Israel-Gaza: Joe Biden nói
chuyện với Abbas và Netanyahu
BBC Tiếng Việt
15 tháng 5 2021, 21:48 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/world-57128112
Nhà Trắng hôm thứ Bảy 15/5 ra thông cáo báo chí cho
hay Tổng thống Joe Biden đã nói chuyện với Chủ tịch Chính quyền Palestine Mahmoud
Abbas để "truyền đạt cam kết của Hoa Kỳ trong việc tăng cường quan hệ đối
tác Hoa Kỳ-Palestine".
Lịch sử Hamas: Nhóm chiến
binh Palestine cai trị Gaza
Hàng chục năm xung đột
Israel-Gaza: Những điều cần biết
Bạo lực Gaza-Israel: Đặc
phái viên Hoa Kỳ đến đàm phán giảm leo thang
Thông cáo nói họ đã thảo luận về những căng thẳng
hiện nay ở Jerusalem và Bờ Tây và "bày tỏ mong muốn chung về Jerusalem là
nơi chung sống hòa bình cho mọi người thuộc mọi tín ngưỡng và nguồn gốc".
"Tổng thống Biden đã cập nhật cho Tổng thống
Abbas về sự can dự ngoại giao của Hoa Kỳ đối với cuộc xung đột đang diễn ra và
nhấn mạnh sự cần thiết rằng Hamas phải ngừng bắn tên lửa vào Israel."
"Tổng thống bày tỏ sự ủng hộ đối với các
bước để tạo điều kiện cho người dân Palestine được hưởng phẩm giá, an ninh, tự
do và cơ hội kinh tế mà họ xứng đáng có được."
"Về vấn đề đó, ông nhấn mạnh quyết định gần
đây của Hoa Kỳ nối lại hỗ trợ cho người dân Palestine, bao gồm hỗ trợ kinh tế
và nhân đạo để mang lại lợi ích cho người Palestine ở Bờ Tây và Gaza."
"Tổng thống cũng nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ
của ông đối với một giải pháp hai nhà nước được thương lượng là con đường tốt
nhất để đạt được một giải pháp công bằng và lâu dài cho cuộc xung đột
Israel-Palestine."
Cùng ngày 15/5, Tổng thống Joe Biden đã nói
chuyện với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.
Thông cáo Nhà Trắng nói:
"Tổng thống tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của
ông đối với quyền tự vệ của Israel trước các cuộc tấn công bằng tên lửa từ
Hamas và các nhóm khủng bố khác ở Gaza."
"Ông lên án những cuộc tấn công bừa bãi này nhằm
vào các thị trấn và thành phố trên khắp Israel.
"Tổng thống đã cập nhật cho Thủ tướng về cam kết
cấp cao của Hoa Kỳ với các đối tác khu vực về vấn đề này và thảo luận về các nỗ
lực ngoại giao đang diễn ra.
"Tổng thống lưu ý rằng giai đoạn xung đột hiện
nay đã cướp đi sinh mạng của thường dân Israel và Palestine, bao gồm cả trẻ em.
Ông nêu quan ngại về sự an toàn và an ninh của các nhà báo và nhắc lại sự cần
thiết phải đảm bảo an toàn cho họ."
Thông cáo Nhà Trắng nói tiếp:
"Họ đã thảo luận về những căng thẳng hiện tại ở
Jerusalem và bày tỏ mong muốn chung về việc Jerusalem là nơi chung sống hòa
bình cho mọi người thuộc mọi tín ngưỡng và nguồn gốc.
"Tổng thống lo ngại về các cuộc đối đầu bạo lực
ở Bờ Tây. Ông bày tỏ sự ủng hộ đối với các bước để cho phép người dân Palestine
được hưởng phẩm giá, an ninh, tự do và cơ hội kinh tế mà họ xứng đáng và khẳng
định ủng hộ của ông đối với giải pháp hai nhà nước.
"Các nhà lãnh đạo đồng ý tiếp tục tham vấn chặt
chẽ giữa các nhóm của họ và giữ liên lạc trong những ngày tới."
Hoạt động ngoại giao
Một
phái viên Hoa Kỳ đã đến Tel Aviv hôm thứ Bảy 15/5 để đàm phán giảm leo thang
trong lúc tình hình bất ổn giữa Israel và người Palestine vẫn tiếp diễn.
Ông Hady Amr sẽ
tham gia các cuộc đàm phán với các quan chức Israel, Palestine và Liên Hợp Quốc
và khẳng định một "sự bình tĩnh lâu dài".
Một cuộc không kích của Israel vào một trại tị
nạn ở Dải Gaza đã giết chết 10 người hôm thứ Bảy, trong khi một tên lửa của người
Palestine đã giết chết một người đàn ông ở Israel.
Bạo lực trong tuần này ở Gaza và Israel là tồi
tệ nhất kể từ năm 2014.
Vào chiều thứ Bảy, một cuộc không kích của
Israel đã phá hủy một tòa nhà cao tầng của các tổ chức truyền thông, bao gồm
Associated Press và Al-Jazeera, cùng một số văn phòng và căn hộ.
Trong một tuyên bố được đưa ra ngay sau đó,
quân đội Israel cho biết tòa nhà là nơi chứa các tài sản quân sự thuộc về
Hamas, nhóm chiến binh Palestine cai trị Gaza.
VIDEO : Israel đánh sập tòa nhà ở Gaza có các hãng
tin quốc tế
https://www.bbc.com/vietnamese/world-57128112
Hãng thông tấn AP cho biết tòa nhà đã bị tấn
công khoảng một giờ sau khi lực lượng Israel ra lệnh cho người dân sơ tán.
Ít nhất 139 người đã thiệt mạng ở Gaza và 9
người ở Israel kể từ khi cuộc giao tranh bắt đầu vào thứ Hai, và còi báo động
đã vang lên trở lại vào chiều thứ Bảy ở Tel Aviv và các nơi khác ở Israel.
Israel cho biết hàng chục chiến binh nằm trong
số những người thiệt mạng ở Gaza, trong khi các quan chức y tế Palestine nói gần
một nửa người chết là phụ nữ và trẻ em.
Thứ Bảy 15/5 là ngày mà người Palestine tưởng
niệm biến cố mà họ gọi là al-Nakba, Thảm họa.
Việc này đánh dấu sự di dời của hàng trăm
nghìn người Palestine, những người đã bị cưỡng bức hoặc đuổi khỏi nhà của họ
trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel bắt đầu một ngày sau khi Israel tuyên bố độc
lập vào năm 1948.
Các quan chức y tế Palestine cho biết 13 người
đã chết ở Dải Gaza hôm thứ Bảy, trong đó 10 người thiệt mạng do một cuộc không
kích của Israel tại một trại tị nạn ở phía tây thành phố Gaza.
Một em bé 5 tháng tuổi được cho là người sống
sót duy nhất sau cuộc không kích đó, và được tìm thấy bị mắc kẹt trong đống đổ
nát bên cạnh người mẹ đã chết của mình. Một số người cũng được thông báo mất
tích.
Akram Farouq, 36 tuổi, cùng gia đình chạy ra
khỏi nhà ở Gaza sau khi một người hàng xóm nói với ông rằng họ đã nhận được cuộc
gọi từ một sĩ quan Israel cảnh báo rằng tòa nhà của họ sẽ bị tấn công, hãng tin
Reuters đưa tin.
Ông nói: "Cả đêm chúng tôi không ngủ được
vì tiếng nổ, và giờ tôi đang ở ngoài đường với vợ con, đang khóc và run rẩy."
Ước tính có khoảng 10.000 người Palestine đã rời
bỏ nhà cửa của họ ở Gaza kể từ hôm thứ Hai vì cuộc xung đột, theo LHQ.
Các quan chức Israel nói có khoảng 200 vụ
phóng tên lửa từ Gaza trong đêm, làm các ngôi nhà bị bắn trúng ở các thành phố
phía nam Ashdod, Beersheba và Sderot.
Sự xuất hiện của ông Amr diễn ra trước cuộc họp
của Hội đồng Bảo an vào Chủ nhật. Đại sứ quán Mỹ tại Israel cho biết mục đích
chuyến đi của ông là "củng cố nhu cầu làm việc hướng tới một sự bình tĩnh
bền vững".
Martin Indyk, người từng là đại sứ Mỹ tại
Israel trong chính quyền Clinton, tin rằng có nhiều khả năng cuộc giao tranh sẽ
sớm chấm dứt.
Ông nói với BBC News: "Tôi nghĩ rằng cả
hai bên đều có những mục tiêu hạn chế."
Tuy nhiên, chính trị gia kỳ cựu của Palestine,
Hanan Ashrawi nói rằng bà không hy vọng nhiều rằng sự tham gia của ông Amr sẽ dẫn
đến cuộc giao tranh dừng lại.
"Biden đã đợi cả tuần trước khi cử một
công chức cấp ba, cấp bốn, thậm chí không phải cấp ba, cấp bốn và bạn nghĩ người
Israel sẽ lắng nghe?" bà nói với BBC.
***
Phân tích của biên
tập viên Trung Đông BBC Jeremy Bowen
"Kết cục của cuộc chiến giữa Hamas và
Israel đã diễn ra theo khuôn mẫu kể từ khi Hamas giành quyền kiểm soát Gaza vào
năm 2007.
Các hòa giải viên nước ngoài đã đề nghị một loạt
các lệnh ngừng bắn. Đó là điều mà người Mỹ, người Ai Cập, LHQ và những phe khác
đang cố gắng làm hiện nay.
Để điều đó xảy ra, cả hai bên cần phải có thể
nói với những người của họ rằng họ đã chiến thắng.
Hamas muốn nói rằng họ là người bảo vệ thực sự
cho các quyền của người Palestine, không chỉ ở Gaza mà còn ở Bờ Tây bị chiếm
đóng bao gồm cả Jerusalem.
Israel sẽ muốn cho người dân của họ thấy rằng
họ đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng của Hamas. Một cụm từ được
sử dụng nhiều là "khôi phục tính răn đe". Điều đó có nghĩa là cho kẻ
thù của họ thấy rằng đánh Israel sẽ chỉ mang lại đau đớn và đau khổ."
***
Lá chắn Vòm Sắt
Bạo lực đang xảy ra ở Israel và Gaza đã cho thế
giới chứng kiến những hình ảnh đối đầu kịch tính trên bầu trời.
Hơn 2.000 quả rocket đã được Hamas và các nhóm
chiến binh Palestine bắn về phía Israel trong 5 ngày.
Nhưng khoảng 90% số tên lửa đã bị đánh chặn nhờ
hệ thống phòng thủ tên lửa Vòm Sắt của nước này, theo quân đội Israel.
Iron Dome được thiết kế đặc biệt để
bảo vệ chống lại một loạt các mối đe dọa tầm ngắn.
Hệ thống này có nguồn gốc từ cuộc chiến mà
Israel gây ra với phong trào Hezbollah của Lebanon vào năm 2006. Khi ấy hàng
nghìn quả rocket được phóng vào Israel - gây ra thiệt hại lớn, phải sơ tán hàng
loạt và hàng chục người thiệt mạng.
Sau đó, Israel phát triển một lá chắn phòng thủ
tên lửa mới.
Đây là thiết kế của các công ty Israel Rafael
Advanced Defense Systems và Israel Aerospace Industries với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ,
và thế là Iron Dome
bắt đầu hoạt động vào năm 2011.
https://ichef.bbci.co.uk/news/464/cpsprodpb/182A5/production/_118518989_iron_dome_464_2.gif
Được coi là một trong những hệ thống phòng thủ
tiên tiến nhất hiện nay, Iron Dome sử dụng radar để xác định và tiêu diệt các mối
đe dọa trước khi chúng có thể gây ra thiệt hại.
Hệ thống hoạt động được trong mọi thời tiết và
được thiết kế đặc biệt để giúp chống lại các loại vũ khí thô sơ tầm ngắn như
tên lửa bắn từ Gaza.
Vòm Sắt rất tốn kém để sản xuất nhưng các nhà
sản xuất nói rằng nó tiết kiệm chi phí vì công nghệ có thể giúp phân biệt giữa
tên lửa có khả năng bắn trúng các khu vực và những tên lửa sẽ không bắn trúng.
Các đơn vị Israel chỉ phóng tên lửa đánh chặn để bắn hạ bất cứ thứ gì được cho
là nguy hiểm.
Một thập niên kể từ khi Iron Dome đi vào hoạt
động, Israel hiện có 10 khẩu đội được triển khai trên khắp đất nước, mỗi khẩu đội
có ba đến bốn bệ phóng có thể bắn 20 tên lửa đánh chặn.
Phát ngôn viên quân đội Israel, Trung tá
Jonathan Conricus, cho biết: "Số người Israel thiệt mạng và bị thương sẽ
còn cao hơn nhiều nếu không có hệ thống Iron Dome."
Nhưng một số nhà phân tích nói rằng cường độ của
các cuộc tấn công gần đây từ Gaza cho thấy các nhóm chiến binh đang cố gắng áp
đảo Iron Dome - làm dấy lên lo ngại về những hạn chế có thể có của hệ thống.
***
TIN LIÊN QUAN
Israel đánh sập tòa nhà
ở Gaza có các hãng tin quốc tế
15 tháng 5 2021
Khoảnh khắc một tòa
tháp ở Gaza đổ sập
15 tháng 5 2021, 12:23 +07
Lịch sử Hamas: Nhóm chiến
binh Palestine cai trị Gaza
15 tháng 5 năm 2021
Hàng chục năm xung đột
Israel-Gaza: Những điều cần biết
15 tháng 5 năm 2021
Bạo lực Gaza-Israel: Đặc
phái viên Hoa Kỳ đến đàm phán giảm leo thang
15 tháng 5 năm 2021
Israel gia tăng pháo kích
vào Gaza, Hamas không nhượng bộ
14 tháng 5 năm 2021
‘Chúng tôi không thể ngủ':
Những bà mẹ trong cuộc xung đột Israel-Gaza
14 tháng 5 năm 2021
Israel củng cố biên giới
Gaza khi xung đột bùng phát
14 tháng 5 năm 2021
Israel-Gaza: Israel bị bắn
phá ồ ạt sau khi các chiến binh bị giết
13 tháng 5 năm 2021
No comments:
Post a Comment