BTV
Tiếng Dân
28/12/2020
https://baotiengdan.com/2020/12/28/ban-tin-ngay-28-12-2020/
Tin Biển Đông
RFI đặt câu hỏi: 2021 – Kịch bản nào cho Biển Đông? Nhà nghiên cứu
Mark J Valencia dự đoán, trong năm 2021, kịch bản tệ hại nhất và ít khả năng xảy
ra nhất là chiến tranh ở Biển Đông, dù “quân đội Trung Quốc và Mỹ đang
tham gia vào các cuộc phô trương lực lượng gần như liên tục và đôi khi mang
tính cạnh tranh ở khu vực này. Một số người cho rằng những mâu thuẫn đôi bên sẽ
sớm dẫn đến chiến tranh”.
Lý do chiến tranh hiện
khó xảy ra, dù căng thẳng tiếp tục gia tăng: “Hiện tại, Trung Quốc chưa
sẵn sàng cho một cuộc xung đột vũ trang quy mô lớn với Mỹ và các đồng minh của
Washington, còn Mỹ thì đang phân tâm vì những khó khăn trong nước và các điểm
nóng khác ở nước ngoài”.
VnExpress có bài: Thách thức ‘rình rập’ Đông Nam Á năm 2021. Ông
Bilahari Kausikan, cựu bí thư thường trực Bộ Ngoại giao Singapore dự
đoán, “nước Mỹ dưới thời Biden sẽ tiếp tục cuộc cạnh tranh siêu cường với
Trung Quốc, tăng cường các hoạt động thách thức yêu sách chủ quyền phi lý của Bắc
Kinh trên Biển Đông, đồng thời gia tăng sức ép về thương mại và công nghệ”.
Tín hiệu hợp tác của chế
độ đảng trị với chế độ độc tài kiểu mới: Trung Quốc và tín hiệu “tăng cường hợp tác” với Nga để đối
phó Mỹ, theo Viet Times. Tin cho biết, tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng
Nga và TQ đã đưa ra tuyên bố chung, trong cuộc tuần tra chung, với sự tham gia
của 4 máy bay ném bom chiến lược H-6K của TQ và 2 máy bay ném bom Tu-95 của
Nga.
Tuyên bố nói rằng, cuộc
tuần tra chung “nhằm mục đích tăng cường phát triển quan hệ đối tác chiến
lược toàn diện trong kỷ nguyên mới, và nâng tầm hợp tác chiến lược giữa quân đội
hai nước, tăng khả năng hoạt động để chung tay bảo vệ sự ổn định chiến lược của
toàn cầu”. Trước đó, Hoàn Cầu thời báo kêu gọi: “Trung Quốc nên chuẩn
bị đối đầu với Mỹ ở Biển Đông và eo biển Đài Loan, dù cho ai vào Nhà Trắng”.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Bộ
trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Việt Nam duy trì ổn định ở Biển Đông một phần nhờ quan hệ
song phương. Đúng là nhờ “quan hệ song phương”, “hữu hảo” với TQ, xem họ
như “bạn vàng”, “bạn tốt”, nên tình hình Biển Đông lẽ ra rất căng thẳng khi Bắc
Kinh liên tiếp đưa thêm tàu chiến, máy bay tới tập trận, thì lại trở nên “hòa
bình” qua mấy lời tuyên truyền của các quan chức CSVN.
Mời đọc thêm: Năm 2020: Những biến động từ Biển Đông đến Trung Đông (PLTP).
– Việt Nam – Myanmar tham khảo chính trị thường niên cấp Thứ
trưởng lần thứ 9 (TG&VN). – Hải Quân Ấn Độ và Việt Nam tập trận ‘chống tàu ngầm’ trên Biển
Đông (NV). – Bước chuyển chiến lược của Australia (VOV).
.
Tin chính trường
Sáng nay, tại TP Hà Nội,
Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội nghị tập huấn tuyên truyền Đại hội lần thứ XIII của Đảng cho các
cơ quan báo chí, báo Lao Động Thủ Đô đưa tin. Mục đích chính của hội
nghị: “Tuyên truyền về công tác chuẩn bị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII của Đảng”.
Thứ trưởng Bộ 4T Hoàng
Vĩnh Bảo kêu gọi báo chí “lề đảng” thực hiện “công tác tuyên truyền cần
bảo đảm đúng sự chỉ đạo, định hướng chính trị, tư tưởng bằng nhiều hình thức
phong phú, sinh động, tạo không khí phấn khởi, tin tưởng vào Đại hội XIII của Đảng”.
Muốn gieo niềm tin nơi người dân thì phải dùng hành động, chứ không thể suốt
ngày tuyên truyền dối trá, xa rời thực tế. Lời kêu gọi của Thứ trưởng 4T cho thấy,
nỗi sợ dân không còn tin đảng.
Tại hội nghị nói trên,
ông Nguyễn Đức Hà, chuyên gia Xây dựng Đảng, thuộc BTC Trung ương thông
báo: Hội nghị Trung ương 15 sẽ xem xét ‘nhân sự đặc biệt’,
VnExpress đưa tin. Các cơ quan chuẩn bị nhân sự BCH TƯ trước, sau đó là Bộ
Chính trị, Ban Bí thư, rồi đến các chức danh chủ chốt gồm Tổng bí thư, Chủ tịch
nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và “trường hợp đặc biệt” chuẩn bị
sau cùng.
Ông Hà giải thích, “trường
hợp đặt biệt” là những người ngoài độ tuổi quy định, với ủy viên Trung ương là
quá 60 tuổi, còn với ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư quá 65 tuổi: “Những
trường hợp đặc biệt so với quy định chung (quá tuổi) sẽ được các cấp có thẩm
quyền cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng nhiều mặt thông qua quy trình chặt chẽ, bảo đảm
dân chủ, minh bạch trước khi trình Ban chấp hành Trung ương khóa XII xem xét tại
hội nghị lần thứ 15 và quyết định việc giới thiệu với Đại hội XIII”.
Báo Người Đưa Tin có
bài: Đại hội Đại biểu toàn quốc XIII có nhiều điểm mới về nhân sự.
Một trong các điểm mới: “Thực hiện giảm khoảng 5% số lượng cấp ủy viên
cấp tỉnh, cấp huyện; giao cho ban thường vụ cấp ủy các cấp kết luận và chịu
trách nhiệm về tiêu chuẩn chính trị của nhân sự tham gia cấp uỷ; thực hiện chủ
trương bí thư cấp uỷ cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương”.
Ông Nguyễn Đức Hà thông
báo thêm, Đại hội lần thứ XIII của Đảng có sự tham dự của 1.590 đại biểu,
theo báo Gia Đình VN. Số đại biểu tham dự Đại hội lần thứ 13 là 1.590 đại biểu,
trong đó có 194 đại biểu đương nhiên, 1.381 đại biểu được bầu và 15 đại
biểu được chỉ định. So với Đại hội 12 thì tăng 80 đại biểu. Về công
tác chuẩn bị nhân sự, Bộ Chính trị thành lập Ban Chỉ đạo quy hoạch cán bộ cấp
chiến lược, số lượng cán bộ được quy hoạch BCH TƯ khóa 13 ít hơn so với khóa
12.
Cũng trong hôm nay, Chính
phủ tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương. Hội nghị lẽ ra do Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc chủ trì, nhưng Tổng – Chủ Nguyễn Phú Trọng tham dự rồi “cướp
diễn đàn” luôn. Báo Người Lao Động dẫn lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Phải kỷ luật một vài người để cứu
muôn người. Tổng – Chủ Trọng nhắc lại thành tích “đốt lò” của
mình: “Trong nhiệm kỳ XII của Đảng, đã có 113 cán bộ thuộc diện Trung
ương quản lý đã bị thi hành kỷ luật, thậm chí một số cán bộ bị xử lý hình sự”.
Báo Đầu Tư câu dẫn lại
câu nói như lời thoại kịch của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Rất khổ tâm, đau xót khi kỷ luật
cán bộ. Ông Trọng nói: “Nhắc đến những con số này chúng ta thật
đau lòng. Chúng ta rất nhân văn, nhân đạo, nhân ái, nhân tình, không thích thú
gì khi phải kỷ luật đồng chí, đồng đội mình, đó là điều rất khổ tâm, đau xót”.
Có lẽ cũng vì “khổ tâm” nên chiến dịch “đốt lò” chỉ dám xử mấy người thừa hành, đến giờ vẫn không
dám dụng đến “sâu chúa”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/12/Img1-19.jpg
Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với
các địa phương sáng nay 28/12/2020. Ảnh: VGP/ĐT
Tổng – Chủ “nổ” sang cả
lĩnh vực kinh tế, xã hội: 2020 là năm thành công nhất trong 5 năm vừa qua, thời
báo Tài Chính đưa tin. Ông Trọng nói, “mặc dù không hoàn thành được một
số chỉ tiêu đề ra từ đầu năm, chủ yếu do nguyên nhân khách quan, nhưng năm 2020
vẫn được xem là năm thành công nhất trong 5 năm vừa qua với những kết quả,
thành tích đặc biệt…” Mấy lời tuyên truyền tô hồng chế độ thì không có
gì lạ, điều lạ là thường Thủ tướng mới là người hay “nổ” về kinh tế, thay vì
ông già “hai ghế” chuyên “đốt lò”.
Gần đến Đại hội 13, những
màn kịch tuyên truyền cho chế độ chắc chắn sẽ xuất hiện ngày càng nhiều. Điều lạ
là hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương thường
do Thủ tướng Phúc phát biểu chỉ đạo, vì rõ ràng Thủ tướng mới là người
đứng đầu Chính phủ chứ không phải Tổng Bí thư hay Chủ tịch nước. Nhưng hôm nay
ông Trọng đã “hồn nhiên như cô tiên”, rồi “cướp diễn đàn” của ông Phúc, cướp
luôn vai trò “nổ” của ông Phúc…
Mời đọc thêm: Tập huấn tuyên truyền Đại hội lần thứ XIII của Đảng (HNM).
– Hội nghị Trung ương 15 sẽ giới thiệu “trường hợp đặc biệt” (TQ).
– Hội nghị TƯ 15 sẽ quyết định trường hợp đặc biệt cho Đại hội
Đảng XIII (GT). – Khai mạc Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương (TTXVN).
– Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước dự Hội nghị trực tuyến Chính phủ
với địa phương (LĐ). – Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự hội nghị
Chính phủ với địa phương (TT). – “Chúng ta tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn với những
kết quả đã đạt được” (VOV). – Chùm ảnh: Hội nghị Chính phủ với các địa phương (TBTC).
.
Điều tra bằng giả ở
ĐH Đông Đô
Diễn biến mới vụ điều tra bằng giả ở ĐH Đông Đô: Bộ Công an thông báo tìm người xài bằng giả Đại học Đông Đô,
báo Pháp Luật TP HCM đưa tin. Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đề nghị các
cơ quan, tổ chức, cơ sở đào tạo rà soát lại hồ sơ đã tiếp nhận của các cán bộ,
học viên, nghiên cứu sinh, nếu phát hiện có sử dụng bằng cử nhân ngôn ngữ Tiếng
Anh hệ Chính quy – Văn bằng 2, do ĐH Đông Đô cấp, thì thông báo ngay bằng văn bản
cho Cơ quan ANĐT.
Zing có bài: Bộ
Công an điều tra người được Đại học Đông Đô cấp bằng. Bên cạnh thông
báo trên, công an còn đề nghị “các cá nhân đã được Đại học Đông Đô cấp
loại bằng cử nhân trên cần liên hệ với cơ quan điều tra để trình báo, làm việc
và cung cấp thông tin, tài liệu trước ngày 15/1/2021”. Bộ Công an chọn ngày
15/1/2021 là hạn chót để mọi người cung cấp thông về vụ bằng giả ở ĐH Đông Đô,
sau đó họ còn 10 ngày để điều tra, trước khi phiên trù bị của Đại hội 13 diễn
ra vào ngày 25/1/2021.
Hơn 16 tháng sau
khi Bộ Công an truy nã bị can Trần Khắc Hùng, Chủ tịch
HĐQT, kiêm Viện trưởng Viện Đào tạo trường Đại học Đông Đô, rồi gần 2 tuần trước,
Thủ tướng Phúc cũng đã thúc giục truy bắt Trần Khắc Hùng, nhưng chưa thấy động
tĩnh gì, hôm nay thủ tướng tiếp tục yêu cầu khẩn trương truy bắt cựu Chủ tịch HĐQT ĐH Đông Đô Trần
Khắc Hùng, Bộ Công an mới có hành động điều tra người xài bằng giả. Diễn
biến này cho thấy, Bộ Công an dường như không đứng về phía thủ tướng.
VOV có bài: Mua bằng giả để làm tiến sĩ là một hình thức tham nhũng
trong học thuật. TS Hoàng Ngọc Vinh cho rằng, hành vi mua bằng của ĐH
Đông Đô “không khác gì là tham nhũng học thuật. Do vậy cần công khai
danh tính những người mua bằng để răn đe những người khác không muốn học, không
muốn lao động vất vả nhưng lại muốn có bằng cấp để chạy chọt vào những
vị trí chức quyền”.
TS Lê Viết Khuyến, cựu
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, thuộc Bộ GD&ĐT cũng kêu gọi công khai
danh tính những người đã mua bằng của ĐH Đông Đô. TS Khuyến nhấn mạnh: “Thậm
chí nếu có đủ căn cứ thì cần xem xét khởi tố cả những người mua bằng. Vì anh biết
bằng giả, biết vi phạm pháp luật mà vẫn thông đồng với nhà trường để thực hiện
hành vi mua-bán. Nếu khởi tố cả người mua bằng thì việc công khai danh
tính là đương nhiên”.
Mời đọc thêm: Bộ Công an kêu gọi cá nhân được Trường Đại học Đông Đô cấp bằng
tiếng Anh đến trình báo (SGGP). – Bộ Công an đề nghị cung cấp thông tin vụ Trường ĐH Đông Đô cấp
bằng giả (NLĐ). – Vụ bằng giả tại Đại học Đông Đô: Bộ Công an đề nghị cung cấp
tài liệu để điều tra (ĐĐK). – Số phận pháp lý của người sử dụng văn bằng 2 Đông Đô sẽ như
thế nào? (GDVN). Mời đọc lại: ‘Mua bằng’ của Trường đại học Đông Đô đều là ‘người có uy tín’ (TN).
***
Thêm một số tin: Chỉ 1 ngày Biên phòng Việt Nam phát hiện 110 trường hợp nhập
cảnh trái phép (TT). – Cục Quản lý Lao động Nước ngoài sai lầm nhưng hậu quả vẫn do
công nhân gánh (RFA). – “Sốc” với lý do 2 thiếu nữ 14 tuổi đánh dã man nữ sinh ở Đồng
Nai (NLĐ). – Nhà báo
công dân Trương Triển bị Trung Quốc bỏ tù vì đưa tin về Vũ Hán (BBC).
– California vỡ trận, nghệ sĩ mắc Covid: ‘Tôi từng chủ quan’ (VOA).
No comments:
Post a Comment