Thursday, 28 January 2021

DAVID BROWN : ĐẠI HỘI 13 CHO THẤY 'QUY TẮC ĐẢNG DỄ DÀNG BỊ PHÁ VỠ KHI THUẬN TIỆN' (Tina Hà Giang - BBC News)

 


David Brown: Đại hội 13 cho thấy 'quy tắc đảng dễ dàng bị phá vỡ khi thuận tiện'

Tina Hà Giang

BBC News Tiếng Việt

28 tháng 1 2021, 13:56 +07  |  Cập nhật 28 tháng 1 2021, 15:01 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-55822481

 

Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt về khả năng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục ở lại nắm quyền, ông David Brown, cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại VN, cho rằng đó không phải là lựa chọn đầu tiên của Tổng Bí Thư đảng CSVN.

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/23B2/production/_116683190_davidbrownenp.jpg

David Brown, Nguyễn Phú Trọng, và Nguyễn Xuân Phúc

 

Ông lập luận:

''Nếu có một cá nhân mà Tổng bí thư có thể tin tưởng giao trọng trách và có khả năng đắc cử, tôi tin ông Trọng đã nghỉ hưu. Nói cho cùng, sức khỏe của ông không được tốt lắm và bà Trọng (tôi nghe nói) đã thúc giục chồng về hưu.''

 

Nhưng những người ông Trọng chọn làm người kế vị đã không đáp ứng được, ông Brown nói thêm.

 

Trong bài Vietnam's General Secretary Trong Maneuvers to Stay on Top trên tờ Asia Sentinel hôm 27/1, ông David Brown nói rõ hơn về những biến chuyển đã đưa ông Trọng đến việc tiếp tục nắm quyền.

 

''Trong lúc Đại hội đảng 13 đang diễn ra, ông Trọng tìm cách vô hiệu hóa những người kế nhiệm.'' Ông Brown mở đầu bài viết.

 

''Tất cả các chỉ dấu cho thấy, ông Nguyễn Phú Trọng tin chắc rằng, những gì tốt cho đảng Cộng sản là tốt cho Việt Nam. Điều đó giải thích tại sao, thay vì sắp nghỉ hưu một cách phong nhã, người đàn ông giờ 77 tuổi, loạng choạng nhưng vẫn mưu chước, đã tìm kế để tiếp tục làm thêm nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là tổng bí thư của đảng.''

 

Tác giả David Brown nhận định rằng ông Nguyễn Phú Trọng thật ra đã chọn một vài người kế nhiệm, nhưng trong cả hai trường hợp, dự tính của ông đã không thành:

 

''Người mà ông Trọng thích nhất là Đinh Thế Huynh, một chuyên gia tuyên truyền, người đã sát cánh cùng ông trong phần lớn sự nghiệp. Tuy nhiên, ông Huynh đã được Bộ chính trị cho phép vắng mặt từ đầu năm 2018; để tiếp tục phục hồi sức khỏe sau một cơn bệnh dài.''

 

''Người kế tiếp là Trần Quốc Vượng, phó của ông Trọng trong chiến dịch chống tham nhũng, nỗ lực làm trong sạch đảng và đất nước. Ông Vượng dường như đã tạo nhiều thù hơn bạn trong vai trò đó. Được biết khi Ủy ban Trung ương đảng tổ chức một cuộc bỏ phiếu sơ bộ vào tháng 10, tỷ lệ tín nhiệm của ông Vượng thấp một cách kinh ngạc.''

 

https://ichef.bbci.co.uk/news/549/cpsprodpb/BC8A/production/_116666284_1a405bb5-7a27-420e-9c9c-ab4b20abd0d3.jpg

Một phương án được cho là các dự kiến đề cử nhân sự trong Tứ trụ tại Đại hội 13

 

Mặt khác, vẫn theo ông David Brown, ông Nguyễn Xuân Phúc, người mong sẽ được thay thế ông Trọng nắm giữ chức vụ cao nhất của đảng, và là người được cho là có sự ủng hộ rộng rãi từ phe chính phủ trong đảng, đặc biệt là giới chức từ các tỉnh miền Trung và miền Nam, nhất là giới kinh doanh đánh giá cao sự chỉ đạo có tầm nhìn xa, và kiên định của ông. Nhưng tiếc thay ông Trọng băn khoăn là ông Phúc sẽ có khuynh hướng ''tự chuyển hóa'', và vì thế không tin tưởng đủ rằng ông Phúc sẽ là người tiếp tục chương trình nghị sự của mình.

 

Ông David Brown giải thích với BBC News Tiếng Việt qua điện thư:

 

''Ông Trọng tin rằng nếu nền tảng tư tưởng của Đảng bị để cho yếu đi, và kỷ luật lỏng lẻo, thì đảng sẽ mất đi tính chính danh trong mắt người dân. Tôi nhớ rất nhiều câu chuyện trên báo chí Việt Nam kể về quan tâm này vào năm 2010. Trong mắt ông Trọng, Thủ tướng Dũng là một người 'tự chuyển hóa'' kinh khủng. Rõ ràng ông Trọng cũng nghi ngờ sự vững vàng về tư tưởng của ông Phúc, mặc dù nhiều người khen ngợi khả năng làm Thủ tướng của ông ấy.''

 

BBC: Theo ông, sao lại có đánh giá là không ai khác tốt cho đảng ngoài ông Trọng? Và tại sao những người trong đảng tin rằng những gì tốt cho đảng là tốt cho đất nước?

 

David Brown: Tôi phải đính chính điều này: Một tập hợp của Đảng, tức là ông Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí của ông ta, là những người nghĩ rằng việc ông còn nắm quyền là tốt nhất cho Đảng và do đó, tốt nhất cho Việt Nam. Có lẽ tôi đã không viết rõ về điều đó. Rõ ràng là rất nhiều đảng viên cao cấp của Đảng, nhóm có thể được gọi là 'phe chính phủ' và thực tế có thể đông hơn 'phe đảng', muốn thấy Thủ tướng Phúc trở thành Tổng Bí thư.

 

.

BBC:Những nguồn tin của ông ở VN phản ứng như thế nào với tin đã được rò rỉ về tứ trụ sắp tới, đặc biệt là khi đảng phá vỡ một số quy tắc do chính mình đặt ra để cho ông Trọng và cả ông Phúc tiếp tục nắm quyền?

 

David Brown: Đại dịch đã tạo ra nhiều bất tiện. Tôi đã dự định ở Việt Nam vài tuần vào mùa đông này, nhưng năm nay đó là điều không thể. Tôi thường xuyên trao đổi qua e-mail với những người bạn cũ ở Hà Nội và TP HCM, và tôi chú ý đến các bài đăng của những người hướng dẫn quan điểm chính ở Việt Nam, cũng như bài viết trên các tờ nhật báo. Tuy nhiên, những nhận định tôi đưa ra là của riêng tôi.

 

Hầu hết những người viết về chính trị đảng, đặc biệt là cho các ấn phẩm nước ngoài, nhấn mạnh các quy tắc được cho là chi phối việc lựa chọn các nhà lãnh đạo cấp cao nhất. Tuy nhiên, kết luận của tôi, qua theo dõi các sự kiện dẫn đến Đại hội 12 cũng như Đại hội 13, là các quy tắc đó có thể dễ dàng bị phá vỡ bất cứ khi nào thuận tiện. Trong cả hai trường hợp, chính sự kiểm soát của Tổng bí thư Trọng với quá trình xây dựng luật lệ đã cho phép ông ta đảm bảo được kết quả mà ông mong muốn.

 

.

BBC:Ông có thể bình luận về mức độ quan tâm của dư luận Việt Nam với kết quả Đại hội của đảng so với kết quả bầu cử Hoa Kỳ, như lần bầu cử vừa rồi chẳng hạn?

 

David Brown: Rất khó để so sánh sự quan tâm của quần chúng Việt Nam với hai sự kiện. Chúng khác nhau như táo và cam, nói theo cách nói của người Mỹ. Tuy nhiên giữa cuộc bầu cử Hoa Kỳ và quá trình lựa chọn của Đảng Việt Nam có một điểm chung, là quần chúng Việt Nam hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến kết quả của cả hai cuộc bầu cử.

 

.

BBC:Ông so sánh bốn người trong Tứ trụ sắp tới với Tứ trụ hiện giờ của VN như thế nào, nhất là về việc không có ai đến từ miền Nam, và không có phụ nữ?

 

David Brown: Đối với phụ nữ và người miền Nam trong Tứ trụ, tôi đoán rằng không ai được đánh giá là đủ tin cậy để nắm giữ các công việc chủ chốt, tổng bí thư và thủ tướng. Bằng cách lần lượt đưa ông Vương Đình Huệ ra làm Chủ tịch Quốc hội và ông Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch nước, 'phe cánh Đảng' có thể lập luận rằng Tứ trụ cân bằng, mặc dù tất nhiên là không cân bằng vì quyền lực thực sự nằm ở các vị trí tổng bí thư và thủ tướng.

 

.

BBC: Ông nghĩ Việt Nam trong 5 năm tới sẽ ra sao với việc ông Nguyễn Phú Trọng vẫn giữ chức vụ Tổng Bí thư?

 

David Brown: Nếu đảng CSVN không thể thay đổi để đáp ứng các yêu cầu của một quốc gia với những nghĩa vụ toàn cầu và cấu trúc kinh tế và xã hội ngày càng phức tạp, thì đảng ngày càng có thể được coi là lực cản đối với tăng trưởng. Đảng đã phải đối mặt với một thách thức tương tự vào năm 1986, và (tôi có dám nói những lời này không?) nó đã tự chuyển hóa.

 

---

Ông David Brown phục vụ tại Phòng Chính Trị của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, tại Việt Nam từ năm 1965, thời điểm chiến tranh Việt Nam bắt đầu leo thang, và rời Việt Nam cuối năm 1969.

 

                                                     ***

 

TIN LIÊN QUAN

 

TS Vũ Minh Khương: ‘Phương án nhân sự Tứ trụ Đại hội 13 rất đặc sắc’

25 tháng 1 năm 2021

.

Đại hội 13 nhóm họp: Nhân sự, đường lối và thách thức

26 tháng 1 năm 2021

.

ĐH 13 và việc hé lộ nhân sự đặc biệt TBT Nguyễn Phú Trọng

27 tháng 1 năm 2021

.

Đại hội 13: Ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc ‘có thể là trường hợp đặc biệt’

9 tháng 1 năm 2021

.

Đại hội 13: Đảng CSVN có bước đi 'khác với điều lệ và thông lệ'?

17 tháng 1 năm 2021

.

Lãnh đạo VN và ĐH 13 trong mắt báo Anh, Pháp, Nhật

27 tháng 1 năm 2021

.

Đại hội 13 giảm bớt ý thức hệ XHCN để 'sáng tạo có chỉ đạo'

26 tháng 1 năm 2021

.

Đại hội 13 bàn về sắp xếp nhân sự

28 tháng 1 năm 2021

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats