Hồi chuông báo tử cho nền
dân chủ Mỹ, nếu…
10/12/2020
https://baotiengdan.com/2020/12/10/hoi-chuong-bao-tu-cho-nen-dan-chu-my-neu/
LTS: Nỗ lực pháp lý mới nhất của ông Trump và những người ủng hộ ông là,
bang Texas với sự ủng hộ của 17 tiểu bang khác, kiện bốn tiểu bang chiến trường Pennsylvania,
Georgia, Michigan, Wisconsin, lên Tối cao Pháp viện, đòi hủy bỏ kết quả bầu cử ở
bốn tiểu bang này.
Một số người quan tâm tới
nước Mỹ lo lắng rằng, đơn kiện này sẽ được Tối cao Pháp viện thụ lý và đó sẽ là
‘hồi chuông báo tử cho nền dân chủ Mỹ’. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng, vụ kiện
này tương tự như vụ kiện của dân biểu Mike Kelly khởi xướng, đòi hủy bỏ tất
cả các phiếu bầu cử tổng thống qua đường bưu điện ở bang Pennsylvania, mà Tối
cao Pháp viện đã ra phán quyết hôm 8/12/2020 chỉ với một câu duy nhất là khước từ đơn kiện. Sẽ không có
phiên điều trần nào ở Tối cao Pháp viện dành cho đương đơn trong vụ kiện của
bang Texas.
Một số người ủng hộ ông
Trump vẫn còn nuôi hy vọng ông ta thắng kiện trong những ngày tới, khi thấy nỗ
lực bên phe của ông liên tục nộp
đơn kiện, hết vụ kiện này tới vụ kiện khác. Tuy nhiên, có một điều những
người này không chú ý (hoặc họ nhìn vụ việc dựa trên tình cảm thay vì lý trí
nên đã không nhận ra), đó là ông Trump phải kiện, dù hơn ai hết, ông biết rõ
ông sẽ không bao giờ thắng! Vì sao?
Bởi vì trong vòng một tháng
qua, sau ngày bầu cử kết thúc đến ngày 4/12, ông Trump và ủy ban của ông
đã quyên góp được hơn 207 triệu Mỹ kim, trong đó ông chỉ chi tổng cộng 8,8 triệu Mỹ kim cho các luật sư kiện
tụng và đếm phiếu lại. Mục đích ông gây quỹ số tiền hơn 207 triệu USD đó là để
kiện tụng. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu ông dừng lại, không kiện nữa? Ông sẽ trả lại
số tiền đó cho các mạnh thường quân? Sẽ không bao giờ có chuyện đó.
Cho nên ông phải kiện,
ông kiện từ bây giờ cho tới ngày các đại cử tri đoàn bỏ phiếu cho ông Biden
(ngày 14/12/2020), thậm chí ông có thể kiện cho tới ngày ông Biden nhậm chức
(20/1/2021), rồi sau đó còn lại bao nhiêu tiền, ông bỏ túi (dĩ nhiên, đó là sử
dụng sai mục đích, nhưng Trump sẽ có cách để hợp thức hóa việc sử dụng khoảng
200 triệu còn lại).
Sau đây là bài viết của
nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn, lo lắng cho nền dân chủ Mỹ, qua những nỗ lực mới
nhất của ông Trump và những người ủng hộ ông ta.
____
10-12-2020
Đọc báo BBC, VOA… thấy “Texas
được sự ủng hộ của 17 tiểu bang khác trong nỗ lực đòi Tối cao Pháp viện đảo ngược
thất bại của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống 2020 bằng cách hủy bỏ kết
quả của các bang Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin“.
Theo tôi, nếu Tối cao
Pháp viện thụ đơn và ra phán quyết có lợi cho Texas, việc này sẽ là “hồi chuông
báo tử” cho nền tảng chính trị “liên bang” của Hoa Kỳ.
Mô hình “liên bang –
confederation” của Mỹ có thể xem là ra đời vào ngày 4 tháng 7 năm 1776, qua nội
dung Tuyên ngôn Độc lập ở Philadelphia gồm 13 “thuộc địa” của Anh nổi dậy chống
Anh “giành độc lập”.
Mô hình chính trị “liên
bang” của Mỹ được đặt trên hai nền tảng: một là “quyền – power” của các tiểu
bang là “nguyên tắc” và “quyền -power” của liên bang chỉ là “ngoại lệ –
exception”. Hai là các tiểu bang tham gia vào sinh hoạt của liên bang qua định
chế lập pháp (thượng viện).
Quyền “tự trị” của các tiểu
bang vận hành khá tương đồng với một “quốc gia độc lập nhưng không có chủ quyền”.
Tức là các tiểu bang có hành pháp, lập pháp và tư pháp riêng, độc lập với các
tiểu bang khác. Điều này đưa đến việc luật lệ của tiểu bang này có thể mâu thuẫn
với luật lệ tiểu bang khác, kiểu “nước sông không chạm tới nước giếng”.
Nhưng quyền lực tối cao
(chủ quyền) của các bang thì giao vào tổng thống liên bang, qua thủ tục bầu cử
“đại cử tri” mà số “đại cử tri” của mỗi bang không đồng đẳng vì phụ thuộc vào số
dân từng tiểu bang.
Các tiểu bang liền kề
cũng làm các việc “phân định biên giới”, đặc biệt việc phân định biển các tiểu
bang áp dụng bộ Luật UNCLOS, tức Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982.
Theo tôi, nếu Tối cao
Pháp viện thụ đơn và ra phán quyết có lợi cho Texas, nguyên tắc “tản quyền” của
liên bang cũng như “quyền tự trị” của các tiểu bang sẽ chấm dứt.
Bởi vì luật lệ về bầu cử
(thủ tục bầu cử) là luật riêng của mỗi tiểu bang, một cách cụ thể, thể hiện
“quyền tự trị”, vốn là một trong hai nguyên tắc nền tảng xây dựng lên nước Mỹ.
Đã có hơn 50 vụ kiện tố
cáo phe Dân chủ gian lận bầu cử của Trump lên các tòa tiểu bang và Tối cao Pháp
viện liên bang, tất cả đều thất bại. Không có lời tố cáo nào được củng cố với
những “bằng chứng” cụ thể.
Dĩ nhiên ông Trump có quyền
khiếu nại. Nhưng đến khi việc “khiếu nại” đi vào “tuyệt lộ” thì mọi vu cáo kiểu
“Biden gian lận bầu cử” trở thành lời vu khống. Bất kỳ ai nói, hay viết điều này
cũng có thể vi phạm pháp luật (tội vu khống).
Không thể tìm ra chứng cứ
gian lận bầu cử bây giờ phe Trump quay qua tố cáo thủ tục bầu cử các tiểu bang
Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin gây ra “gian lận”.
Hiển nhiên đây là lời “nhục
mạ” vào lề lối sinh hoạt dân chủ ở các tiểu bang liên hệ.
Nếu Tối cao Pháp viện
không phê phán các vụ kiện của Trump là “vexatoire”, tức các vụ kiện tụng nhảm
nhí vô bằng chứng, có mục đích câu giờ làm khó đối thủ và trong chừng mực “công
xúc quan tòa”, rõ ràng TCPV chỉ là cơ quan pháp lý của đảng Trump.
Như đã nói trên, nếu TCPV
thụ đơn và ra phán quyết có lợi cho Texas, tức cho Trump, mô hình liên bang Mỹ
sẽ cáo chung (vì quyền tự trị của tiểu bang, nền tảng của chính quyền liên
bang, bị TCPV tước đoạt) đồng thời cũng là hồi chuông báo tử cho nền dân chủ kiểu
Mỹ.
---------------------------------------------
.
.
Trump
nói rằng ông sẽ can thiệp vào vụ kiện do bang Texas khởi kiện
NGƯỜIVIỆTTV
10/12/2020
https://www.nguoiviet.tv/trump-noi-rang-ong-se-can-thiep-vao-vu-kien-do-bang-texas-khoi-kien
Tổng thống Trump hôm thứ
Tư cho rằng ông sẽ can thiệp vào một vụ kiện do bang Texas khởi kiện chống lại
các bang khác cáo buộc gian lận bầu cử trong một nỗ lực cuối cùng khác nhằm lật
đổ kết quả của cuộc bầu cử tổng thống.
“Chúng tôi sẽ CAN THIỆP
trong trường hợp Texas (cộng với nhiều tiểu bang khác). Đây là một biến cố lớn.
Đất nước của chúng tôi cần một chiến thắng!” Trump đã tweet .
Hiện vẫn chưa rõ liệu
Trump có kế hoạch can thiệp vào tư cách cá nhân của mình hay không hoặc liệu
chiến dịch tranh cử của ông có dính líu hay không. Phát ngôn nhân của chiến dịch
đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Texas thông báo hôm thứ
Ba rằng họ sẽ đệ đơn kiện lên Tòa án Tối cao chống lại bốn bang chiến trường
trong nỗ lực ngăn cản trao đại cử tri đoàn cho Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Bộ trưởng Tư pháp Texas
Ken Paxton (R) cáo buộc rằng các quy trình bỏ phiếu mới ở Georgia, Michigan,
Pennsylvania và Wisconsin đã làm sai lệch kết quả bầu cử tổng thống và kết quả
là các đại cử tri không được phép bỏ phiếu cho Biden.
Tòa án Tối cao vẫn chưa
cho biết liệu họ có xét xử vụ việc hay không, mà theo nhiều chuyên gia là có khả
năng vụ kiện sẽ bị từ chối
“Đó là một vụ kiện có bằng
chứng không thuyết phục”, Rick Hasen, một giáo sư luật và khoa học chính trị tại
Đại học California-Irvine, đã tweet. “Nó đi ngược lại ý muốn của hàng triệu cử
tri.”
“Có vẻ như chúng tôi có một
nhà lãnh đạo mới trong ‘vụ kiện điên rồ nhất được đệ trình để cố ý thách thức
quy trình bầu cử’,” Steve Vladeck, giáo sư luật tại Đại học Texas ở Austin đã
viết trên Twitter.
Trong khi vụ kiện có thể
khó thành công, đây là nỗ lực mới nhất của Trump để thuyết phục những người ủng
hộ ông rằng cuộc bầu cử đã bị “gian lận” và “đánh cắp”. Chiến dịch tranh cử của
ông và các đồng minh của ông đã nộp khoảng 50 vụ kiện trong những tuần gần đây
về cuộc bầu cử, với phần lớn bị bác bỏ vì thiếu bằng chứng
Trump và các luật sư của
ông đã tranh luận trước công chúng rằng có bằng chứng về sự gian lận phổ biến,
nhưng họ đã không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào về điều đó trước tòa.
Tổng trưởng lý William
Barr tuần trước cho biết Bộ Tư pháp vẫn chưa thấy bất kỳ bằng chứng nào về việc
gian lận sẽ làm thay đổi kết quả của cuộc bầu cử.
Tòa án Tối cao hôm thứ Ba
đã bác bỏ một đề nghị của Đảng Cộng hòa Pennsylvania nhằm vô hiệu hóa chiến thắng
của Biden ở bang này. Mỗi khi một trường hợp bị từ chối, Trump lại chuyển sang
một trường hợp khác, gây quỹ vì mục tiêu của mình trong thời gian chờ đợi.
TH
--------------------------------------------------------------------------------
.
https://www.facebook.com/groups/1412783762278776/permalink/2951856768371460
Tuần này, các chuyên gia
bầu cử đã không ngừng chế diễu Bộ trưởng Tư pháp Texas Ken Paxton khi ông ta
tuyên bố sẽ đệ đơn kiện lên TCPV, chống và ngăn chặn các đại cử tri tổng thống
tại bốn tiểu bang quan trọng, để họ không thể hoàn tất thủ tục bầu cử của HK,
thể theo kết quả bầu cử, mà ông Biden đã thắng.
Bây giờ thì Tổng thống
Trump và 17 tiểu bang mà ông đã thắng lại nhập cuộc, góp phần vào việc cản trở
những diễn tiến kế tiếp trong việc bầu cử HK đã có từ lâu.
Các nhà chức trách ở các
tiểu bang bị chiếu cố trong vụ kiện - Georgia, Wisconsin, Michigan và
Pennsylvania - đã chế diễu, nói rằng nó không khác gì một trò diễn tuồng táo
tợn, vô căn cứ.
Vụ kiện có thể cũng được
xem là "chước ngoạn mục" của Trump, hầu gợi sự chú ý, nhưng các
chuyên gia luật bầu cử cho biết ông ta có ít cơ hội được TCPV ủng hộ những hành
vi này.
Richard Hasen, chuyên gia
về luật bầu cử, đã nói về việc nộp đơn ở Texas: "Đây là một thông cáo, làm
cho có vẻ như là một vụ kiện. ...Đó chỉ là rác rưởi. Rác nguy hiểm, nhưng vẫn chỉ
là rác."
Về mặt pháp lý, việc
"ai" đã ký vào đơn kiện, yêu cầu TCPV can thiệp cho thấy sự đồng thuận
bởi những vị chức sắc có thẩm quyền rất đỗi khiêm nhường. Đơn kiện đã không được
ký bởi Jeffrey Wall, người nắm quyền Tổng luật sư, hoặc bất kỳ quan chức nào
khác của Bộ Tư pháp. Thay vào đó, nó chỉ được ký bởi John Eastman, một giáo sư
luật phe bảo thủ tại Đại học Chapman. (Một đại diện cho phe tranh cử của Trump
nói rằng tổng thống can thiệp "với tư cách cá nhân của mình như một ứng cử
viên cho việc tái đắc cử.")
Đơn kiện của Texas cũng
không được ký bởi tổng luật sư của tiểu bang, Kyle Hawkins. Paxton, người đã ký
tên trong đơn kiên tại Texas, vẫn còn đang bị cáo buộc về hành vi gian lận chứng
khoán, cũng như còn đang bị điều tra bởi FBI về các cáo buộc ông ta đã hối lộ
và lạm dụng chức vụ.
Tất cả các "đơn kiện"được
nộp cho đến nay đều ở dạng như một lời thỉnh nguyện, xin phép TCPV cho khởi kiện các
tiểu bang nói trên. Như các chuyên gia về pháp lý đã ghi nhận, không rõ là việc
Trump, Texas hoặc 17 tiểu bang kiện thưa này có thể làm được, hợp lý, hợp luật
chút nào không khi ho muốn thách thức kết quả bầu cử tại các tiểu bang khác.
Thêm vào đó, với việc Đại
cử tri đoàn sắp họp vào tuần tới, việc "kiện cáo" này chẳng qua chỉ
là để câu thêm giờ thứ mười một, như trong kinh Kính mừng. Đó chỉ là sự cố gắng
vô ích, vô lý như là bắt cái đồng hồ phải ngừng lại sau trận đấu, trong khi tất
cả các cầu thủ đã rời khỏi sân đấu.
MP dịch
No comments:
Post a Comment