Tấm
ảnh cuối năm: Tại sao ngoại khóc?
Nhã
Duy
30/12/2020
https://baotiengdan.com/2020/12/30/tam-anh-cuoi-nam-tai-sao-ngoai-khoc/
Tấm ảnh cô bé Ayse ba tuổi
đang lau nước mắt cho bà ngoại mình đã được hãng tin Reuters đăng tải, như việc
nhìn lại một trong những biến cố lớn đã xảy ra cho nhân loại trong năm 2020
này.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/12/0-33.jpg
Cô bé lau nước mắt
cho ngoại. Nguồn: REUTERS/ Peter Nicholls
Ayse không biết rằng những
giọt nước mắt mà bà ngoại đang nức nở là cho mẹ mình. Sonya Kaygan, mẹ của Ayse
là một nhân viên y tế tuyến đầu đã chết khi chỉ mới 26 tuổi, do lây nhiễm
Covid-19 từ việc chăm sóc những người khác.
Người ta từng nghe về Covid
như đang xảy một nơi xa xôi nào đó. Rồi chú tâm hơn khi nó về những vùng lân cận.
Có thể bắt đầu lo lắng khi nghe ai đó mình biết đã bị lây nhiễm hay qua đời. Cuối
cùng rồi là sự hoảng hốt khi nó xảy ra trong gia đình, với người thân hoặc bạn
bè. Có thể cả với chính mỗi người. Bất cứ ai.
Nhưng không phải ai
cũng trải qua tâm trạng và tin vậy, bởi cảm xúc cuồng mê đã lấn át
cả lý trí. Nếu vậy hãy nhìn kỹ tấm ảnh cùng những giọt nước mắt bà cháu một
lần nữa để tự hỏi rằng Covid-19 có thật và nguy hiểm hay không, nếu vẫn còn
nghi ngờ?
Tấm ảnh chụp ngay bậc cửa
một vùng ngoại ô London nước Anh, nơi không có sự đối đầu giữa Dân Chủ cùng Cộng
Hòa, không có ủng hộ hay chống đối Donald Trump, không có cuộc bầu cử tổng thống
nảy lửa diễn ra. Nó chỉ có dịch bịnh cùng sự mất mát và nỗi đau có thật, đã và
đang gây ra bao nhiêu chia cách cho không ít gia đình ở bất cứ nơi đâu. Cùng
hệ lụy kéo dài nhiều năm sau nữa, khi bé Ayse đã vĩnh viễn mồ côi mẹ.
Có bao nhiêu bé Ayse như
vậy ngay trên nước Mỹ này?
Xem nhẹ và chối bỏ Covid-19 không chỉ là vấn đề kiến
thức cùng nhận thức thông thường, là câu chuyện của lương tri và đạo đức, mà
còn là một tội ác.
No comments:
Post a Comment