Việt
Nam cần phải làm gì trước luật hải cảnh mới công bố của Trung Quốc?
Trương
Nhân Tuấn
31/01/2021
Cho tới hôm kia phát ngôn
nhân Bộ Ngoại giao VN mới rụt rè lên tiếng về vụ luật hải cảnh của TQ đưa vào
áp dụng. Nói “rụt rè” là nói nhẹ. Bởi vì VN không hề đá động gì tới nội dung hải
cảnh TQ sẽ “sử dụng vũ khí cầm tay, vũ khí phóng trên thuyền, vũ khí phóng từ
trên không” để chế ngự những tàu bè “xâm phạm” hải phận của họ.
Việt Nam không dám nói
chi hết, bởi vì nếu ta xét các hành vi của cảnh sát biển hay hải quân các quốc
gia Mã lai, Indonesia… Thuyền đánh cá của ngư dân VN thường xuyên là nạn nhân của
lực lượng vũ trang các quốc gia vừa nói. Tức là các quốc gia này cũng có luật
cho phép cảnh sát biển sử dụng vũ lực để bắt bớ tàu bè của VN xâm nhập (đánh
cá) trái phép trên vùng biển của quốc gia họ.
Nếu ta xét luật biển của
VN, hay của một quốc gia bất kỳ, ta cũng thấy nội dung tương tự. Điều này hợp
lý, bởi vì ruộng của mình thì mình giữ thôi. Ai đó đi vô ruộng của mình gặt lúa
thì mình nếu không “bắn cho chết mẹ” thằng ăn trộm thì mình cũng bắt nó về bỏ
tù.
Vấn đề là luật về hải cảnh
của TQ áp dụng trên “hải phận” của TQ. Mà hải phận của TQ thì ta biết rồi, nó mở
ra theo bản đồ chữ U. Áp dụng hải phận kiểu này thì VN không còn vũng nước rửa
chân.
Lại còn việc sử dụng “vũ
khí phóng từ trên tàu”, có nghĩa là “hỏa tiễn” hay “ngư lôi”. Ngoài ra có vụ “bắn
từ trên không”. Tức là TQ có thể sử dụng drones, máy bay trực thăng, hay các loại
phi cơ khác cùng các vũ khí mang theo để chế ngự đối phương. Chơi vũ khí kiểu
này thì không còn là “cảnh sát biển” thuộc lãnh vực tư pháp (thực thi và bảo vệ
pháp lý) mà đã thuộc lãnh vực quốc phòng (quân sự).
Để ý luật hải cảnh của TQ
có nhắc tới việc lực lượng này có thẩm quyền tháo giỡ các kiến trúc xây dựng “bất
hợp pháp” trên các đảo, đá mà TQ có tuyên bố chủ quyền. Điều này có nghĩa là TQ
có thể sử dụng lực lượng hải cảnh để “giải phóng” tất cả các đảo, đá, nhà giàn,
giàn khoan… của VN tại Trường sa hay tại các bãi Tư chính, Phúc tần v.v…
Có học giả VN lên tiếng đề
nghị VN nên đi kiện để buộc TQ xác định “hải phận” của TQ từ đâu đến đâu. Tôi
đã có ý kiến cho rằng, VN kiện vụ này lợi bất cập hại.
Phán quyết của Tòa PCA 12
tháng 7 năm 2016 đã ra phán quyết bác bỏ “đường 9 đoạn” của TQ rồi. Không ai lặp
lại hai lần một vụ kiện. Luật có nguyên tắc “Non bis in idem”.
Cái “khó” của VN là TQ
yêu sách chủ quyền toàn bộ các đảo, đá, bãi chìm bãi nổi… ở Trường Sa (mà Việt
Nam DCCH, tiền thân của nhà nước VN hôm nay, có nhìn nhận qua công hàm 1958). Dựa
trên các lãnh thổ này hải phận của TQ, ngoài yêu sách đường 9 đoạn, có có thể mở
ra theo EEZ của các đảo. VN không thể phản biện lập trường về EEZ của TQ vì VN
cũng đã từng có yêu sách tương tự. Luật có nguyên tắc: Anh không thể cấm đoán
người khác làm tương tự những điều mà anh đang yêu sách.
Ngày 20 tháng 9 năm 2019
tôi có viết một ý kiến, nói về điều 290 UNCLOS, nội dung như sau:
Chiếu theo điều 290 của UNCLOS, VN có thể yêu cầu
Tòa ra một số “quyết định phòng ngừa – Provisional Measures” nhằm bảo vệ các
quyền của VN, (quyền tài phán), trong khu vực biển EEZ và thềm lục địa của VN,
tại khu vực bãi Tư chính, đang bị TQ xâm phạm.
VN đồng thời yêu cầu Tòa ITLOS cho một “avis
consultatif – ý kiến tham vấn” về hiệu lực phán quyết của Tòa Trọng tài thường
trực (CPA) ngay 11-7-2016 áp dụng trên toàn vùng biển EEZ của VN, đặc biệt khẩn
cấp khu vực bãi Tư chính.
Tham khảo vụ Mã lai kiện Singapour ngày 5 tháng 9
năm 2003. Dựa vào điều 290, Mã lai yêu cầu Tòa ITLOS ra “quyết đinh phòng ngừa”
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của Mã lai. Hành vi bồi cát đá xây dựng đảo của
Singapour trong khu vực eo biển Johor có thể gây hại đến quyền và lợi ích của
Mã lai một cách vĩnh viễn, không thể hoàn nguyên.
Thời gian rất nhanh chóng. Ngày 8 tháng 10 năm 2003,
Tòa ra quyết định Singapour phải ngưng tiến hành việc bồi cát đất gây hại không
thể khắc phục đến quyền của Mã lai cũng như cho môi trường biển.
Land Reclamation in and around the Straits of Johor
(Malaysia v. (Singapore), Order of 10 September 2003, ITLOS Reports 2003, p. 4)
Hết dẫn.
Theo tôi, ý kiến này vẫn
còn giá trị, trong trường hợp TQ “làm càn” trong các khu vực mà VN đang hiện diện
hay kiểm soát.
No comments:
Post a Comment