Phạm Minh Chính, viên
công an đến từ Thanh Hóa
Jackhammer
Nguyễn
31/01/2021
https://baotiengdan.com/2021/01/31/pham-minh-chinh-vien-cong-an-den-tu-thanh-hoa/
Bước đệm cho chức
Tổng Bí thư?
Danh sách Bộ Chính trị đảng
Cộng sản Việt Nam (CSVN) chính thức được công bố, giống hệt như những đồn đoán,
rò rỉ từ cả tuần trước về vị trí của “tứ trụ”, bốn người đứng đầu là các ông
Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.
Ngoài vị trí tổng bí thư
đã được công bố dành cho nhân vật vô cùng đặc biệt là ông Nguyễn Phú Trọng, ba
chức vụ còn lại, chủ tịch nước, thủ tướng, và chủ tịch quốc hội, sẽ được chính
thức công bố trong kỳ họp quốc hội sắp tới. Tuy vậy, hầu như chắc chắn rằng ông
Phúc sẽ là chủ tịch nước, ông Chính giữ chức thủ tướng, còn ông Huệ ngồi ghế chủ
tịch quốc hội.
Cuộc đua quyền lực chính
trị của đảng CSVN trong suốt mấy tháng qua rất ồn ào, xung quanh nhân vật “đặc
biệt” Nguyễn Phú Trọng, nhưng như tôi có nói trong một bài viết gần đây trên Tiếng
Dân, rằng nhân vật nên được chú ý tới phải là ông Phạm Minh Chính,
là người sắp tới điều hành guồng máy kinh tế quốc gia, một nhân vật còn trẻ so
với bốn vị kia và có khả năng leo tới tột đỉnh quyền lực của đảng CSVN.
Ông Nguyễn Xuân Phúc là
người bị thiệt thòi nhất trong cuộc đua này, đành nhận chức chủ tịch nước cho
có tước vị trước khi về hưu. Ông Huệ, mặc dù có lời đồn đoán rằng, ông đang
khéo léo ủ mưu cùng ông Chính, nhưng những ý kiến khác lại nói là ông ta không
có tham vọng, và trong suốt những năm ông có chức có quyền, ông mẫn cán làm một
nhà kỹ trị theo chuyên môn, Đảng đặt đâu ông ngồi đấy.
Viên công an đến từ
Thanh Hóa
Thế Phạm Minh Chính là
ai? Một số người không ưa ông thì bảo ông là một viên công an đến từ Thanh Hóa.
Những người thích ông thì bảo ông “được đào tạo” ở nước ngoài, nói được tiếng
Anh lẫn tiếng Pháp. Cả hai ý kiến đều đúng và đều sai.
Ông đến từ Thanh Hóa thật,
ông cũng mang quân hàm công an cấp tướng, nhưng ông không phải là công an gốc,
mà là tham gia công an ngang xương, để leo lên bằng sức mạnh quyền lực của bộ
máy này trong chế độ nhà nước công an trị.
Quả là ông có được đào tạo
ở nước ngoài, như lời ông đảng viên Vũ Minh Khương từ Singapore nói với BBC tiếng
Việt. Nhưng ta nên hiểu ý của ông Khương là muốn cho mọi người nghĩ: Ồ, ông ta
cũng … Tây đấy chứ!
Thật ra, ông Chính được
đào tạo ở nước ngoài nhưng không phải Tây, mà là Romania, thời mồ ma cộng sản ở
Đông Âu. Tức là ông nói được tiếng Romania, cố thêm chút xíu có thể học được tiếng
Pháp vì hai thứ tiếng này khá giống nhau. Còn tiếng Anh thì, ông Nguyễn Xuân
Phúc, có học nước ngoài bao giờ nhưng … cũng biết mà.
Nếu như ông Chính chịu ảnh
hưởng mạnh của chính trị xã hội Romania thời ông học ở đó thì không có gì đáng
mừng. Cái xứ huyền thoại Ma ca rồng này là một trong những nơi kém cỏi nhất của
thế giới cộng sản thời xưa, với nhà độc tài Ceaucescu, từng ủng hộ Polpot, chống
cuộc chiến của Hà Nội ở Cambodia.
Mà thật ra, các nhân vật
chính trị Việt Nam lệ thuộc vào những nguyên nhân nội địa hơn là ảnh hưởng từ
việc đào tạo từ nước ngoài. Thế cho nên tài năng của ông Chính, nếu có, là nhờ
vào gốc tích công an (dù ngang xương) và hệ thống Thanh Hóa của ông hơn là tài
năng nước ngoài như ông Vũ Minh Khương, cố tình làm cho người ta hiểu sai.
Người ta nói rằng ông
Chính bắt đầu đi lên từ thời ông Lê Khả Phiêu, một đồng hương Thanh Hóa làm tổng
bí thư, khi ông này tổ chức một hệ thống Thanh Hóa trèo cao leo sâu trong đảng
CSVN. Ở đây cũng nên nhắc lại rằng Thanh Hóa là một địa bàn quan trọng cho cuộc
xâm lăng về phía Nam của người Việt chống lại vương quốc Chăm, đây cũng là quê
hương của loạn kiêu binh một thời, của những trận đói kém tàn khốc ngay trong
thời Việt Nam cộng sản.
Ý tưởng “cài cắm” ông
Chính vào bộ máy công an quả là một ý tưởng tuyệt vời đưa đến thành quả hôm
nay. Từ bộ máy này, ông Chính mới có cơ hội thăng quan tiến chức vào đến chức vụ
Trưởng ban Tổ chức Trung ương đảng, rất hợp với bộ máy công an chuyên lập hồ
sơ, theo dõi các đồng chí, là kẻ gác cổng của Đảng.
Nhưng ở Việt Nam trong
hơn 30 năm nay, khi mà đất nước ngày càng năng mùi kim tiền, thì bộ quân phục
công an là không đủ, ông Chính phải có một sự khôn khéo nữa. Đó là nói tốt cho
ông, còn người ghét ông sẽ nói ông thuộc loại nịnh hót lương lẹo để leo lên. Một
nhà báo trong nước có nói với tôi cách đây mấy năm, rằng ông Chính là người dễ
gần, khá thoải mái với báo chí, với người lạ.
Dân chủ cơ sở và đặc
khu
Ông Chính có hai công
trình để lại trong thời kỳ tiền thủ tướng của ông, đó là thí nghiệm về việc bầu
cử trực tiếp cấp xã, và dự án đặc khu Vân Đồn. Cả hai đều được thực hiện tại tỉnh
Quảng Ninh, lúc ông làm bí thư tỉnh ủy.
Thí nghiệm bầu cử trực tiếp
cấp xã cuối cùng không mở rộng đến đâu cả, có thể vì Đảng sợ kiểu dân chủ trực
tiếp như vậy từ ông láng giềng phương Bắc với kinh nghiệm dân nổi dậy ở làng Ô
Khảm và ở Việt Nam gần đây là vụ thôn Hoành, làng Đồng Tâm.
Dự án đặc khu Vân Đồn của
ông Chính nổi tiếng hơn, đi kèm với dự luật đặc khu, định cho người nước ngoài
thuê đất Việt Nam trong 99 năm. Tin chấn động này làm bùng nổ những cuộc biểu
tình với hàng chục ngàn người hồi tháng 6/2018, có những nơi dẫn tới bạo động,
đốt nhà, đốt xe cảnh sát tại Bình Thuận.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/02/1.jpg
Ông Phạm Minh Chính
(trái) và Trần Hy, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương TQ, trong lần thăm TQ hồi
tháng 1/2018. Nguồn: TTXVN
Tuy dự luật đặc khu không
dám đề cập trực tiếp đến người Tàu, mà chỉ nói rằng “nước láng giềng có chung
đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh”, mà ai cũng hiểu nước láng giềng
này là nước nào. Người Việt lo ngại rằng, cho người Tàu thuê đất như thế thì có
khác gì dâng mảnh đất này cho họ? Mối thù truyền kiếp với người Tàu, cộng với
những bất bình xã hội khác đã dẫn đến những cuộc biểu tình lớn nhất kể từ khi
người cộng sản cầm quyền trên cả nước Việt Nam.
Người ta đổ cho ông Chính
là thân Tàu nên mới bày ra chuyện đặc khu. Tôi thì nghĩ khác, quyết định trên
phải được Đảng chấp nhận, nếu thân Tàu thì cả Đảng thân Tàu chứ chẳng phải mình
ông Chính. Chẳng qua ông Chính lúc đó đang muốn leo cao, bày trò lập công, mà tỉnh
ông phụ trách là Quảng Ninh, sẵn biên giới Tàu, chứ nếu ông làm bí thư Buôn Mê
Thuột, thì chắc ông sẽ bày trò khác. Mà một vị khác, không có điều tiếng về
thân Tàu là bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng lên tiếng bên vực luật đặc khu đó mà.
Thủ tướng Phạm
Minh Chính
Nhưng tất cả những điều
đó đã là quá khứ rồi. Ta dự đoán gì về việc cầm quyền của ông Chính tới đây?
Giới phân tích chính trị
cho rằng, ông Chính được đưa vào tứ trụ để đổi lấy việc loại ông Trần Quốc Vượng
ra khỏi bộ tứ, vì thế trong một chừng mực nào đó, ông Chính là người thay thế
ông Vượng, để nắm “ngọn cờ đầu” của Đảng, tiếp tục đốt cái lò nổi tiếng của ông
Trọng. Nhưng ông có đốt được ai hay không, lại là chuyện khác.
Một nguyên nhân làm cho
ông Trọng đốt lò được là do ông được nhiều người đánh giá là trong sạch, không
có điều tiếng gì về tham nhũng, ông ta chỉ có tham quyền, trong khi ông Chính
không được như thế. Hồi ông chưa nắm ghế tứ trụ người ta đã xì xầm về biệt thự
tráng lệ của ông ở Vườn Đào, Hồ Tây rồi.
Nhưng biết đâu khả năng đốt
lò yếu của ông lại được giới kỹ trị, kinh tế của Đảng yên tâm thì sao? Nếu như
thế thì cộng với sự khôn khéo của ông, ông sẽ làm việc được với những người ủng
hộ ông Phúc, làm ông Phúc yên tâm hưởng chút danh vị cuối đời.
Về đối ngoại thì sao? Ông
Chính dính chàm vụ đặc khu đó, liệu Việt Nam sẽ ngã về Bắc Kinh thời ông cầm
quyền?
Tôi không nghĩ là ông
Chính sẽ thay đổi chính sách đối ngoại của Việt Nam đã được hoạch định là đu
dây giữa hai cường quốc Mỹ – Tàu, trong khu vực Đông Nam Á, vì chính sách ngoại
giao của Đảng là một quyết sách tập thể, mà theo nhà quan sát người Úc, GS Carl
Thayer, được quyết định từ lâu rồi, không có sự đột ngột thay đổi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính
sẽ công du nước nào đầu tiên? Tôi không nghĩ rằng sẽ là Bắc Kinh hoặc
Washington. Washington thì bận bịu quá, ai mà tiếp ông, nếu không có quyết định
đột phá nào từ ông Biden. Còn Bắc Kinh thì cái vết chàm đặc khu còn đó, và có
không ít ủy viên trung ương đâu ưa gì Bắc Kinh, cho nên nếu ông thăm Tàu thì đó
là một quyết định rất dở.
No comments:
Post a Comment