Trung
Quốc tức giận việc Mỹ tăng cường hỗ trợ cho Đài Loan và Tây Tạng
Reuters / VOA
28/12/2020
https://www.voatiengviet.com/a/tq-tuc-gian-viec-my-tang-cuong-ho-tro-dailoan-tay-tang/5715797.html
Hôm 28/12, Trung Quốc bày
tỏ sự tức giận sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký ban hành luật tăng cường
hỗ trợ cho Đài Loan và Tây Tạng, vốn đã được đưa vào gói chi tiêu và viện trợ đại
dịch trị giá 2,3 nghìn tỷ đôla, theo Reuters.
Đạo luật Đảm bảo Đài Loan
năm 2020 và Đạo luật Chính sách và Hỗ trợ Tây Tạng năm 2020 đều lên tiếng phản
đối Trung Quốc, đồng thời bày tỏ sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với sự tham gia có ý
nghĩa của Đài Loan vào các cơ quan của LHQ và các hoạt động bán vũ khí thường
xuyên.
Trung Quốc
chỉ trích dự luật quốc phòng của Mỹ là ‘can thiệp’
Đối với Tây Tạng, đạo luật
nói rằng các biện pháp trừng phạt nên được áp dụng đối với các quan chức Trung
Quốc, những người can thiệp vào việc bầu chọn nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong,
người kế nhiệm Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Phát biểu tại Bắc Kinh,
phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) cho biết
Trung Quốc “kiên quyết phản đối” cả hai đạo luật trên.
Ông Triệu nói tại cuộc họp
báo: “Quyết tâm của chính phủ Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh
và lợi ích phát triển của quốc gia là điều không thể lay chuyển.”
Ông nói rằng Mỹ không nên
áp dụng các phần của các đạo luật trong đó có “nhắm vào Trung Quốc” để tránh
gây tổn hại cho quan hệ Trung-Mỹ, đồng thời nói thêm rằng chúng là sự can thiệp
vào công việc nội bộ của Trung Quốc.
Cùng ngày, Chính phủ Đài
Loan hoan nghênh động thái này của Hoa Kỳ.
Phát ngôn viên Văn phòng
Tổng thống Đài Loan Xavier Chang cho biết: “Hoa Kỳ là một đồng minh quan trọng
của Đài Loan trên trường quốc tế và là một đối tác vững chắc để chia sẻ các giá
trị tự do và dân chủ.”
--------------------------------------------------------------------
.
.
Trung
Quốc tập trận rầm rộ ở Biển Đông
29/12/2020
https://duandang.substack.com/p/2912-trung-quc-tp-trn-rm-r-bin-ng
Chào các bạn,
Ngoài trừ sự việc khẩn cấp
phát sinh, đây có thể là bản tin cuối cùng trong năm 2020 đầy biến động này.
Trong những ngày cuối năm này, bản tin chỉ xin nêu ngắn gọn một số diễn biến
đáng chú ý ở Biển Đông vài ngày qua.
Nhân đây cũng xin trân trọng
cảm ơn sự theo dõi của quý độc giả trong nửa năm qua!
Chúc các bạn một năm mới
tràn đầy niềm vui và hạnh phúc! Hẹn gặp trong năm tới với nhiều điều mới mẻ
hơn!
Thân mến!
1. Trung Quốc
tập trận xuyên năm ở Biển Đông
Ngày 28.12, Cục Hải sự tỉnh
Hải Nam liên tiếp công bố 4 cảnh báo hàng hải cho biết nước này sẽ tiến hành huấn
luyện quân sự tại 4 khu vực ở Biển Đông trong thời gian từ ngày 29.12 đến ngày
7.1.2021.
Trong thời gian diễn ra
huấn luyện tàu bè bị cấm đi vào 4 khu vực nằm ở xung quanh đảo Hải Nam này.
Các cuộc tập trận được tiến
hành sau khi tàu sân bay Sơn Đông đến căn cứ Tam Á ở đảo Hải Nam vào hạ tuần
tháng 12.
Trong ngày hôm qua 28.12,
ít nhất 7 tàu chiến các loại được nhìn thấy di chuyển xuống khu vực huấn luyện ở
phía nam Hải Nam, theo ảnh vệ tinh. Các tàu này bao gồm tàu khu trục Type 055,
Type 052D; tàu hộ vệ Type 054A và tàu tiếp tế Type 903.
Chưa rõ tàu sân bay Sơn
Đông có tham gia cuộc huấn luyện trong thời gian tới hay không, nhưng cùng thời
điểm, tàu này vẫn neo tại cảng cùng với tàu đổ bộ tấn công Type 075 đã đến Tam
Á trong thời gian trước đó.
Tại căn cứ Tam Á hiện có
mặt đầy đủ những chiến hạm mới và hiện đại nhất của Trung Quốc như tàu sân bay
nội địa Sơn Đông, tàu đổ bộ tấn công Type 075 và tàu khu trục Type 055.
2. Oanh tạc
cơ B-1B tiếp tục áp sát Hoàng Sa, Tam Á
Ngày 28.12, hai oanh tạc
cơ B-1B của Mỹ đã bay đến Biển Đông từ căn cứ Andersen ở đảo Guam.
Đây là lần thứ hai B-1B
bay đến Biển Đông trong 5 ngày. Đường bay mới nhất của chúng cũng gần giống
như đường
bay ngày 23.12, tức từ eo Ba Sỹ xuống Bãi Macclesfield trước khi
vòng lên quần đảo Hoàng Sa và lượn xuống quần đảo Trường Sa.
Tương tự lần trước, một
nguồn tin cho hay Trung Quốc đã điều hai chiến đấu cơ J-11B cất cánh từ đảo Phú
Lâm ở Hoàng Sa để bám theo oanh tạc cơ Mỹ khi chúng bay đến gần Hoàng Sa và Tam
Á.
Thông tin từ nguồn này
cũng khớp với hình ảnh vệ tinh của Planet Labs ngày 28.12, cho thấy hai chiến đấu
cơ Trung Quốc xuất hiện trên bãi đỗ của sân bay ở đảo Phú Lâm, sẵn sàng cất
cánh thực hiện nhiệm vụ.
Cũng trong hôm qua, một
máy bay không người lái MQ-4C Triton của Mỹ cũng tiến hành chuyến bay
trinh sát tại gần căn cứ Tam Á.
3. Nước đi mới
của Trung Quốc
Trong vài ngày qua, Trung
Quốc dường như có dấu hiệu bành trướng phạm vi quản lý của cái gọi là “Trung
tâm điều phối cứu nạn (RCC) Tam Sa” trên danh nghĩa cứu hộ cứu nạn và cảnh báo
hàng hải ở Biển Đông.
Cụ thể, trong vụ tàu hàng
Dong Yang gặp nạn ở phía nam Biển Đông vào ngày 21.12, các cơ quan hữu quan của
Việt Nam đã nỗ lực điều phối tàu ứng cứu và rốt cuộc tàu hàng JPO
PISCES đã cứu thành công 10 thuyền viên của tàu Dong Yang.
Không rõ tình huống cứu nạn
của tàu JPO PISCES diễn ra như thế nào. Tuy nhiên, Trung Quốc sau đó đã ra
sức quảng bá việc cứu nạn này như là một thành công riêng của công tác cứu hộ cứu
nạn ở Biển Đông của Bắc Kinh.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại
giao Trung Quốc Triệu
Lập Kiên đã phát biểu về vụ cứu nạn này trong cuộc họp báo ngày
23.12 và không quên nhấn mạnh vụ tai nạn xảy ra ở gần bãi Tư Chính một cách có
ý đồ. Truyền thông Trung Quốc sau đó cũng đưa tin dày đặc về vụ giải cứu này.
Không những thế, ngày
26.12, Cục Hải sự Hải Nam đưa ra thông báo về tàu trôi dạt tại
hai vị trí 6-32.0N/110-51.0E và 7-20.0N/110-37.0E.
Điều nực cười là hai vị
trí này ở phía nam quần đảo Trường Sa này không liên quan gì đến Cục Hải sự tỉnh
Hải Nam hoặc cái gọi là “Trung tâm điều phối cứu nạn Tam Sa” cả.
Theo những gì tôi quan
sát lâu nay, đây dường như là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra các cảnh báo về những
sự vụ xảy ra ở khu vực phía nam Biển Đông. Điều này gợi ý Bắc Kinh có thể đang
muốn bành trướng phạm vi hoạt động của Cục Hải sự Hải Nam và trung tâm điều phối
cứu nạn xuống phía nam.
Động thái này không nằm
ngoài mục đích nhập nhèm vấn đề chủ quyền biển ở khu vực này, thể hiện mức độ
“quản lý” nhất định ở Biển Đông.
Thân mến,
Duân
No comments:
Post a Comment