Tác Giả: Kông
Kông
12/12/2020
http://www.danchimviet.info/lan-man-ve-giao-duc-xhcn/12/2020/21388/
Trên trang bìa quyển Từ
điển khổ 19×27 có các dòng chữ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trung tâm Ngôn ngữ và
Văn hóa Việt Nam. Đại từ điển Tiếng Việt. Nguyễn Như Ý Chủ biên, Nhà xuất bản
Văn Hóa Thông Tin. (nộp lưu chiểu 1-1999 trang 734) định nghĩa giáo dục là:
“ĐN I: Tác động
có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của con người, để họ dần dần
có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra: giáo dục thiếu niên nhi
đồng.
ĐN II: Hệ thống các biện
pháp và cơ quan giảng dạy.” (hết trích)
Theo Nguyễn
Tường Tâm:
“Sau khi đọc 34 cuốn sách
(tiếng Anh) trong phần tham khảo của bài Giáo dục và triết lý giáo dục tôi giản
lược định nghĩa của các tác giả giáo sư Đại học Hoa Kỳ như sau:
Giáo dục là sự
truyền đạt kiến thức từ người thầy sang người trò (the communication of knowledge from one person or thing to another
person)” (hết trích)
Với hai định nghĩa nêu
trên cho thấy nội hàm rất khác nhau.
Chế độ XHCN VN thì muốn
đào tạo “thiếu niên nhi đồng” có “phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề
ra”. 5 chữ “như yêu cầu đề ra” thì đã rõ đó là yêu cầu “con người mới
XHCN”. Vì thế nên họ “hệ thống các biện pháp và cơ quan giảng dạy”
Còn với tư bản Mỹ thì thật
đơn giản, đó là “sự truyền đạt kiến thức” cho người khác.
Kết quả cụ thể là xã hội
Mỹ tiến bộ đến độ đang lãnh đạo thế giới về rất nhiều mặt. Còn VN thì xin người
đọc tự nhận xét.
Với cách đào tạo để có được
“phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” thì xin tạm đọc 92 chữ (được
trích một đoạn trong thư tuyệt mệnh của cháu nữ sinh lớp 10 trường THPT Vĩnh
Xương, Thị xã Tân Châu, An Giang. Tự tử vì uất ức nhưng được cứu sống kịp thời,
gửi Thầy Hiệu trưởng, Cô Hiệu phó và Cô giáo Chủ nhiệm Huỳnh Thị Thu Huệ như
sau:
“… em mong các
giáo viên trên xin đừng chèn ép làm vậy sau cái chết của em mong nhà trường hãy
tự suy xét lại và đối xử tốt hơn với các bạn sau này! Xin cô hiệu phó đừng lấy
uy quyền ra trấn áp học sinh. Xin cô chủ nhiệm đừng bạo lực các bạn sau này và
các em sau thời em.
Sau cái chết của em xin nhà trường đừng bao giờ tin
vào những việc chưa rõ ràng và bạo lực tinh thần với các bạn khác…”
Trong số 92 chữ trích dẫn
cháu đã dùng đến 4 lần chữ XIN, rất lễ phép và nhắn gửi thầy/cô “đừng bao giờ
tin vào những việc chưa rõ ràng và bạo lực tinh thần với các bạn khác…”
Mục đích giáo dục dưới chế
độ CSVN (như từ điển nêu trên) trớ trêu thay bị cô học trò phải dùng đến cái chết
chỉ để XIN thầy/cô hiểu ra vấn đề (!)
Vấn đề ở đây là của thầy/cô.
Thầy Hiệu trưởng, Cô Phó Hiệu trưởng phần chắc là đảng viên, là Đảng ủy của trường.
Đảng ủy thì phải lo đào tạo cho mục đích của đảng, không phải vì kiến thức dân
chủ văn minh. Đúng hơn là đào tạo kiến thức để phục vụ đảng sau nầy.
Còn thầy/cô khác, chưa là
đảng viên, nếu không cẩn thận sẽ dễ dàng bị “mất dạy”! Hình ảnh nhiều cô giáo
quỳ ngay bên đường xin được tiếp tục dạy khi đón “quan chức” đến “làm việc” vẫn
còn đó! (xin thưa, 2 chữ “quan chức” mà đảng dùng… rất phong kiến. “Vua quan
dân chi phụ mẫu” nghĩa là vua quan là cha mẹ dân. Dưới thời VNCH thì dùng 2 chữ
“viên chức”, hiểu là công nhân viên được mướn)
Ngay cả ông Nguyễn Thiện
Nhân, người tốt nghiệp từ phương Tây, từng là cựu Bộ trưởng Giáo dục, trong thời
gian còn là Bí thư Tp HCM một lần gặp đồng bào Thủ Thiêm, thấy rõ sự tột cùng
đau khổ của họ vì bị cướp đất cướp nhà, đã buột miệng “tôi nói giọng Bắc
nhưng là người Nam, tôi không gạt bà con đâu”.
Đó là giây phút hiếm hoi chợt trỗi dậy bất ngờ của nền tảng giáo dục
phương Tây còn sót lại: Tôn trọng sự thật và nhân văn. Còn người Bắc đang là biểu
trưng của nền giáo dục XHCN: Dối trá và bạo lực!
Chính thầy/cô cũng là nạn
nhân. Vì thế trên Facebook Yêu Màu Tím, là nick của cô Chủ nhiệm Huỳnh Thị Thu
Huệ, dù đang bị công luận phê phán, chửi rủa thậm tệ… cũng chỉ như nước đổ đầu
vịt! Yêu Màu Tím vẫn bịa chuyện, viết mỉa mai châm biếm học trò nạn nhân của
mình.
Sự thật, dù có chửi cả
ông Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ cũng vô ích. Cũng chỉ là nước đổ đầu vịt!
Vì tất cả đều là phần ngọn của thảm họa dân tộc.
Hiện tại đất nước đang băng hoại mọi mặt. Ví dụ như chùa từng là nơi giáo dục và gìn giữ
nền tảng đạo đức truyền thống của dân tộc, chỉ bước vào sân chùa hay được đối
diện với sư trụ trì là cảm nhận ngay được đức từ bi, hỉ xả… Những hình ảnh đó
bây giờ tìm đâu ra? Ai thay thế sư trụ trì? Xin thưa, công an!
Do đó phần gốc của vấn đề
là cộng sản muốn trở thành một tôn giáo! Chương trình giáo dục muốn đào tạo tín
đồ đạo… Cộng Sản.
Vì thế người Việt cộng sản
đang “nổi bật” về mọi mặt khi ra nước ngoài, điều mà Đức Tổng Giám mục Ngô
Quang Kiệt đã nói “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục
nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét…”.
Vừa mới đây, 2 ngày Đại Hội
Nhà văn VN nhiệm kỳ 2020-2025, tổ chức rất “hoành tráng” tại Hà Nội, được Trưởng
ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng đến ban huấn từ (giáo dục chứ gì nữa?) Sau đó trên
mạng xã hội chia sẻ hình ảnh một nhà văn/thi sĩ… cởi giày, bàn chân không vớ,
ngồi chồm hổm trên ghế kiểu “chó ngồi nước lụt” tán dóc… làm sống lại hình ảnh
thời sau 30/4, thật “kinh khủng” khi phải đón khách từ miền Bắc ngồi chồm hổm
trên nệm salon, phì phèo thuốc lá, nhổ nước miếng vung vãi. Cán bộ thì nuôi gà
vịt ngoài ban công, nuôi lợn trong bồn tắm…
So với người Bắc 54 thì
người Bắc 75 đúng là bức chân dung rất sống động của giáo dục XHCN.
Bây giờ muốn tìm lại nét
đẹp quốc hồn quốc túy của người Tràng An, cũng là quay về với bản sắc người Việt,
thì chí ít… cũng phải mất từ bốn, năm hay sáu thế hệ thời hậu cộng sản thì mới
may ra… !
(11/12/2020)
Kông Kông
No comments:
Post a Comment