CNN:
Tuyệt vọng trở thành liều lĩnh, 2 điều ông Trump làm có thể khiến nước Mỹ tổn
thương
Minh
Khôi | SOHA
01/01/2021 07:00
Trong vòng chưa đầy 30 ngày nữa, nước Mỹ sẽ chính
thức có tân Tổng thống. Nhưng trước đó, câu hỏi là những hậu quả nào mà Tổng thống
Trump có thể gây ra, CNN bình luận.
Hai cách ông Trump làm
tổn thương nước Mỹ
Trong những ngày qua tại
Nhà Trắng, Tổng thống Trump tiếp tục vùi mình với những viễn cảnh như việc áp dụng
thiết quân luật, sử dụng quân đội để tịch thu máy bỏ phiếu hay can thiệp vào hoạt
động kiểm phiếu Đại cử trị của Quốc hội vào ngày 6/1 tới.
Tuần trước, ông Trump đã
xuất hiện cùng với một nhóm các nghị sĩ Cộng hoà, những người trước đó từng bày
tỏ ý định sẽ thách thức tính toàn vẹn của cuộc bầu cử với những tuyên bố vô căn
cứ về gian lận ngay tại phiên họp đặc biệt của Quốc hội vào ngày 6/1.
Ông Trump có thể tiếp tục
gây ra những tổn hại tới nước Mỹ trong những ngày tới bằng 2 cách, đó là tiếp tục
ủng hộ cho những giả thuyết không cơ sở về cuộc bầu cử và đồng thời phớt lờ
trách nhiệm của mình trong việc là người đứng đầu đất nước.
Nỗ lực của ông Trump
trong việc phá bỏ truyền thống dân chủ của Mỹ khi tự tuyên bố "chiến thắng
áp đảo" trong một cuộc bầu cử thất bại là một điển hình. Cách hành xử của
Tổng thống đã làm dấy lên những nghi ngờ vào những giá trị căn bản của hệ thống
chính trị Mỹ - đó là một cuộc bầu cử công bằng, trong số hàng triệu những cử
tri, cũng như đe doạ tới tính pháp lý của chính quyền ông Biden sau này.
Thông tin từ CNN cho biết,
đã xuất hiện những lo ngại trong các quan chức cấp cao và lãnh đạo quân đội rằng
ông Trump có thể sử dụng quyền lực của Tổng thống và Tổng tư lệnh quân đội theo
những chiều hướng nguy hiểm trong những ngày cuối cùng còn nắm quyền.
"Chúng tôi không biết ông ấy sẽ làm gì", một quan chức tại Lầu Năm
Góc nói. "Chúng ta đang sống trong một giai đoạn kì lạ", một người
khác nói.
Sự phớt lờ của ông Trump
đối với một loạt các cuộc khủng hoảng mà nước Mỹ đang phải đối mặt cũng là một
vấn đề đáng lo ngại, bao gồm sự vô cảm của ông trước đại dịch Covid-19 đã lây
lan cho 18 triệu người dân và cướp đi sinh mạng của 320.000 người.
Trong bối cảnh này, ông
Trump đã thể hiện sự thiếu quan tâm đến việc triển khai thành công chương trình
tiêm chủng quy mô lớn nhằm mang lại hi vọng sẽ sớm chấm dứt cuộc khủng hoảng
chưa từng có do đại dịch gây ra. Ngoài ra, người đứng đầu Nhà Trắng cũng được
cho đã thiếu quyết đoán trong những đối sách trước Nga, nhất là sau khi xảy ra
những vụ tấn công mạng mà Mỹ cáo buộc có sự hỗ trợ của điện Kremlin.
Ngay cả những nhân viên
Nhà Trắng đang lo ngại những gì có thể xảy ra trong thời gian tới. "Ông ấy
vẫn sẽ là Tổng thống trong 1 tháng tới", một người nói.
"Khi sự tuyệt
vọng trở thành liều lĩnh"
Những kế hoạch điên khùng
mà một số phụ tá của ông Trump đã đề xuất, ví như tướng Micael Flynn trong việc
gửi quân đội tới các bang chiến trường nhằm thay đổi kết quả bầu cử, rõ ràng
khó có thể xảy ra. Kể cả khi bộ máy của ông Trump có thể triển khai một kế hoạch
như vậy, hệ thống toà án rõ ràng sẽ không để ông Trump phá huỷ nền dân chủ của
Mỹ. Khó có thể tưởng tượng quân đội sẽ có hành động để thay đổi ý chí chọn lựa
của người dân ngay trên nước Mỹ.
Tuy nhiên, điều đáng buồn
và khó có thể tưởng tượng là ông Trump vẫn tiếp tục nghe về những giả thuyết
điên rồ như thiết lập thiết quân luật ngay trong Phòng Bầu Dục, nơi được coi là
sự tập trung của những giá trị dân chủ nhất của nước Mỹ.
"Phần còn lại của thế
giới đang nhìn vào chúng ta. Tất cả những gì đang xảy ra chỉ khiến tất cả đặt
câu hỏi những gì đang xảy ra ở nước Mỹ?" John Kasich, cựu Thống đốc bang
Ohio thuộc đảng Cộng hoà nói.
Việc một Tổng thống như
ông Trump mất đi sự sáng suốt đã là một vấn đề nghiêm trọng từ góc độ nội tại của
nước Mỹ. Nhưng chưa hết, điều đó còn gửi đi một thông điệp tới các quốc gia đối
địch rằng nước Mỹ đang thiếu sự lãnh đạo từ cấp cao nhất. Việc ông Trump từ chối
để chính phủ đưa ra tuyên bố về việc Nga đứng đằng sau vụ tấn công mạng cho thấy
các đối thủ sẽ có khoảng thời gian 30 ngày tới đây để tiếp tục gây ảnh hưởng tới
các lợi ích cốt lõi của nước Mỹ.
Cuộc gặp giữa ông Trump
và các nghị sĩ Đảng Cộng hòa là bước đi mới nhất cho thấy ông sẵn sàng phá bỏ
tính liêm chính của hệ thống bầu cử Mỹ trước khi rời bỏ Nhà Trắng. Nhóm nghị sĩ
này đã sẵn sàng "để lật lại kết quả bầu cử trước những núi chứng cứ về
gian lận bầu cử", Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows viết trên
Twitter, qua đó tiếp tục nhóm lên những hi vọng giả tưởng về khả năng thay đổi
kết quả bầu cử sau khi liên tiếp các vụ kiện pháp lý của phe ông Trump bị các
toà án từ cấp Liên bang đến địa phương bác bỏ.
"Tôi nghĩ rằng chúng ta thấy ông
Trump đang ngày càng trở nên tuyệt vọng, và mọi việc đều có thể xảy ra khi sự
tuyệt vọng trở thành liều lĩnh", Lawrence Wilkerson, cựu trợ lý của nguyên Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell
nói.
-----------------------
Động
thái bất thường của Trump trước khi Quốc hội họp xác nhận Biden thắng
Vì
sao ông Trump rút ngắn kỳ nghỉ, về Washington trước khi xác nhận phiếu Cử tri
đoàn?
Hành
động hậu bầu cử của Trump sẽ làm “lung lay” ghế của đảng Cộng hòa tại Thượng viện
Phe
ông Trump nộp đơn kiện để ép ông Mike Pence lật ngược kết quả bầu cử
No comments:
Post a Comment