TT
Biden hối thúc Mỹ trực diện giải quyết khủng hoảng khí hậu
29/01/2021
Trong một kế hoạch đầy tham vọng nhằm giảm thiểu những
tác động tệ hại nhất của biến đổi khí hậu, ông Joe Biden đã ký nhiều sắc lệnh
hành pháp để chuyển nền kinh tế phụ thuộc nặng nề vào nhiên liệu hóa thạch của
Mỹ thành một nền kinh tế sử dụng năng lượng sạch, đồng thời tạm ngưng cho thuê
đất liên bang để khai thác dầu khí, nhắm mục tiêu cắt giảm trợ cấp cho ngành
này.
https://gdb.voanews.com/C90E95B1-EA0C-468A-950F-05F3378B4254_w650_r1_s.jpg
TT Mỹ Joe Biden
phát biểu về biến đổi khí hậu và tạo công ăn việc làm để sản xuất năng lượng sạch,
tại Tòa Bạch Ốc ngày 27/1/2021, (AP Photo/Evan Vucci)
Các sắc lệnh nhắm mục
đích bảo tồn 30% đất đai và vùng biển quốc gia trong 10 năm tới, tăng gấp đôi
năng lượng gió ở ngoài khơi và chuyển toàn bộ đội xe của chính phủ liên bang
thành xe chạy hoàn toàn bằng điện, và nhiều biện pháp khác nữa.
Tuy nhiên nỗ lực này của
Tổng thống Biden có thể đi kèm với nhiều rủi ro chính trị cho ông và đảng Dân
chủ trong bối cảnh các bang sản xuất dầu và than đá phải đối mặt với nạn thất
nghiệp do các bước nhằm hối thúc Hoa Kỳ quay sang sử dụng năng lượng sạch như
năng lượng gió và năng lượng mặt trời.
Phát biểu hôm thứ Tư 27/1
từ Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Biden nói:
"Chúng ta không thể chần chờ lâu hơn nữa"
mà phải bắt tay vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu”.
“Chúng ta đã tận mắt chứng kiến. Chúng ta nhận biết
rõ mối nguy đó. Đã tới lúc phải hành động”.
Ông Biden đề ra mục tiêu
là vào năm 2035, sẽ loại ô nhiễm do nhiên liệu hóa thạch gây ra khỏi lĩnh vực
điện năng, và khỏi nền kinh tế Mỹ vào năm 2050, đẩy nhanh khai thác năng lượng
mặt trời và năng lượng gió, giảm bớt mức độ lệ thuộc vào dầu và khí đốt.
Kế hoạch này nhắm mục
đích làm chậm lại tiến trình tăng nhiệt địa cầu do con người gây ra, vốn đang tạo
điều kiện đưa tới các hiện tượng thời tiết quá khắc nghiệt như cháy rừng chết
người ở miền Tây nước Mỹ, mưa lớn và bão ở miền Đông.
Tổng thống Biden thừa nhận
rủi ro chính trị đi kèm với kế hoạch này. Ông tuyên bố cách tiếp cận của ông sẽ
tạo ra việc làm trong các ngành năng lượng tái tạo và sản xuất xe hơi điện để
bù đắp lại bất kỳ công việc nào bị mất đi trong ngành khai thác dầu, than hoặc
khí đốt tự nhiên.
Thể hiện sự thay đổi so với
các chính quyền tiền nhiệm của cả đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ, ông Biden ra chỉ
thị cho các cơ quan phải tập trung giúp đỡ và đầu tư vào các cộng đồng thiểu số
và có thu nhập thấp, sống gần các nhà máy lọc dầu gây ô nhiễm, đặt trọng tâm
giúp đỡ các thị trấn khai thác dầu và than đang đối mặt với nạn thất nghiệp do
kế hoạch chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời cũng như các
nguồn năng lượng khác không thải ra khí nhà kính làm tăng nhiệt địa cầu.
Ông Biden cam kết sẽ tạo
ra “hàng triệu công việc được trả lương cao” trong các ngành chế tạo xe hơi điện,
lắp đặt các tấm pin mặt trời và tuabin gió, bịt các giếng bị bỏ hoang, khôi phục
các vùng đất đai đã trở nên ô nhiễm do hoạt động khai thác hầm mỏ, biến các khu
công nghiệp cũ “thành những trung tâm mới của tăng trưởng kinh tế".
Đảng Cộng hòa đã lập tức
chỉ trích kế hoạch của ông Biden, nói rằng kế hoạch này sẽ làm nhiều người mất
việc.
Dân biểu Cộng hòa đại
diên bang Washington, bà Cathy McMorris Rodgers, người đứng đầu Ủy ban Năng lượng
và Thương mại Hạ viện nói: “Kế hoạch cho ăn bánh vẽ của ông Biden hạn chế các
hoạt động khai thác dầu và khí đốt sẽ phương hại tới an ninh năng lượng và sự độc
lập của Hoa Kỳ”.
Nhưng ông Biden nâng vấn
đề giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu lên hàng ưu tiên về an ninh quốc
gia, chỉ đạo các cơ quan tình báo, quân đội và những người khác hãy làm nhiều
hơn để chuẩn bị cho những rủi ro ngày càng cao. Kế hoạch bảo tồn sẽ dành hàng
triệu mẫu đất cho các dự án giải trí, động vật hoang dã và khí hậu vào năm 2030
như một phần trong cam kết chiến dịch của Biden sẽ chi ra 2 nghìn tỷ USD để làm
chậm lại hiện tượng tăng nhiệt toàn cầu.
Tổng thống Donald Trump,
vốn không tin vào khoa học liên quan tới biến đổi khí hậu, đã rút Hoa Kỳ ra khỏi
hiệp định khí hậu toàn cầu Paris, mở thêm đất công cho các hoạt động sản xuất
than, khí đốt và dầu mỏ, đồng thời giảm bớt các quy định về phát thải nhiên liệu
hóa thạch.
Các chuyên gia cho rằng
khí thải do nhiên liệu hóa thạch gây ra làm tăng nhiệt địa cầu tới mức nguy hiểm,
làm trầm trọng thêm nạn lũ lụt, hạn hán và các thảm họa thiên nhiên khác.
***
CÁC TIN LIÊN QUAN
Hoa
Kỳ tái gia nhập cuộc chiến chống biến đổi khí hậu tại hội nghị cấp cao
Chính
quyền Biden sắp công bố thêm chính sách về khí hậu
No comments:
Post a Comment