Bàn về “dân chủ tào lao” của ông Phúc
Trương
Nhân Tuấn
11/05/2021
https://baotiengdan.com/2021/05/11/ban-ve-dan-chu-tao-lao-cua-ong-phuc/
Báo chí và các “trang mạng” hôm qua rùm beng về
ý kiến của ông Phúc “dân chủ tào lao thì đất nước sẽ loạn”.
Theo RFA, ông Phúc nói vụ này hôm 9/5/2021
nhân đi “vận động bầu cử” ở huyện Hóc Môn, Củ Chi. Ông Phúc là ứng cử viên đại
biểu Quốc hội khóa tới 2021-2026, ở đơn vị Sài Gòn. RFA dẫn lời ông Phúc: “Việt Nam là một nhà nước pháp
quyền luôn đề cao, phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, nhưng nếu
không giữ vững ‘kỷ cương, phép nước’ thì sẽ không đảm bảo an ninh, quốc phòng
và trật tự an toàn xã hội.”
Trùng hợp ngẫu nhiên hay “chí lớn gặp nhau”, hôm
5/5 tôi có viết bài “Quốc gia thất bại” trên trang cá nhân facebook. Trong bài
tôi có nói về trường hợp Đệ Nhị VNCH: “VNCH đã vừa là một ‘quốc gia chưa
hoàn tất’, có đủ lý do để thất bại và sụp đổ. Vì ở đó có nền dân chủ xà bần ‘nhứt
đĩ, nhì sư, tam cha, tứ tướng’.”
“Dân chủ xà bần” (của tôi) và “dân chủ tào
lao” (của ông Phúc) xem ra có cùng một nội dung. Đệ nhị VNCH có dân chủ, cho dầu
“xà bần”, nhưng ít ra có “dân chủ”. Dưới chế độ này, các quyền tự do cơ bản của
người dân (nhân quyền) đều được tôn trọng như quyền tự do bầu cử và ứng cử, quyền
tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp và biểu tình, tự do tín ngưỡng, tự do báo
chí, tự do biểu lộ chính kiến v.v…
Nếu so sánh “mức độ nhân quyền”, VNCH thời đó
lớp trí thức “lạm dụng”, xài “tẹt ga”, xem ra không khác chi với dân Mỹ bây giờ
(nhứt là thời Trump).
Còn bây giờ, VN vừa không có dân chủ, cũng
không có một chút tôn trọng nhân quyền. Nền dân chủ xà bần Đệ Nhị VNCH ra sao,
sẽ viết rõ ở phần dưới.
Vấn đề là, cái gọi là “nhà nước pháp quyền
XHCN” của VN thực tế là một “nhà nước tào lao”. Còn cái gọi là “dân chủ” ở
CHXHCNVN thực tế cũng chưa xứng đáng gọi là “dân chủ xà bần”.
Ông Phúc nói
về “dân chủ tào lao”, VN hiện thời làm gì có dân chủ để nói tới “dân chủ tào
lao” hay “dân chủ xà bần”? Nhưng cái “nhà nước pháp quyền XHCN” của ông Phúc đích thị
là một nhà nước (rất) “tào lao”.
1-
Tào lao thứ nhứt vì nó bắt chước. Thấy TQ có chủ trương “quốc gia pháp trị Xã Hội Chủ Nghĩa” mấy ông
CSVN rập khuôn rồi thay đổi chút đỉnh thành ra “nhà nước pháp quyền XHCN”.
“Quốc gia pháp trị” ở đây là “Etat de Droit”
(Etat – Quốc gia và Droit – pháp luật). TQ gọi “Etat, State” là “quốc gia”. VN
“dịch” ra thành “nhà nước”. (Quốc = nước, gia = nhà) (sic!). Tào lao quá phải
không?
Còn từ “pháp quyền” đến từ đâu? Truy ra thì biết
nó đến từ “bài vè” của ông Hồ: Bảy xin hiến pháp ban hành, Trăm điều phải có
“thần linh pháp quyền”.
Nguyên thủy đây là bài dịch, “phóng tác” nôm
na từ bản “Yêu sách của dân An Nam” gởi phe Đồng minh chiến thắng tại hội nghị
Versailles năm 1919. Nội dung điều 7 là yêu cầu nhà nước Pháp ban bố luật lệ để
cai trị dân bản xứ, thay thế chế độ cai trị bằng nghị quyết của bộ Thuộc địa.
“Thần linh pháp quyền” ở đây là thần Thémis,
tượng trưng cho “công lý” trong thần thoại Hy lạp. Pháp quyền vì vậy có nghĩa
là “jurisdiction”, tự điển Pháp-Việt của VNCH ngày trước, hay của Đài loan, TQ,
Nhật… dịch “jurisdiction” thành “pháp quyền”, tức “quyền được xét xử”. Hiểu rộng
ra, “pháp quyền” trong câu “trăm điều phải có thần linh pháp quyền” có nghĩa là
“quyền thực thi công lý”.
Mấy ông học giả VN xã nghĩa lấy “pháp quyền”
thay thế “pháp trị” (của VNCH), tào lao trên mọi thứ bậc tào lao. Vậy mà mọi
người im re nghe theo. Thực tình tôi bái dân VN tám lạy!
Tạm công nhận “nhà nước pháp quyền” là “Etat
de Droit”.
Đảng CSVN được Hiếp pháp qui định là “lực lượng
lãnh đạo nhà nước và xã hội”.
Nguyên tắc nền tảng của “Nhà nước pháp quyền”
là nhà nước theo đó có “pháp thể” (tư cách pháp nhân) đồng đẳng về quyền với mọi
pháp thể khác trong quốc gia. Nhà nước làm gì cũng theo “luật” mà làm. Nhà nước
lạng quạng bị dân kiện đền bồi mệt nghỉ.
Vậy đâu là “pháp thể” (còn gọi là tư cách pháp
nhân) của đảng CSVN, trong một quốc gia (nói là) được xây dựng trên nền tảng luật
lệ?
Đảng CSVN không có tư cách pháp nhân, vậy dựa
vào cái gì để đảng lãnh đạo một “nhà nước được xây dựng trên nền tảng luật lệ”?
Tào lao thiên đế phải không?
2-
Tào lao thứ hai là sự hiện hữu trong “quốc gia pháp
trị” một “trật tự các tiêu chuẩn”. Thí dụ, tiêu chuẩn cao
nhứt là hiến pháp. Còn gọi là “luật cơ bản” hay luật mẹ. Sau đó là các bộ luật.
Dưới luật là các “nghị định”, quyết định… của chính phủ, tỉnh, thành… Tất cả
các bộ luật đều không được mâu thuẫn với Hiến pháp. Các nghị quyết, nghị định,
quyết định… của chính phủ thì không được mâu thuẫn với các bộ luật hay hiến
pháp.
Vụ bãi nhiệm các nhân sự chính phủ, ngay sau
khi Đại hội 13 bế mạc.
Vụ bãi nhiệm tương tự năm 2016 tôi đã nói, lúc
bãi nhiệm các ông Ba Dũng, Tư Sang và Hùng hói, chiếu theo luật thì Quốc hội
không thể bãi nhiệm mấy ông này, vì không có lý do (như phạm các tội cực nặng,
kiểu phản bội quốc gia…). Hiến pháp đã quy định nhiệm kỳ của nhân sự nội các.
Nhớ đâu thời đó có trên 50 đại biểu bỏ phiếu
chống lại vụ bãi nhiệm tào lao này.
Ông Dũng sau đó có nói: Đảng hết chủ trương
thì mình nghỉ. Đảng muốn ông X nghỉ sớm thì ông này phải nghỉ, bất kể Hiến pháp
giải thích ra sao. Rõ ràng quyết định của đảng có hiệu lực trên Hiến pháp.
Vậy thì cái gọi là “nhà nước pháp quyền” không
thể gọi là “Etat de Droit”. Lại càng không phải là “Rule of Law”. Đó là “nhà nước tào lao” phải
không ông Phúc?
Lại còn có cái quyết định 1722/qđ/ttg do ông
Phúc ký. Quyết định này có nội dung “ban hành danh mục bí mật nhà nước của đảng”.
Đọc qua “té ghế”, tào lao trên mọi chuyện tào lao.
Hiến pháp qui định “chủ quyền quốc gia thuộc về
nhân dân”. Vì vậy mới có nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Người
dân có thể biết, bàn và kiểm tra bất cứ chuyện gì có liên quan đến “chủ quyền
quốc gia”, ngay cả khi chuyện đó là chuyện riêng tư của đảng.
Khoản 3 Quyết định 1722: Thông tin về công tác
đối ngoại đảng, đối ngoại nhân dân:
“a) Quyết định, kết luận, báo cáo, kế hoạch, đề
án, phương án, tờ trình, công văn của Trung ương Đảng về chiến lược đối ngoại
liên quan đến an ninh quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; quan hệ đối ngoại
của Đảng ta với các đảng, các nước lớn, các nước láng giềng về vấn đề biên giới
lãnh thổ, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên đất liền,
vùng trời, vùng biển, hải đảo, thềm lục địa của nước ta”.
Từ
khi nào các vấn đề biên giới lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, chủ quyền và quyền
chủ quyền các vùng đất, vùng trời, vùng biển, thềm lục địa… của đất nước VN lại
trở thành “chuyện riêng” của đảng? Dựa vào đâu để ông Phúc
ký quyết định, liệt các chuyện này vào hàng “tuyệt mật quốc gia”? Luật nào đã
qui định cho đảng sự độc quyền có quyết định về các vấn đề này?
Ông Phúc tào lao đã ký một quyết định, một văn
bản dưới luật, vi phạm hiến pháp, chà đạp lên nguyên tắc nền tảng của “nhà nước
pháp quyền”, có mục đích cấm dân bàn chuyện đất nước.
3-
Tào lao thứ ba, nguyên tắc Habeas Corpus (của Rule
of Law) bị đảng CSVN ngồi xổm.
Nguyên tắc “habeas corpus” theo đó một người
không thể bị bỏ tù tùy tiện nếu không thông qua một phiên tòa phân xử.
CSVN đối xử với tập thể quân đội VNCH ngày trước,
tù không ra tù, tội không ra tội. Có người “học tập cải tạo” 2 năm, có người 10
năm, có người bỏ thây nơi rừng sâu nước độc. Họ không phải là “tù binh”, cũng
không thuộc diện “hàng binh”. Họ không phải “tù nhân”, vì không có tòa án nào xử
họ hết.
Vậy mà có người cãi rằng “pháp quyền” của VN
tương ứng với “Rule of Law”. Đúng là tào lao thiên đế.
Tạm chấm dứt chuyện “dân chủ tào lao” của ông
Phúc, giờ nói lại chuyện “dân chủ xà bần”, “nhứt đĩ, nhì sư, tam cha, tứ tướng”
của Đệ nhị VNCH.
Nguyên nhân VNCH sụp đổ là do “sụp đổ từ bên
trong”, thứ nhứt bởi những “con đĩ chính trị”.
Thành phần này cực đông, chiếm lĩnh phần lớn
“sân khấu chính trị”, kiểu “thành phần thứ ba”, các “lực lượng yêu nước”, thành
phần “phản chiến”… mà bản chất của họ hoặc là “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”,
hoặc ngây thơ bị CS lợi dụng.
Thứ hai (và ba) là thành phần tăng lữ, bao gồm
mấy ông cha, mấy ông sư, các “lực lượng” tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo… “dấn
thân” làm chính trị. “Thần quyền” cạnh tranh quyền lực với thế tục. Mấy ông tăng
lữ bị cộng sản lợi dụng “đem bàn thờ xuống đường” chống chính quyền. Cảnh sát
nương tay không dám đàn áp. Rốt cuộc, làm quốc gia suy yếu.
Thành công của ông Diệm là dẹp được các lực lượng
vũ trang của các giáo phái (do Pháp gài lại).
Thứ tư thành phần quân đội sử dụng vũ lực chiếm
đoạt quyền lực. Ông Diệm bị ông Dương Văn Minh lật đổ ngày 1-11-1963. Hai anh
em Diệm, Nhu bị đại úy Nhung, vốn là đàn em ông Minh giết. Ông Minh được khối
Phật giáo của Thích Trí Quang “chống lưng”. Vấn đề là ông Trí Quang làm việc
cho CIA (theo lời tướng Nguyễn Khánh).
Đệ Nhị Cộng hòa được xây dựng lên từ một cuộc
đảo chánh. Chế độ này bị cả thế giới tự do nghi kỵ. Danh không chánh, ngôn
không thuận. Ngay sau khi “chính lý” 1965, một cuộc bầu cử tự do được thực hiện,
chính quyền dân cử lên nắm quyền. Thế giới bắt đầu có một ánh mắt tương đối thiện
cảm đối với VNCH. “Tương đối” là vì thành phần lãnh đạo xuất thân từ quân đội.
Đó cũng là các lý do khiến MTGPMN được một số
các quốc gia Tây Âu tôn trọng và giúp đỡ.
Nếu (lại chữ nếu bất lương!) VNCH không có vụ
“nhứt đĩ, nhì sư, tam cha, tứ tướng” thì Sài gòn không bao giờ sụp đổ.
Đánh giặc kiểu “nhà nghèo” của ông Diệm, đánh
giặc bằng trí tuệ, bằng tấm lòng của toàn dân muốn bảo vệ quốc gia… thì còn lâu
CSVN mới thắng. Chỉ cần “cấm vận” lương thực, đào hào lập “ấp chiến lược”, cô lập
thành phần khủng bố, tiếp tay cho giặc, không cần Mỹ, VNCH cũng đã đủ ngăn chặn
sự nổi dậy và xâm nhập của quân phản loạn.
No comments:
Post a Comment