Trung
ương Đảng Cộng sản, cơ cấu quyền lực thật sự, quý tộc hay dân dã?
Jackhammer
Nguyễn
28/12/2020
Ngày 26/12/2020, Lê Văn Đoành, cây bút chuyên về bình luận chính trị nội
bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) trên báo Tiếng Dân, cho biết, có một danh
sách mới các ứng cử viên cho Bộ Chính trị ĐCSVN tới đây gồm 22 người, sẽ chọn
ra 19 người.
Danh sách này khác biệt
ba người so với danh sách trước đây được tác giả Phạm Vũ Hiệp đưa ra trước khi Hội nghị trung ương
14 kết thúc. Ba người khác biệt đó là ông Vũ Đức Đam, đương kim phó thủ tướng,
được thay bằng ông Đào Ngọc Dung, hai người khác là ông Nguyễn Xuân Thắng và bà
Lê Thị Nga không còn nằm trong danh sách.
Ông Nguyễn Xuân Thắng được
đưa xuống danh sách ứng cử vào Ban Bí thư, còn bà Lê Thị Nga biến mất. Ông Đam
cũng biến mất.
Cả hai ông bà Thắng và
Nga đều là dân khu tư cũ, tức là vùng đất từ Thừa Thiên ra Nghệ An. Có thể đây
là một sự điều chỉnh để cân đối vùng miền hay chăng?
Đặc biệt, trong hai danh
sách đều không thấy tên bà Nguyễn Thị Kim Ngân, một người miền Nam, một gương mặt
sáng giá mà trước hội nghị trung ương 14, có lời đồn rằng sẽ ở lại Bộ Chính trị,
tiếp tục chia sẻ quyền lực tứ trụ (tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch
quốc hội).
Cũng không thấy tên ông
Nguyễn Phú Trọng, mà thay vào đó người ta thấy ông Trần Quốc Vượng, nhân vật
thân cận với ông Trọng luôn đứng đầu danh sách.
Có khả năng là danh sách
này sẽ tiếp tục được tranh cãi trong hội nghị trung ương 15, hội nghị cuối của
khóa 12, sắp diễn ra và sẽ còn có sự thay đổi trong Đại hội XIII.
Quốc hội De facto
Sự thay đổi liên tục như
vậy chứng tỏ quyền lực của Ủy ban Trung ương đảng (TW) đã tăng lên khá nhiều.
Việc TW tăng quyền lực đã có từ khá lâu. Vào năm 2016, với sự khéo léo chuyển dịch
nhân sự ở TW mà ông Nguyễn Phú Trọng đã thành công cho ông Nguyễn Tấn Dũng về
vườn làm người “tử tế”.
Có thể nói rằng TW chính là một loại quốc hội de
facto của nước Việt Nam cộng sản hiện nay. Hiện cấu trúc này có gần 200 người, kể cả những người dự khuyết, bao
gồm người từ tất cả các tỉnh thành và các bộ quan trọng của chính phủ. Nói
không ngoa, TW chính là cái lỏi của Quốc hội Việt Nam. Trung ương có quyền lực
thật sự, còn Quốc hội chỉ làm chuyện thủ tục.
Bộ phận TW này được chọn
từ các đảng bộ ở tỉnh và thành phố. Khoảng 20 năm trở lại đây, các nhân vật khi
được “cơ cấu” vào TW thường được luân chuyển giữa các tỉnh thành và các bộ của
chính phủ.
Thái tử đảng và
đoàn phái
Trong cơ cấu đi lên hàng
dọc như vậy, có thể phân biệt được hai nhóm, nhóm thái tử đảng và nhóm
đoàn phái. Các thái tử đảng là con cái các nhân vật lãnh đạo thế
hệ đi trước, chẳng hạn như ông Trần Tuấn Anh là con ông Trần Đức Lương, từng
làm chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Anh, nay đã thất sủng, là con ông Nguyễn Văn
Chi từng nắm chức vụ cao ở TW.
Nhóm đoàn phái có thể kể
đến các ông Đinh La Thăng, Tất Thành Cang (cả hai đang ngồi tù), ông Võ Văn Thưởng,…
Các ông này đi lên từ đoàn thanh niên, tổ chức của ĐCSVN, khống chế tầng lớp
thanh niên.
Hai nhóm này có khi lại lẫn
lộn vào nhau, khi các thái tử đảng được đưa vào cơ cấu của đoàn để đi lên.
Có thể nói nhóm đoàn
phái, trong chừng mực nào đó dân dã hơn nhóm thái tử đảng, rõ ràng là một tầng
lớp quý tộc cộng sản.
Có những nhân vật cũng
vươn lên từ tầng lớp không phải là thái tử đảng, như ông Nguyễn Phú Trọng, hay
Vũ Đức Đam hiện nay, nhưng việc này có vẻ ngày càng khó, khi bộ máy đã thiết lập
thì cơ cấu thái tử đảng có lợi hơn rất nhiều, nhờ vây cánh và thân tộc.
Nếu ta không thấy rõ thân
tộc của những nhân vật nào đó theo kiểu Trần Tuấn Anh, Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn
Thanh Nghị (con trai cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)… thì có thể họ thuộc một
dòng tộc cán bộ địa phương nào đó. Trường hợp ông Vũ Đức Đam có thể bị loại, chứng
minh cho việc không vây cánh, thân tộc là rất khó khăn để theo con đường hoạn lộ
của đảng.
Trở lại với danh sách các
ứng viên Bộ Chính trị mà tác giả Lê Văn Đoành đưa ra, thông thường, các nhân vật
thành viên Bộ Chính trị khóa trước, nếu được chọn ở lại trong danh sách được
đưa ra để bầu cho khóa mới, được xem là đương nhiên đắc cử. Một trường hợp “chết
vào phút cuối” là ông Nguyễn Tấn Dũng bất ngờ từ chức trong đại hội lần thứ 12,
vì không tiên liệu được những nước cờ vây của đối thủ Nguyễn Phú Trọng. Theo phỏng
đoán của Lê Văn Đoành, sẽ còn có những người tiếp tục “chết trên chấm phạt đền”,
tức là sẽ còn có tranh cãi ngã giá nữa vào hội nghị TW 15 tới đây.
Theo thông tin từ ông David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ từng làm việc ở
Việt Nam, vào tháng 10/2020, ý định đưa ông Trần Quốc Vượng làm người kế tục chức
tổng bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng bị thất bại, vì số ủy viên TW ủng hộ ông
Nguyễn Xuân Phúc nhiều hơn.
Tất cả những đồn đoán đều
có thể sai, nhưng chắc chắn một điều là, TW có quyền lực thật sự ngày càng mạnh,
không có những nhân vật mạnh kiểu cá nhân như Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt, hay thậm
chí Nguyễn Tấn Dũng trước đây, Nguyễn Phú Trọng hiện nay nữa. Và bộ phận TW này
nắm giữ, kiểm soát rất chặt toàn bộ xã hội Việt Nam từ thấp đến cao.
Cơ chế đoàn phái của TW
ĐCSVN trong chừng mực nào đó, có cho phép một số người đi lên từ tầng lớp bình
dân, nhưng như đã phân tích trên kia, việc này ngày càng khó khăn hơn, TW đã,
đang, và sẽ bị kiểm soát bởi các thái tử đảng.
Sẽ rất thú vị nếu ta so
sánh TW của ĐCSVN với hai viện của Quốc hội Anh hiện nay, Viện quý tộc (House
of Lords) và Viện thứ dân (House of Commons), trong đó các vị quý tộc là do chỉ
định hoặc thừa kế.
Nhưng điều khác cơ bản là
Viện thứ dân của người Anh là do dân chúng bầu lên, trong khi nhóm đoàn phái của
ĐCSVN cũng được chọn lựa từ cơ cấu đảng. Viện quý tộc của Anh ngày càng bị hạn
chế về quyền lực, trong khi nhóm thái tử đảng ĐCSVN ngày càng tung hoành.
No comments:
Post a Comment