PHẦN 2 :
Biển Đông 2020: Mỹ chỉnh chính sách, Đông Nam Á cứng rắn hơn với
Trung Quốc.
Hoàng Việt
30/12/2020
05:30 GMT+7
PHẦN 1 : Trung
Quốc gia tăng các hoạt động để độc chiếm Biển Đông
05:00 | 29/12/202016
Trước hành động của Trung
Quốc, Mỹ gia tăng hoạt động quân sự tại Biển Đông và điều chỉnh quan điểm chính
sách theo hướng tán thành phán quyết của Toà trọng tài năm 2016.
Trung Quốc gia
tăng các hoạt động để độc chiếm Biển Đông
Dự
luật hải cảnh Trung Quốc: Tăng hiện diện, ‘đòn thử’ với tân Tổng thống Mỹ
Trung Quốc và
chọn lựa của người thắng cử Tổng thống Mỹ
Bộ Quốc phòng Mỹ đã
gia tăng tần suất hoạt động tự do hàng hải (FONOP) tại Biển Đông. Tính đến
25/12, năm nay Hải quân Mỹ đã tiến hành 9 FONOP tại quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa, so với 8 cuộc năm 2019 và 6 cuộc năm 2018.
Mỹ tăng cường hoạt
động tự do hàng hải ở Biển Đông.
Hải quân Mỹ cũng tiến
hành hoạt động phối hợp 2 tàu sân bay lần đầu tiên từ năm 2014, đồng thời đẩy
mạnh tuần tra trên không và triển khai tàu ngầm.
Áp dụng biện pháp
trừng phạt
Tháng 4 và 5, các tàu chiến
của Hải quân Mỹ áp sát tàu khảo sát của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế
(EEZ) của Malaysia. Không quân Mỹ cũng gia tăng số lượng nhiệm vụ của máy
bay ném bom chiến lược B52, B1-B và B2 trên vùng trời Biển Đông.
Chính quyền Trump cáo buộc
Trung Quốc lợi dụng đại dịch để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền và trong tháng
4 đã kêu gọi Bắc Kinh dừng hoạt động khiêu khích và cách hành xử bắt nạt.
Đáng kể hơn, Mỹ thể hiện
lập trường rõ ràng hơn về nền tảng pháp lý trong các đòi hỏi chủ quyền của
Trung Quốc.
Ngày 1/6, Mỹ
đệ trình công thư lên LHQ phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại
Biển Đông vì không phù hợp với UNCLOS.
Công thư của Phái
đoàn thường trực Mỹ gửi Liên hợp quốc phản đối yêu sách của Trung Quốc. Ảnh:
USUN
Ngày 13/7, Ngoại
trưởng Mike Pompeo đưa ra tuyên bố quan trọng, ủng hộ phán quyết
của Toà
trọng tài năm 2016.
Cụ thể, Mỹ bác bỏ “đường
9 đoạn” bất hợp pháp của Trung Quốc, đòi hỏi chủ quyền của nước này đối với các
nguồn tài nguyên ngoài khơi thuộc EEZ của Việt Nam, Philippines, Brunei,
Malaysia, Indonesia cũng như với đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây và bãi ngầm James.
Ngoại trưởng Mike
Pompeo tuyên bố: “Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là
vùng biển của mình. Mỹ đứng về phía các đồng minh và đối tác ở Đông Nam Á trong
việc bảo vệ quyền chủ quyền của họ với nguồn tài nguyên ngoài khơi, phù hợp
với các quyền và nghĩa vụ của họ theo luật
pháp quốc tế”.
Trong bài phát biểu tại một
tổ chức tư vấn ở Washington, D.C. một ngày sau tuyên bố của ông Pompeo, Trợ
lý Ngoại trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell mô tả
các tập đoàn Trung Quốc tiến hành hoạt động ở Biển Đông là “các công cụ cưỡng
chế kinh tế và lạm dụng quốc tế”.
Theo ông, trong đàm phán
COC, Trung Quốc đã tìm cách hạn chế khả năng của các nước Đông Nam Á tiến hành
tập trận quân sự với nước ngoài, sử dụng chiến thuật hăm dọa để ngăn chặn các
nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền hợp tác khai thác năng lượng với các công
ty không phải của Trung Quốc.
Tham khảo thêm
Công
hàm chung Pháp, Anh, Đức và cuộc chiến pháp lý trên Biển Đông
Stilwell cũng đề cập tới
khả năng Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào cá nhân và
doanh nghiệp tham gia thực hiện chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông.
Ngày 26/8, Bộ Ngoại giao
Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt với một số công dân Trung Quốc chịu
trách nhiệm hoặc có dính líu tới việc xây dựng, cải tạo hoặc quân sự hoá quy mô
lớn các tiền đồn có tranh chấp ở Biển Đông.
Bộ Thương mại Mỹ liệt
vào “danh sách đen” 24 công ty nhà nước của Trung Quốc liên quan
tới việc xây dựng 7 đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa.
Phản ứng của Đông
Nam Á
Các nước Đông Nam Á có
tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông tỏ ra lo lắng trước cách hành xử hung
hăng của Trung Quốc tại vùng biển này và thể hiện quan điểm cứng rắn hơn.
Phản ứng của các nước
Đông Nam Á chủ yếu mang tính pháp
lý. Từ tháng 12/2019, Malaysia, Việt Nam, Indonesia và Philippines gửi công
hàm tới LHQ phản đối “đường 9 đoạn” và các yêu sách về“quyền lịch sử” đối với
Biển Đông mà Trung Quốc đưa ra.
Quan trọng hơn, qua việc
phản đối yêu sách của Trung Quốc, các nước Việt Nam, Indonesia và Philippines
đã đề cập tới phán quyết của Toà trọng tài năm 2016 một cách rõ ràng, qua đó
khôi phục giá trị của phán quyết này sau 4 năm bị gạt sang một bên.
Ngay cả Brunei, vốn
được coi là “im hơi lặng tiếng” trong số các nước có tuyên bố chủ quyền, cũng lần
đầu tiên ra tuyên bố về Biển Đông ngày 20/7, trong đó nhấn mạnh rằng các cuộc
đàm phán giải quyết tranh chấp cần tuân thủ UNCLOS.
ASEAN cũng đã nhấn mạnh
hơn tới UNCLOS, coi đây là nền tảng để xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán
và các lợi ích chính đáng liên quan tới các vùng biển.
Philippines là nước điều
chỉnh lập trường một cách rõ ràng nhất theo hướng cứng rắn hơn. Tháng 5, Hải
quân nước này mở một bến đỗ mới tại đảo Pagasa và công bố kế hoạch phát
triển hạ tầng tại đây.
Vào dịp 4
năm ngày Tòa trọng tài ra phán quyết, Ngoại trưởng Philippines Teddy Locsin
nói rằng phán quyết này là “không thể đàm phán”. Sau tuyên bố của ông Pompeo, Bộ
trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã kêu gọi Trung Quốc tuân
thủ phán quyết. Tháng 8, ông Locsin tuyên bố nếu Philippines bị tấn công tại Biển
Đông, ông sẽ kích hoạt hiệp ước liên minh quân sự năm 1951 với Mỹ, trong
khi đó Bộ trưởng Lorenzana cho rằng yêu sách “đường
9 đoạn” của Bắc Kinh chỉ có trong tưởng tượng.
Duy trì chính
sách đã có từ lâu, Indonesia tái khẳng định phản đối “đường 9 đoạn” cũng
như đề xuất của Trung Quốc về việc đàm phán các tuyên bố chủ quyền chồng lấn gần
quần đảo Natuna. Tháng 7/2020, quân đội Indonesia tiến
hành tập trận hải quân và không quân quy mô lớn ở gần Natuna.
Phái đoàn Malaysia
tại Liên hợp quốc gửi công hàm bác bỏ các yêu sách trên Biển Đông của Trung Quốc
Trong khi đó, Hải quân và
Cảnh sát biển Malaysia tuần tra gần tàu thăm dò West Capella và theo dõi sự
hiện diện của tàu khảo sát Trung Quốc trong EEZ của nước này trong tháng 4-5.
Chính phủ tái khẳng định rằng sẽ bảo vệ các quyền và lợi ích của đất nước tại
Biển Đông.
Ngày 13/8, Ngoại trưởng
Malaysia Hishammuddin Hussein phát biểu nhấn mạnh sự kiên trì, nhất quán sử dụng
các biện pháp đấu tranh ngoại giao. Malaysia đã thành công khiến tàu Trung
Quốc rời khỏi các khu vực dầu khí mà tập đoàn Petronas của nước này đang
hoạt động.
Cạnh tranh Mỹ-Trung
quyết liệt hơn
Mối quan hệ giữa Trung Quốc
và Mỹ từ sau đại dịch Covid-19 đã bước vào giai đoạn cạnh tranh ngày càng khốc
liệt trong cuộc đua giữa một siêu cường và một cường quốc mong muốn soán ngôi.
Với sự đồng thuận lưỡng đảng
tại Mỹ về vấn đề Trung Quốc, chính quyền mới ở Mỹ sẽ không thể thực hiện một
chính sách mang tính hòa hoãn hơn tại Biển Đông. Tuy nhiên, cách thức triển
khai cụ thể trên thực tế có thể khác nhau.
Năm 2021, Mỹ vẫn sẽ tiếp
tục gia tăng tần suất tập trận với đồng minh và đối tác, các chiến dịch hiện diện
và tuần tra nhằm đảm bảo tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông.
Khả năng xảy ra đụng độ
giữa lực lượng quân sự Mỹ
và Trung Quốc ở khu vực này vẫn tiềm ẩn những nguy cơ khó lường. Nhiều
khả năng, Washington sẽ tiếp tục áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung
nhằm vào các công ty, cá nhân tại Trung Quốc mà Mỹ cho rằng có vi phạm ở Biển
Đông.
Biển Đông sẽ là một
trong những địa bàn quan trọng để Mỹ kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Các
nước Đông Nam Á sẽ trở thành tâm điểm của cuộc cạnh tranh Trung-Mỹ ngày một gia
tăng.
Tiến trình hoàn tất
COC vẫn còn đầy trắc trở
Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy
mạnh các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ nhằm chuyển hướng chú ý khỏi các khó khăn
kinh tế.
Khả năng trong năm
2021, Trung Quốc sẽ tiếp tục gây sức ép lên hoạt động thăm
dò khai thác tài nguyên của các quốc gia ven Biển Đông, đồng thời thúc đẩy
hợp tác khai thác chung theo kiểu Trung Quốc, thông qua đó thao túng
và chia rẽ các nước ASEAN.
Năm 2020, do đại
dịch diễn biến phức tạp, các quan chức 10 nước thành viên ASEAN và
Trung Quốc chưa thể gặp nhau để tiếp tục đàm
phán về COC.
Tính chất nhạy cảm của
các cuộc đàm phán này không cho phép tiến hành thông qua hình thức trực tuyến.
Bắc Kinh có vẻ muốn nối lại
đàm phán. Tuy nhiên, lập trường của các bên còn rất xa nhau. Hơn thế nữa,
bản thân Trung Quốc - vốn phớt lờ luật pháp quốc tế, và muốn độc chiếm Biển Đông,
nên việc duy trì tiến trình đàm phán COC thực chất cũng chỉ là một biện pháp
câu giờ để họ thực hiện các ý đồ ở vùng biển này.
Chính vì vậy, ngay cả khi
các cuộc thảo luận được nối lại, mục tiêu hoàn tất COC trong năm 2021 mà Trung
Quốc đơn phương tuyên bố sẽ khó có thể đạt được.
Kỳ tới: Trung Quốc với những bước ngoặt để 'làm chủ'
hoạt động ở Biển Đông
Việt Hoàng
-------------------------------------
Giảng viên Hoàng việt (Đại
học luật TP.HCM), thành viên Ban nghiên cứu luật biển và Hải đảo, liên đoàn luật
sư việt nam.
11 Bài viết :
.
Biển
Đông 2020: Mỹ chỉnh chính sách, Đông Nam Á cứng rắn hơn với Trung Quốc
05:30 | 30/12/2020
.
Trung
Quốc gia tăng các hoạt động để độc chiếm Biển Đông
05:00 | 29/12/2020
.
Biển
Đông: 12 năm trôi qua còn nguyên đó lo ngại lẫn ước mong
08:38 | 19/11/2020
.
Trọng
trách Việt Nam trong năm ASEAN đối mặt nhiều thách thức
08:32 | 15/11/2020
.
Dự
luật hải cảnh Trung Quốc: Tăng hiện diện, ‘đòn thử’ với tân Tổng thống Mỹ
05:30 | 10/11/2020
.
Đối
ngoại thời tân Tổng thống Mỹ: Phục hưng tư tưởng truyền thống
10:09 | 08/11/2020
.
Biển
Đông và chọn lựa của Tổng thống mới nước Mỹ
09:57 | 02/11/2020
.
Thông
điệp chuyến thăm bất ngờ của Ngoại trưởng Mỹ đến Việt Nam
07:10 | 29/10/2020
.
So
găng lần cuối giữa Trump - Biden: Thắng lợi và bế tắc
05:02 | 25/10/20207
.
Lý
do tân Thủ tướng Nhật chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên
06:00 | 17/10/20203
.
Tranh
luận ứng viên Phó tổng thống Mỹ: Hiệp phụ biến thành hiệp chính
05:00 | 09/10/2020
No comments:
Post a Comment