Báo
Saigon Nhỏ tổng kết cuộc thi viết ‘Như Chỉ Mới Hôm Qua – Ký Ức 30 Tháng Tư
Ban
Biên Tập Saigon Nhỏ
May 4, 2021
WESTMINSTER, California (NV) – Với mục đích lưu truyền một mảnh lịch sử truyền khẩu trong biến
cố 30 Tháng Tư, 1975, đầu Tháng Tư vừa qua, Saigon Nhỏ, lần đầu tiên tổ chức cuộc
thi viết “Như Chỉ Mới Hôm Qua – Ký Ức 30 Tháng Tư.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/05/DP-Saigon-Nho-tong-ket-1.jpg
Hình gia đình tác
giả Phạm Thị Mai Hương, trong bài đoạt Giải Nhất “Bạc Tóc Tuổi Hai Mươi.”
(Hình: Tác giả cung cấp)
Sau tròn một tháng mời gọi độc giả, Saigon Nhỏ
đã nhận được sự hưởng ứng đầy khích lệ từ khắp nơi. Số lượng bài gửi về thậm
chí ngoài sự mong đợi của tòa soạn.
Không chỉ thế hệ lớn tuổi từng là chứng nhân một
giai đoạn lịch sử bi thương đẫm nước mắt mà ngay cả thế hệ trẻ sinh sau năm
1975 cũng gửi đến và chia sẻ cảm xúc của mình (Tháng Tư Của Tôi, tác giả
D.A.N). Có những cụ ông gần 90 tuổi (Ngày Buồn Nhất Đời Tôi, Huy
Vũ) và cũng có những cụ bà; những sĩ quan Quân Lực VNCH và những phụ nữ
bình thường; những thanh niên trưởng thành và những “bé gái” vào thời khắc 1975
chỉ mới 10 tuổi…
Tất cả đều đã gửi đến những ghi chép sống động
mà nếu ráp nối lại sẽ tạo nên một cuốn phim lịch sử, tái hiện những gì xảy ra
cách đây gần nửa thế kỷ nhưng sinh động như thể chẳng khác gì chỉ-mới-hôm-qua.
Gần 50 bài viết tham gia chương trình “Ký Ức
30 Tháng Tư” gửi đến Saigon Nhỏ từ Việt Nam, Pháp, Áo, Canada và Mỹ, đã dựng lại
bức tranh với khá nhiều chi tiết, trải dài từ miền Trung vào Nam…
Từ cảnh hỗn loạn chạy giặc “đi đâu và đến đâu
ngay trên chính quê hương mình” (Những Chiếc Đầu Đen Ám Ảnh Hơn Nửa Thế Kỷ, Quỳnh
Anh) đến tâm trạng hoang mang chơi vơi của những người “vừa mới cưới vợ chưa đầy
một tháng” (Những Ngày Cuối Tháng Tư Không Quên, Huỳnh Công Ân).
Từ câu chuyện đi thăm nuôi của những người vợ
sĩ quan đến câu chuyện một người ở chung trại tù với nhạc sĩ-đại tá Nguyễn Văn
Đông (Ba Nén Tâm Hương, Phan Kim Nhựt).
Từ những hình ảnh những ngày Sài Gòn choáng
váng trước thời điểm thất thủ đến một Sài Gòn phản kháng khi ném lựu đạn cay
ngay trong sân trường Taberd sau ngày “giải phóng” (Nỗi Đau Vẫn Ngậm Ngùi, Triều
Phong)…
Tất cả cho thấy, “mấy chục năm rồi, trời Tháng
Tư vẫn nhuốm màu ký ức thê lương. Thời gian và cuộc sống thường nhật, đôi khi
chỉ như một lớp áo mỏng che đậy những vết thương vĩnh viễn không lành,” như tác
giả Đan Viên viết.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/05/DP-Saigon-Nho-tong-ket-2.jpg
Ông Phạm Văn Vinh từng
là “trưởng ban Tình Hình Ban Chỉ Huy Cảnh Sát quận 4.” (Hình trong bài “Chuyện
Nhà Chồng Tôi…” đoạt Giải Nhì, tác giả Phạm Thanh Nghiên cung cấp)
Trong lời mời gọi cùng viết về “Ký Ức 30
Tháng Tư,” Saigon Nhỏ có nêu: “Đừng ngần ngại sẻ chia, đừng giữ lại
những gì có thể chỉ là im lặng vô nghĩa trong đời mình.” Những gì chúng tôi nhận
được từ sự hưởng ứng độc giả thậm chí còn nhiều hơn thế (đến ngày 2 Tháng Năm,
2021, chúng tôi vẫn còn nhận thêm bài Theo Đoàn Quân Di Tản của
Phạm Thị Mai Trang. Tác giả nói rằng, “Tôi biết chương trình này hơi muộn, giờ
gửi, có kịp không?”).
Điều này khiến Saigon Nhỏ trở nên
khó khăn hơn trong việc chọn ra bài hay nhất để trao nhuận bút đặc biệt, vì
không có bất kỳ bài nào gửi đến mà không chứa đựng ít nhiều giá trị lịch sử lẫn
giá trị nhân văn.
Đáng trân trọng hơn cả là tất cả tác giả gửi
bài đều xuất phát từ thôi thúc muốn chia sẻ những giá trị tinh thần hầu để lại
cho thế hệ sau những ký ức nhắc nhớ một giai đoạn “mệnh nước nổi trôi.”
Saigon Nhỏ rất trân quý điều đó và xin
cám ơn tất cả cô bác và anh chị đã bỏ thời gian để viết ra và gửi gắm. Dù thế
nào, Saigon Nhỏ cũng buộc phải làm một việc “khó xử” là chọn ra một số
bài để trao nhuận bút đặc biệt, như là món quà nhỏ bày tỏ sự cám ơn chân thành.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/05/DP-Saigon-Nho-tong-ket-3-1152x1536.jpg
Giấy ra tù của ông
Phạm Văn Vinh. (Hình trong bài “Chuyện Nhà Chồng Tôi…” đoạt Giải Nhì, tác giả
Phạm Thanh Nghiên cung cấp)
Dưới đây là danh sách những bài và tác giả được
tuyển chọn.
Giải Nhất: Bạc
Tóc Tuổi Hai Mươi, Phạm Thị Mai Hương ($500)
Bài viết này, của một cô giáo, đã miêu tả chi
tiết bức tranh “chạy giặc” hỗn loạn vào những ngày thời điểm Việt Cộng tràn vào
miền Nam. Bài viết không chỉ có giá trị như một phóng sự báo chí mà còn thể hiện
đậm chất văn học của một tác giả trưởng thành và được giáo dục trong một nền
văn hóa miền Nam một thời rực rỡ. Tác giả nói lên tâm sự và cảm xúc cá nhân
nhưng cùng lúc tác giả cũng lột tả được tâm trạng của hàng triệu người miền Nam
vào những ngày mà không chỉ chính thể VNCH sụp đổ mà theo đó còn là sự tan nát
và ly tán của vô số gia đình miền Nam mà đến tận giờ hậu quả của nó vẫn còn có
thể thấy được sau 46 năm ròng kể từ thời điểm được đánh dấu bằng hai từ đầy mỉa
mai: “Giải phóng.”
Giải Nhì: Chuyện
Nhà Chồng Tôi – Một Bi Kịch Không Hồi Kết Sau Ngày “Kết Thúc” Tiếng
Súng Chiến Tranh, Phạm Thanh Nghiên ($300)
Đây là một câu chuyện đau lòng, khi sau 46 năm
ngày “thống nhất đất nước,” một “công dân Việt Nam” vẫn tiếp tục “lưu vong”
trên chính quê hương mình. Và nhân vật trong bài viết không là trường hợp duy
nhất ở Việt Nam hiện tại. Câu chuyện mà tác giả kể không chỉ là một “bi kịch
Tháng Tư.” Nó là bi kịch của một đất nước đang nằm dưới sự cai trị từ một chính
thể mà chính sách của họ luôn được đặt trên “căn bản” hận thù dành cho người miền
Nam thuộc chế độ VNCH. Khi mà chế độ cai trị Cộng Sản dựng lên tính “chính
danh” của họ bằng cách đến tận nay vẫn tiếp tục gieo rắc thù hận, chia cắt và đối
xử nghiệt ngã thậm chí với cả người chết!
Giải Ba: Như
Một Lớp Áo Mỏng Che Những Vết Thương Vĩnh Viễn Không Lành…, Đan Viên ($250)
Một cách chính xác, những gì được kể trong bài
viết này không chỉ là thảm kịch sau ngày “giải phóng,” mà phải nói đó là sự thảm
khốc của BI KỊCH HẬU CHIẾN, khi mà dù tiếng súng đã ngưng nhưng những viên
đạn vô hình vẫn “bắn giết” và “tử hình” không biết bao nhiêu nạn nhân.
Các cuộc “thảm sát” sau 1975, không đầy xác người như những trận giao tranh ác
liệt thời chiến, nhưng đã gieo rắc nỗi thống khổ cho hàng triệu gia đình và làm
mất đi tuổi thơ của vô số đứa trẻ, như tác giả trong bài viết. Ký ức đối với những
tâm hồn non nớt trước những gì chứng kiến sau ngày 30 Tháng Tư không chỉ là quá
khứ. Nó là những vết thương vĩnh viễn không lành…
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/05/DP-Saigon-Nho-tong-ket-4.jpg
Tại trại tỵ nạn
Songkhla, Thái Lan, Tháng Ba, năm 1978. (Hình trong bài “Nỗi Đau Ngậm Ngùi”
đoạt Giải Khuyến Khích, tác giả Triều Phong cung cấp)
Trong “Lời mời gọi cùng viết về ‘Ký Ức 30
Tháng Tư,’” tuần báo Saigon Nhỏ có thông báo “sẽ tuyển chọn, đăng các bài
viết hay nhất, và sẽ gửi nhuận bút đặc biệt cho ba bài được ban biên tập cũng
như độc giả đánh giá là xuất sắc nhất, lần lượt là $500, $300 và $200.” Tuy
nhiên, do số lượng bài gửi đến nhiều và có nhiều bài hay nên Ban Tổ Chức quyết
định trao thêm năm Giải Khuyến Khích cho năm tác giả sau đây.
1-Trăng Thôi Chiếu Sáng, Lê Khánh Long
($150)
2-Nỗi Đau Vẫn Ngậm Ngùi, Triều Phong
($150)
3-Ký Ức Tháng Tư Của Một “Hạ Sĩ Quèn” Ông Tạ,
Bùi Dzũng ($150)
4-Đùng Một Cái, Ngày 30 Tháng Tư, Thiên Di
($150)
5-Những Chiếc Đầu Đen Ám Ảnh Hơn Nửa Thế Kỷ, Quỳnh
Anh ($150)
Ngoài ra, tất cả tác giả còn lại sẽ được gửi tặng
sách biếu.
Tuần báo Saigon Nhỏ trân trọng kính mời tất cả
cô bác, anh chị tham gia chương trình “Ký Ức 30 Tháng Tư” tham dự chương trình
tổng kết và trao giải cuộc thi sẽ được tổ chức tại:
Tòa
soạn Saigon Nhỏ, 14771 Moran St., Westminster, CA 92683. Lúc 9 giờ sáng giờ
California (12 giờ trưa giờ Miền Đông Hoa Kỳ, hoặc 11 giờ khuya giờ Việt Nam).
Quý vị ở xa, có thể theo dõi chương trình này
qua các trang mạng: saigonnhonews.com, ngươi-viet.com, facebook Saigon Nhỏ,
hoặc youtube.com/saigonnhonews.
Thư mời sẽ được gửi đến quý vị qua email.
Ban Tổ Chức xin chân thành cám ơn tất cả tác
giả đã gửi bài viết tham gia chương trình và cũng xin cám ơn tất cả độc giả đã
theo dõi chương trình “Như Chỉ Mới Hôm Qua – Ký Ức 30 Tháng Tư.” (BBT)
No comments:
Post a Comment