https://www.facebook.com/lsphamminh/posts/2815842275352725
I. Trump vs. US Legal System
(Những rắc rối của Trump
hậu Tổng thống đối với hệ thống pháp luật Mỹ)
***
II. New York state vs. Trump
(1)
Điều tra của Văn phòng Tổng
chưởng lý New York: các vụ kiện Hành chánh và Dân sự.
--------------------------------------------
NÓNG. Chỉ còn hơn một tuần nữa là phiên tòa luận tội xét xử Donald Trump ở
Thượng nghị viện bắt đầu, Trump lai tiếp tục rơi vào khủng hoảng...bị cả 5
(năm) luật sư từ chối bảo vệ tại Tòa án đặc biệt này.
Hai vị luật sư - Butch
Bowers và Deborah Barbier - bỗng nhiên nổi đình nổi đám nhờ được thuê để biện
minh cho Trump trước diễn đàn Thượng nghị viện vừa lên tiếng ...rút lui cùng với
3 vị luật sư khác trong đội ngũ luật sư sẽ đại diện cho Trump ở Thượng nghị viện.
Tin vừa được CNN đưa vào
tối thứ bảy. Chưa rõ lý do tại sao có vụ rút lui này.
Trong lúc đó thì đội ngũ
các "Đại trạng sư" tại các phiên tòa của các vụ kiện kết quả bầu cử
như Giuliani và Sidney Powell,mỗi người bị
công ty Dominion Voting System kiện đòi bồi thường mỗi người 1,3 tỷ dollars;
còn luật sư Wood
thì bị rắc rối về...tư cách đạo đức.
Nhưng khủng hoảng luật sư
ở Tập đoàn kinh doanh Trump xem ra còn nghiêm trọng hơn nhiều, trong khi sức
nóng bởi nguy cơ cá nhân Donald Trump bị kiện dân sự và bị truy tố hình sự từ
Văn phòng công tố tiểu bang New York, dưới sự điều hành của Tổng chưởng lý
James, đang thổi đến gáy !
***
Hãng luật Morgan, Lewis &
Bockius LLP rời bỏ Tập đoàn Trump
Chỉ khoảng 24 tiếng đồng
hồ khi ông Trump trở về đời sống dân sự, Hãng luật Morgan Lewis & Bockius,
đại diện cho Trump trong các vụ điều tra liên quan đến tài chính cá nhân và tài
chính công ty của tập đoàn Trump vừa thông báo họ
không còn đại diện cho ông Trump nữa. Đây là một đòn đau thứ 2 cho
Donald Trump sau khi một hãng luật khác, Seyfarth Shaw LLP, đã từ chối bảo vệ
cho Tập đoàn Trump sau vụ bạo loạn ngày 6/1 ở trụ sở Quốc Hội Mỹ.
Hãng Morgan Lewis từ chối
không cho biết lý do họ chấm dứt đại diện cho Tập đoàn kinh doanh Trump
Organization, và nay họ ít nhiều gặp rắc rối Biện lý cuộc New York.
***
Ngày thứ sáu 29/1/21, Tòa
Sơ thẩm tiểu bang New York (New York state Supreme Court) ra phán quyết lệnh
cho hãng luật Morgan, Lewis & Bockius LLP, phải nộp hồ sơ tài chính theo
yêu cầu của Tổng chưởng lý James, sếp sòng Biện lý cuộc New York. Hạn chót mà
Morgan, Lewis & Bockius LLP phải giao nộp hồ sơ cho Tổng chưởng lý New York
là ngày 4/2/21, liên quan đến việc ông Trump khai man về giá trị các bất động sản
nhằm vay ngân hàng và trốn thuế.
Đây là lần thứ hai Thẩm
phán Tòa sơ thẩm tiểu bang New York ở Manhattan - Arthur F. Engoron - dội
"gáo nước lạnh" lên Donald Trump.
Hồi tháng 12/20, cũng Thẩm
phán Engoron đã lệnh cho tập đoàn Trump phải nộp đơn hồ sơ cho Tổng chưởng lý New
York Letitia James để điều tra liên quan đến bất động sản ở Westchester County,
N.Y., Nay thẩm phán Engoron dấn thêm một bước nữa khi bác bỏ lập luận về đặc
quyền "luật sư-thân chủ" (attorney-client privilege) để buộc cả hãng
luật tư vấn cho Tập đoàn kinh doanh Trump phải nộp hồ sơ tài chính cho Điều tra
viên tiểu bang.
Phán quyết mới nhất này
cũng là dấu hiệu suy sụp dần của tập đoàn Trump trước những biện pháp tố cầu từ
Tổng chưởng lý James kể từ khi bà ngồi trên chiếc ghế cao nhất của Viện Công tố
New York, với nửa tá trát triệu tập điều tra kể từ tháng 8/2019, là thách thức
pháp lý lớn nhất về tài chính của tập đoàn kinh doanh Trump và gia đình Trump
thời hậu Tổng thống.
Note.
Tòa sơ thẩm tiểu bang New
York có tên tiếng Anh là "The Supreme Court of the State of New
York", gồm cả Ban Phúc thẩm (Appellate Division, hoạt động tựa như một tòa
án trung-phán: intermediate appellate court), có thẩm quyền phúc quyết các bản
án từ các tòa án cấp dưới.
Kháng cáo từ Tòa Sơ thẩm
tiểu bang New York sẽ lên tòa án cấp cao nhất tiểu bang New York là Tòa Thượng
thẩm New York (The New York Court of Appeals).
Thượng tố phán quyết của
Tòa Thượng thẩm New York sẽ lên thẳng Tối cao pháp viện liên bang (US. Supreme
Court).
.
https://www.rawstory.com/trump-impeachment-lawyers.../
RAWSTORY.COM
Trump loses
all 5 impeachment lawyers -- legal experts don't know what happens next
Trump loses all 5 impeachment lawyers -- legal experts don't
know what happens next
.
https://www.politico.com/.../trumps-impeachment-lawyer...
POLITICO.COM
Trump’s top
impeachment lawyer has left his team
Trump’s top impeachment lawyer has left his team
https://lawandcrime.com/.../ny-supreme-court-trump-org.../
LAWANDCRIME.COM
NY Supreme
Court: Trump Org Wrongly Asserted Attorney-Client Privilege, Lawyers Must Turn
Over Documents
========================
.
.
https://www.facebook.com/lsphamminh/posts/2813238138946472
(Những rắc rối của Trump
hậu Tổng thống đối với hệ thống pháp luật Mỹ)
I. Quốc Hội vs.
Trump (2)
--------------------------------
Một ngày sau khi nhận Cáo
trạng luận tội Donald Trump, Thượng nghị viện hôm thứ ba đã biểu quyết cho đề
nghị hủy bỏ phiên tòa luận tội xét xử cựu tổng thống Donald Trump từ Nghị sĩ
Rand Paul (Cộng hòa, Ky) với lý do bất-hợp-Hiến (unconstitutional). Đề nghị này
bị bác bỏ sau cuộc đầu phiếu với kết quả 55-45.
Sự kiện chỉ có 5 Nghị sĩ
cộng hòa đứng về phía 50 Nghị sĩ Dân Chủ cho thấy sau 3 tuần gây bạo loạn ở trụ
sở Quốc Hội, sự giận dữ của các Nghị sĩ Cộng hòa đối với Trump phai nhạt dần, và khả năng tìm đủ 17 Nghị sĩ Cộng hòa để kết tội cựu tổng
thống Trump trong "Phiên tòa luận tội xét xử" ở Thượng nghị viện sắp
tới là rất khó. Năm Nghị sĩ Cộng hòa chống Trump gồm Susan Collins (Maine), Lisa Murkowski (Alaska), Mitt Romney (Utah), Ben Sasse (Neb.) và Patrick J. Toomey (Pa.).
Mitch McConnell, thủ lãnh của đảng Cộng hòa tại Quốc Hội liên bang, người công khai buộc
tội Trump xúi giục gây bạo loạn, nay cũng "trở giáo" chống lại phiên
tòa xét xử Donald Trump với chính tội-danh mà ông vừa cáo buộc cho cựu Tổng thống.
Sau buổi chủ tọa phiên họp
đầu tiên cho việc xét xử Donald Trump, Nghị sĩ niên trưởng Patrick Leahy
- Chủ tịch lâm-thời Thượng nghị viện, phải vào bệnh viện vì mệt.
*****
Hiến pháp và điều
khoản luận tội
Năm 1776, 13 vùng thuộc địa
Bắc Mỹ tuyên bố độc lập, tạo nên một định chế chính trị quốc tế tách khỏi sự lệ
thuộc từ Vương quốc Anh.
Mãi 11 năm sau, Hiến pháp
Mỹ 1787 ra đời, chấm dứt sự liên hiệp lỏng lẻo giữa 13 vùng thuộc địa, tạo nên
một Hiệp chúng quốc Châu Mỹ (The United States if America) hùng mạnh cho tương
lai.
"Impeachment"
(tạm dịch là "Truất quyền bằng Thủ tục Đặc biệt") là một thủ tục
cáo-tố và xét xử có nguồn gốc từ Anh-quốc, dùng để buộc tội "một quan chức"
trong trường hợp người đó lạm dụng quyền lực (abuse of power) hoặc có hành vi bất
xứng (misconduct behavior) mà hình phạt là bãi miễn khỏi chức vụ y đang nắm giữ
(bãi chức). Thủ tục xét đặc biệt này được các nhà lập-Hiến Mỹ ghi thẳng vào Hiến
pháp 1787 vì căn bản của thủ tục này có tính cách "chính trị"
(political) hơn là tính cách "pháp lý" (legal).
Thủ tục
"Impeachment" được ghi trong Hiến pháp ở Phần 4 của Điều II.
Quốc Hội (Congress) chứ
không phải là Tòa án, là cơ quan có thẩm quyền áp dụng thủ tục
"Impeachment" để "truất quyền" Tổng thống và các quan chức
liên bang (Dân biểu Hạ nghị viện, Nghị sĩ Thượng nghị viện, các Thẩm phán liên
bang các cấp Tòa).
Tương ứng với hai Viện của
Quốc hội, ta hình dung thủ tục "Impeachment" có hai giai đoạn: Giai
đoạn Luận tội (Impeach) ở Hạ nghị viện, và giai đoạn "Xét xử" (Try) ở
Thượng nghị viện.
Giai đoạn Luận tội.
Phần đầu của thủ tục
"Impeachment" giống như một thủ tục luận-tội (criminal indictment) trong
tố tụng hình sự diễn ra ở Văn phòng Biện lý (district attorney) mà Hạ nghị viện
(the House) là Viện Công tố, ở đó 435 Dân biểu sẽ đóng vai trò một Bồi thẩm
đoàn luận tội (Grand Jury: Đại Bồi thẩm đoàn).
Người bị luận tội được
cho là có tội (found guilty) khi biểu quyết thong qua Bản Luận tội tại Hạ nghị
viện đạt một đa số đơn giản |1/2|+1. Bản luận tội được thông qua sẽ trở thành
Cáo trạng truy tố (Article of Impeachment: Cáo trạng luận tội).
Giai đoạn Xét xử
Sau khi được biểu quyết
là "có tội", thủ tục Impeachment bước sang phần thứ hai, là mở phiên
tòa xét xử quan chức đó ở Thượng nghị viện (the Senate) theo Cáo trạng luận tội
được Hạ nghị viện chuyển sang. Phiên tòa xét xử ở Thượng nghị viện (Senate
Trial) gồm có chủ tọa phiên tòa là chủ tịch Tối cao Pháp viện, Bồi thẩm đoàn
phán định (Petit Jury, Jury: Tiểu Bồi thẩm đoàn) là 100 Nghị sĩ (Senators,
thành viên của Thượng nghị viện), Công tố viên (Biện lý) là các Sứ giả Luận tội
(House Impeachment Managers) do chủ tịch Hạ nghị viện bổ nhiệm.
Sẽ bị xem là có tội nếu
2/3 số Nghị sĩ có mặt (siêu đa số: supermajority) bỏ phiếu tán thành với Cáo trạng
luận tội, tức 67 phiếu.
Dù bị Thượng nghị viện kết
tội (convicted) bởi 67 phiếu thuận trong phiên tòa được mở ở Thượng nghị viện
thì kết quả cũng không có ý nghĩa gì về mặt "chức vụ", bởi ông Trump
không còn là tổng thống. Tuy nhiên nếu bị kết tội, ông Trump sẽ bị mất khoản
lương hưu khoảng 200.000 dollars mỗi năm và khoảng chi phí đi lại 1 triệu
dollar/năm, nhưng vẫn hưởng chế độ bảo vệ cho cựu tổng thống bởi Sở mật vụ
(Secret Service), trừ phi Quốc Hội ban hành một đạo luật thu hồi chế độ bảo vệ
cựu tổng thống của ông.
Nếu muốn cấm ông Trump
tái ứng cử tổng thống 2024, Thượng nghị viện phải tiếp tục biểu quyết thêm một
lần nữa sau khi ông Trump bị kết tội.
Tuy nhiên, một phán quyết
cấm ông Trump tái ứng cử có hiệu lực khi chỉ cần sự tán thành của một đa số đơn
giản (50+1: simplemajority). Nếu không, việc cấm Trump tái ứng cử, hay đảm nhận
một chức vụ công quyền nào khác, chỉ có hiệu lực bằng một đạo luật của Quốc hội
lưỡng viện chỉ áp dụng cho cá nhân ông Trump (private law).
Hiến pháp chỉ qui định phiên
tòa xét xử Tổng thống ở Thượng nghị viện do Chánh thẩm Tối cao Pháp (Chief
Justice of US. Supreme Court) làm chủ tọa (president). Còn các phiên tòa xét xử
các quan chức khác ngoài tổng thống thì Hiến pháp...im lặng! Và người ta giải
thích rằng trong các phiên tòa xét xử các quan chức khác không phải là tổng thống
thì chủ tọa phiên tòa là Chủ tịch Lâm thời Thượng nghị viện (The president pro
tempore of the United States Senate (president pro tem).
Chủ tịch lâm thời Thượng
nghị viện thường là người cao tuổi nhất nhì thuộc đảng chiếm đa số tại Thượng
nghị viện, là người đứng thứ 3 trong hàng kế tục chức vụ Tổng thống sau Phó Tổng
thống và Chủ tịch Hạ nghị viện. Chức vụ này nay thuộc về ông Patrick Leahy, 80
tuổi, Nghị sĩ Dân chủ đại diện cho tiểu bang Vermont.
Note.
Trên đài VOA tôi thấy có
người dịch chữ Impeachment là "đàn-hặc".
Nếu các bạn có đọc truyện
Tàu (Đông Châu, Tam Quốc, chinh Đông, chinh Tây...) do nhà xuất bản Tín Đức Thư
Xã ở Sài Gòn in vào thập niên 1950, các bạn sẽ bắt gặp chữ "đàn-hặc"
(đàn-hạch) dùng để chỉ một (hay nhiều) viên quan tố cáo với nhà Vua việc một
viên QUAN khác đã phạm tội đáng bị nhà Vua trừng phạt. Nghĩa là thủ tục
"đàn-hặc" là thủ tục cáo-tố chỉ áp dụng đối với QUAN mà thôi. Với nhà
Vua thì không ai "dám" tố cáo cả, chỉ "can-gián" Vua là can
đảm lắm rồi và việc đó được dành cho quan "Gián nghị đại phu". Lý do tôi "dịch
ý" chữ "Impeachment" thành "Truất quyền bằng Thủ
tục Đặc biệt" mà không dùng chữ "đàn-hặc" là vậy.
Lịch sử Việt Nam ghi nhận
một trường hợp "đàn-hặc" nổi tiếng mà ai cũng biết, đó là sự kiện Chu
Văn An dâng Thất trảm sớ lên Vua Trần Dụ Tông để đàn-hặc 7 viên nịnh thần.
*
Bài 1
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2812491239021162&id=100007809396120
*
Một bài bình luận mới nhất
về tổng thống Biden của báo The Economist (Anh)
https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=1379552545716180&id=100009843427668
*
Sứ giả luận tội đọc Cáo
trạng
https://www.facebook.com/908009612563863/posts/4682279185136868/
No comments:
Post a Comment