phát tán tài liệu chống nhà nước".
Theo các video được bà đăng tải, Cảnh sát khu
vực ra điều kiện: thứ nhất là bà phải đi bỏ phiếu, thứ hai nếu bà không bỏ phiếu
thì Tổ bầu cử sẽ tiến hành lập biên bản đối với bà.
Bà Na thuật lại vụ việc qua điện thoại như sau:
"Lần thứ nhất họ đến lúc 4 giờ kém (buổi
chiều) họ thuyết phục mình thì mình nói họ như thế.
Cái Ủy ban bầu cử ngày nào cũng nhắn tin cho mình, họ
nói cử tri phải "sáng suốt lựa chọn" mà mình chỉ được đưa mỗi cái thẻ
cử tri thì mình biết phải "sáng suốt lựa chọn" ai?
Lẽ ra họ phải tiếp xúc cử tri để họ đưa ra chương
trình hành động hoặc là họ phải giải thích với cử tri là sau này trúng cử thì họ
phải làm những gì.
Mình có nói như thế, họ bảo là: Đúng rồi, phải có hết.
Phải có cái này cái nọ, nhưng bản thân mình không được tiếp xúc với ai, không
được mời.
Thậm chí đến 10 giờ sáng họ mới đưa cho mình Danh sách
các ứng viên ứng cử trong đợt này."
Biên bản về việc vận
động cử tri đi bỏ phiếu bầu cử
Biên bản về việc vận động cử tri đi bỏ phiếu bầu
cử được đánh máy sẵn của Tổ bầu cử số 4 phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng
Hà Nội, cho biết đã cấp phát đến bà Na "các tài liệu tuyên truyền bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa 14 và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026”.
Tuy nhiên, bà là một người khiếm thị, không thể đọc các văn bản này.
Phóng viên RFA vào chiều 24-5 gọi cho số điện
thoại của Ủy ban nhân dân phường Thanh Lương, tuy nhiên, nữ cán bộ nhấc máy từ
chối trả lời và đề nghị phóng viên mang giấy giới thiệu đến trụ sở để làm việc.
Một người khác là ông Đinh Văn Hải ở thôn Ninh
Hòa, huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng cũng đưa lên Facebook hình ảnh biên bản về
việc Tổ bầu cử mang thùng phiếu di động đến nhà ông để vận động bỏ phiếu nhưng
ông từ chối.
Một người bất đồng chính kiến khác là ông Phan
Vân Bách, từng tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội năm 2016 cũng bị hai người
trong Tổ bầu cử Hà Nội đến tận nhà, nhưng ông từ chối cho vào nhà vì lo ngại sự
lây lan của dịch COVID-19.
-------------
Tin, bài liên quan
·
Đảng
và Nhà nước ca ngợi ‘bầu cử thành công tốt đẹp’, thực tế ra sao?
·
Nhiều
người Việt quan tâm bầu cử ở Mỹ nhưng thờ ơ chuyện bầu bán ở nhà!
·
Tháng
7 sẽ bầu lại Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH
·
Cư
dân Macao: cuộc bầu cử đặc khu không công bằng
·
Hong
Kong: Cảnh sát xịt tiêu cay người biểu tình
·
Bom,
đạn gài ở nhiều nơi tại Phnom Penh
·
Campuchia:
ứng cử viên Sam Rainsy có khả năng được chấp thuận
·
Bầu
cử tại Nam Hàn sẽ diễn ra vào ngày mai
·
Bầu
cử Mỹ 2012: Đâu là những bang quyết định?
No comments:
Post a Comment