Chủ
tịch Nhà nước và… ‘lý trưởng mới’!
18/05/2021
https://www.voatiengviet.com/a/ly-truong-chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc/5894890.html
Ông Nguyễn Xuân Phúc, tân Chủ tịch Nhà nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam lại tiếp tục làm thiên hạ nhíu mày. Nếu ai đó cả nghĩ ắt sẽ…
buốt óc mà vẫn không thể hiểu được tại sao Chủ tịch Nhà nước lại nghĩ và phát
biểu như thế!
https://gdb.voanews.com/D40F7E59-E23B-4A83-A704-F1A4B25F4B7A_w650_r1_s.png
Ông Nguyễn Xuân
Phúc.
***
Báo chí Việt Nam cho biết, ông Phúc mới có
thêm một cuộc tiếp xúc nữa với cử tri Đơn vị bầu cử số 10 của TP.HCM (bao gồm
hai huyện Hóc Môn và Củ Chi) trong vai Ứng cử viên (ƯCV) Đại biểu Quốc hội khóa
15.
Lần tiếp xúc này, ƯCV Nguyễn Xuân Phúc không
tiếp xúc trực tiếp mà gặp gỡ cử tri thông qua Internet. Sau khi nghe một số cử
tri than phiền về quy hoạch Khu Đô thị Tây Bắc Củ Chi (soạn - phê duyệt cách
nay mười năm rồi để đó nên các giao dịch liên quan đến bất động sản của ít nhất
ba xã bị ngưng trệ, dân chúng trong vùng không thể xây – sửa nhà cửa,…), ông
Phúc bảo rằng: Tôi đã phát biểu là không được để lớp “lý trưởng mới” xuất
hiện ở địa phương. Cán bộ xã, cán bộ huyện, cán bộ các cấp phải thực sự gắn bó
với nhân dân, phục vụ nhân dân, doanh nghiệp, giảm phiền hà cho người dân,
doanh nghiệp… Chống phiền hà, sách nhiễu người dân, doanh nghiệp là câu chuyện
được đề cập nhiều, nhưng thực tế có nơi có lúc vẫn chưa làm tốt (1)…
***
Theo nhãn quan của ông Phúc, rõ ràng… “lý
trưởng” là xấu, phải loại bỏ nhưng hiểu… “lý trưởng” và nhận định về… “lý
trưởng” kiểu đó thì tội nghiệp cả lịch sử lẫn văn hóa Việt Nam.
Dựa vào cổ thư, giới nghiên cứu văn hóa – lịch
sử Việt Nam đã xác định, “Lý trưởng” là chức danh dùng để gọi
người đứng đầu làng, xã – cơ quan hành chính cấp thấp nhất trong hệ thống công
quyền Việt Nam từ thế kỷ thứ 15.
Tùy thời, tùy nơi, mà “lý trưởng” được
bổ nhiệm hay do dân bầu. “Lý trưởng” là cầu nối giữa dân với hệ
thống hành chính bên trên và ngược lại. Nói cách khác, “lý trưởng” là
một yếu tố trong văn minh làng xã Việt Nam thưở xưa. Trước nay, văn minh làng
xã Việt Nam thưở xưa vẫn là một đối tượng được các học giả cả trong lẫn ngoài
Việt Nam nghiên cứu, đối chiếu để hiểu nhiều hơn cả về hay lẫn dở, cả tích cực
lẫn hạn chế trong văn hóa, văn minh Việt Nam. Thời Việt Nam thuộc Pháp, dựa
trên những đặc điểm đã biết về cấu trúc văn hóa, thiết chế xã hội Việt Nam,
chính quyền thuộc địa vẫn duy trì cơ cấu làng, xã, duy trì những chức danh, chức
trách vốn đã có như “lý trưởng”, “chánh tổng” (người đứng đầu một
khu vực gồm vài xã, cấp hành chính trên làng xã và dưới huyện)…
Có nhiều lý do khiến “lý trưởng” trở
thành đối tượng bị chỉ trích trong một số câu chuyện truyền khẩu, trong văn học.
Trong Việt Nam Phong tục (xuất bản lần đầu năm 1915), học giả Phan Kế Bính từng
lý giải tại sao:
… Tổng lý của ta, tiếng là thay mặt dân mà làm việc
với quan, phần khó nhọc thì nhiều mà lương bổng thì không có. Chánh phó tổng chẳng
qua cũng trông về dân làng, trông về việc phu phen đê điều, trông về mấy đám
đánh nhau hoặc ăn trộm nhỏ nhặt, chúng nó đem nhau đến cậy phân xử, trông về mấy
người làm việc của các làng lấy chữ hiệp cử, hoặc đôi khi tết nhất, họ có hảo
tâm mà quỹ dị (quà cáp, biếu xén) ít nhiều. Cái bổng nhỏ chẳng qua mươi lăm quả
cau, một vài bao chè, hoặc đến dăm ba đồng bạc, cái bổng lớn chẳng qua khoét được
một vài chục cho chí một trăm bạc là cùng, mà khoét như thế thì khó quá, có xảo
quyệt lắm mới được. Về phần lý trưởng trong làng, nhờ về cái mộc triện (dấu gỗ)
mà đôi khi kiếm được một vài bao chè, dăm ba đồng bạc, đám nào bán ruộng, bán đất,
bán cửa, bán nhà thì may ra cũng được một vài chục bạc, còn thì cũng phải trông
đến dân. Dân làng nào hảo tâm thì mỗi năm cấp cho lý trưởng được dăm bảy chục bạc,
nhưng bạc ấy có đâu mà đưa, chẳng qua cho lý trưởng tự tiện lấy được ở món tiền
công nào ra thì lấy, hoặc bán hoa lợi gì của làng, hoặc bán trùm, bán trưởng thế
nào cho đủ thì thôi. Ngoài ra nữa thì trông vào những khi kỳ thần bái xã, những
khi tu bổ làm sao cũng xẻo xéo được ít nhiều. Cho nên, người làm viêc ở nơi tốt
bổng thì còn khá, ở về nơi đồng trắng nước trong thì có khi phải bán cả nhà. Mà
họ không bòn, không khoét thì lấy đâu mà họ ăn mà họ làm việc cho làng. Cái
thói họ đục của dân thì cũng đáng ghét, mà cái tình họ thì cũng đáng
thương (2)...
Nói cách khác, nhìn một cách tổng quát, “lý
trưởng” không phải và không nên bị khái quát kiểu bôi nhọ như ông Phúc
nhận định, giống như thưở ta tuyên truyền để vận động toàn dân tham gia “cách mạng
dân tộc, dân chủ nhân dân”.
***
Trước, trong tuyên truyền nhằm thúc giục toàn
dân đánh đổ chế độ thống trị của thực dân giành lại quyền độc lập cho
dân tộc, xoá bỏ mọi tàn tích của chế độ phong kiến và tiền phong kiến đem lại
ruộng đất cho nông dân, thực hiện quyền tự do dân chủ cho nhân dân, xây dựng chế
độ cộng hoà dân chủ, mở đường cho xã hội phát triển, “ta” cố
tình phác họa “lý trưởng” là những cá nhân ngu dốt, tham lam,
phát ngôn hành xử - tùy tiện, xiển dương, chăm chăm bảo vệ “lệ
làng” để trục lợi.
Giờ, vừa tha thiết bày tỏ khát vọng… làm
bạn với tất cả các nước dân chủ và không gây thù oán với ai (3), vừa
liên tục cam kết với cộng đồng quốc tế sẽ… nỗ lực phấn đấu hơn nữa cho
công bằng, bảo vệ tốt môi trường cũng như đảm bảo quyền cho mọi người dân (4),
lại vừa miệt thị dân chủ phi XHCN là… dân chủ tào lao thì có
khác gì “ta” biến chính “ta” thành “lý
trưởng” theo nhãn quan của ta? Dường như “lý trưởng mới” đã
xuất hiện từ lâu, ngay sau cuộc “cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân” và bi kịch
về “lý trưởng” lớn hơn nhiều so với giai đoạn trước cuộc “cách
mạng dân tộc, dân chủ nhân dân” – “lý trưởng mới” không chỉ tồn tại
ở cấp làng, xã!
----------
Chú thích
(2) https://vi.wikipedia.org/wiki/Lý_trưởng
No comments:
Post a Comment