Bàn
về chữ “đặc sắc” của ông Vũ Minh Khương trong bài trả lời phỏng vấn BBC
Jackhammer
Nguyễn
27/01/2021
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/01/2-38.png
TS Vũ Minh Khương,
giảng viên Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore.
Nguồn: VN Finance
Khi xem bài trả lời BBC
Việt ngữ của ông Vũ Minh Khương, một chuyên gia về quản lý hành chánh công ở
Singapore, mang tựa đề: ‘Phương án nhân sự Tứ trụ
Đại hội 13 rất đặc sắc’, tôi cứ ngỡ bài của ông Võ Văn Thưởng, Trưởng
ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng trả lời. Tất cả là một màu hồng rực rỡ!
Có một điều mà nhiều nhà
quan sát trong cũng như ngoài nước đồng ý về tình hình Việt Nam hiện tại là: Hà
Nội đã chống dịch Covid-19 thành công trong khi cả thế giới lao đao và từ đó vẫn
có tăng trưởng kinh tế trong năm 2020, trong khi cả châu Á, trừ Trung Quốc bị
lao đao.
Nhưng sự thành công đó
không có nghĩa là những diễn biến của đại hội đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) lần
thứ 13 là những tín hiệu tốt đẹp, những nhân vật già nua và tréo ngoe, tiếp tục
cầm quyền ở Hà Nội không thể lại là điều tốt cho dân tộc này. Trong những thông
tin rò rỉ ra mà bản thân ông Khương cũng xác nhận với BBC là ai cũng biết, ông
Nguyễn Xuân Phúc có kinh ngiệm điều hành kinh tế quốc gia, chuyển sang chủ tịch
nước, ông công an Phạm Minh Chính nắm kinh tế, ông Vương Đình Huệ quen thuộc với
các chính sách tài chính, lại sang làm bù nhìn (vâng bù nhìn) ở Quốc hội.
Ông Khương ca ngợi cái gọi
là ‘tầm nhìn 2045’, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia công nghiệp phát triển
vào năm 2045 là một điều đáng mừng và là nền tảng của cải cách. Còn nhớ, 15 năm
trước, tại Đại hội 10, đảng CSVN đã từng có một kế hoạch vĩ đại như vậy: “Việt Nam trở thành nước công nghiệp năm 2020”. Chúng ta đang ở năm 2021 rồi
thưa ông Khương!
Cứ cho là bốn nhân vật tứ
trụ đều là những người vì dân, vì nước, nhưng cho rằng bốn nhân vật sắp cầm quyền
là một phương án đặc sắc, có tính gây kinh ngạc với thế giới (?) thì quả thật
tôi không hiểu ông Khương muốn nói gì?!
Những diễn biến liên tục
trong mấy kỳ hội nghị trung ương để chuẩn bị cho đại hội 13, cho thấy đảng CSVN
đang lâm vào một cuộc khủng hoảng lãnh đạo thì đúng hơn là “đặc sắc”. Ông Trọng
đã thất bại khi muốn cơ cấu nhân vật sủng ái của ông ta là Trần Quốc Vượng. Với
5 triệu đảng viên, mà trong đó có đến 43% các sếp đảng bộ địa phương dưới 50 tuổi
(theo ông Nguyễn Khắc Giang, Tân Tây Lan) mà không tìm được vài người để lãnh đạo
Đảng, phù hợp với luật lệ của chính Đảng đặt ra về tuổi tác, mà ông Khương nói
là “đặc sắc”. Hay “đặc sắc” có nghĩa là không cần luật lệ?
Tôi đồng ý với cách phát
biểu của một người Việt Nam khác hơn, cũng ở Singapore là ông Lê Hồng Hiệp,
dù tôi thấy nó chả có ích gì cho dân tộc Việt Nam cả. Ông Hiệp nói rằng, những
người cộng sản là bậc thầy trong nghệ thuật ‘biến những cái không thể thành có
thể’. Tôi thì nói nôm na cái ý của ông Hiệp thế này: Những người cộng sản tự đặt
luật cho mình rồi tự xé. 70, 80 năm sau phát biểu của cố luật sư Nguyễn Mạnh Tường
về người cộng sản và luật pháp, người cộng sản không tiến bộ bao nhiêu.
Tôi đánh giá cao cái nhìn
của ông Nguyễn Khắc Giang, cũng là người từ trong bộ máy đi ra như ông Vũ Minh
Khương, là kết quả đại hội 13 của đảng CSVN, nếu đúng như những tin tức rò rỉ về
tứ trụ, ban bí thư trong mấy ngày qua, thì đảng CSVN thật sự đang khủng hoảng
lãnh đạo chứ không phải là “đặc sắc”.
Vâng có thể là ‘đặc sắc’
có nghĩa là không giống ai, không đúng theo chiều phát triển cần phải có. Cũng
có thể sự ‘đặc sắc’ có nghĩa là bí mật nhưng ai cũng biết, danh sách lãnh đạo đảng
là bí mật, tiết lộ có thể bị trừng trị, nhưng chưa thấy ai bị bắt bớ cả. Đó là
cái ‘đặc sắc’ của sự hoạt động của đảng CSVN chăng? Thao túng, dọa nạt, thả
bóng thăm dò dư luận, nhưng không công khai minh bạch… là ‘đặc sắc’?
Ông Vũ Minh
Khương là một đảng viên đảng CSVN, ông phát biểu tô hồng đảng của ông thì cũng
không có gì đáng trách.
Nhưng ông Khương cũng là một nhà phân tích hành chính quản trị một cách khoa học,
đang làm việc tại một trung tâm nhân lực của Đông Nam Á là Singapore, lẽ ra ông
phải có cái phân tích nhiều góc cạnh, phản biện nhiều hơn là đậm nét tuyên truyền
như bài trả lời phỏng vấn của ông với BBC.
Tôi không nghĩ là cơ quan
nghiên cứu Singapore, nơi ông làm việc đánh giá cao về bài trả lời phỏng vấn
này.
Phát biểu của ông Khương là phát biểu của một bí
thư chi bộ, hơn là của một giáo sư, một nhà nghiên cứu trong môi trường học thuật.
No comments:
Post a Comment