“CÔNG
KHAI” TỐT HƠN HAY “TUYỆT MẬT” TỐT HƠN?
https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/2221311878002230
Trong cái rét cuối năm
đang tràn về thì đọc được tin TT Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định về ‘Danh mục
bí mật nhà nước của đảng’. Theo đó thì ‘Thông tin về phương án nhân sự Ủy viên
Bộ Chính trị là Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc
hội, Thường trực Ban Bí thư chưa công khai là loại thông tin "Tuyệt mật"’
(https://thanhnien.vn/.../phuong-an-nhan-su-tong-bi-thu...).
Tổng bí thư (TBT) là do Đại
hội đảng quyết định. Phương án nhân sự TBT là đề cử viên vào vị trí TBT để Đại
hội đảng bàu. Phải chờ đến Đại hội đảng mới quyết định được. Tại Đại hội đảng vẫn
có thể có các ứng cử viên và các đề cử viên khác cho vị trí TBT.
Tương tự như vậy là các vị
trí: Chủ tịch nước (CTN), Thủ tướng Chính phủ (TTCP) và Chủ tịch Quốc hội
(CTQH) - đều phải do Quốc hội quyết định từ phiếu bàu của Đại biểu Quốc hội.
Ở tuyệt đại đa số các nước
trên thế giới thì các ứng viên vào vị trí lãnh đạo quốc gia được công khai trước
nhiều tháng, thậm chí trước cả năm - để cho cử tri biết mà bỏ phiếu.
Thực sự chưa hiểu là tại
sao lại đưa các thông tin này vào nhóm “Tuyệt mật”? “Tuyệt mật” nên chỉ dành
cho các vấn đề liên quan đến An ninh và Bí mật Quốc gia.
Các thông tin này lộ ra
thì có hại gì? Và câu hỏi hiển nhiên tiếp theo là: Trong trường hợp này “Công
khai” tốt hơn hay “Tuyệt mật” tốt hơn?
Hình : https://www.facebook.com/photo/?fbid=2221311848002233&set=a.225605000906271
Báo Thanh Niên : Phương án nhân sự Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng là
tuyệt mật
BBC Tiếng Việt - 30/12/2020
No comments:
Post a Comment