Thấy gì về thế giới và
Việt Nam trong năm 2020?
BBC
Tiếng Việt
24/12/2020
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-55438207
Năm 2020 đầy ắp các sự kiện nhưng không thiếu các vấn
đề với quan ngại trên thế giới và cả với Việt Nam đang khép lại, một số khách mời
của BBC News Tiếng Việt nhân dịp cuối năm chia sẻ cảm nhận từ góc nhìn của
mình.
Từ Kent, Anh quốc, nhà báo Nguyễn Giang của BBC
World Service nói:
"Những vấn đề nghiêm trọng nhất của Anh quốc và
châu Âu trong năm 2020 này mà chỉ còn mấy ngày nữa hay một tuần nữa là hết năm,
chính là vấn đề Brexit đang bế tắc nghiêm trọng, cụ thể là vướng mắt về việc
phân chia hạn ngạch nghề cá ở vùng biển của Anh quốc cho các quốc gia ở châu Âu
như là Pháp, Đan Mạch, Hà Lan, hay là Cộng hòa Ireland và Tây Ban Nha để các nước
đó được vào đánh bắt là bao nhiêu phần trăm, mặc dù Anh quốc muốn dành lại chủ
quyền trên biển...
"Và vào thời điểm chúng ta đang nói chuyện này,
ở nước Anh còn đang xảy ra một cuộc khủng hoảng lớn nữa, tức là vì có một virus
biến chủng ở Anh, nên người ta đã ngăn các chuyến tàu, chuyến phà chở hàng từ
Scotland sang Pháp, rồi ngăn xe tải chở hàng từ châu Âu vào Anh và vào thời điểm
này hơn một nghìn chiếc xe tải đã bị ách lại ở cảng Dover của Anh...
"Trở lại việc Brexit bế tắc, hai bên đã đến chung
cuộc trong cuộc đàm phán rồi, nhưng người ta nghĩ rằng Nghị viện châu Âu và Anh
quốc sẽ không kịp thông qua bất cứ một thỏa thuận nào, vì do dịch Covid-19 bây
giờ, các dân biểu các nước đã tạm thời về nghỉ rồi, thậm chí người ta tính một
bước là sang tháng 01/2021, Nghị viện Anh và Nghị viện châu Âu sẽ tạm thời cho
phép một thỏa thuận, nếu đạt được vào đúng 24h ngày 31/12 năm nay, vận hành
trong vòng 1-2 tuần, sau đó khi họp lại, thì mới thông qua như là "hồi tố",
tức là ngược lại.
"Đó là những sự kiện chưa từng có trong lịch sử
giữa Anh quốc và châu Âu và gây ra lo lắng rất nhiều cho người dân tại Anh như
chúng tôi, chưa kể ở Anh quốc, vùng Đông Nam và vùng London đã ở trong tình trạng
phong tỏa cấp IV rồi, không được đi đâu, không được xuất cảnh và cũng xuất cảnh
thì cũng rất khó vì hơn 40 nước đã ngăn không cho các chuyến bay từ Anh đến hay
là các chuyến phà hay vận chuyển đường biển, vì thế trên đài BBC đã có một câu
khá thú vị nói rằng chưa đến 10 ngày khi Brexit trở thành hiện thực, thì nước
Anh đã ngày càng trở nên cô lập.
"Đây là một dấu hiệu rất là lạ trong chuyện là
các nước đồng minh, bạn bè, đối tác trong hàng chục, hay có thể nói là đến hàng
trăm năm cạnh nhau mà không nói chuyện được với nhau, đấy là vấn đề rất lớn, đó
là bất đồng nghiêm trọng trong chính giới, mà bên này, như là Thủ tướng Boris
Johnson, bên kia là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nói chuyện với nhau bằng
điện thoại liên tục, nhưng không đồng ý được với nhau về cái gì hết. Và vào thời
điểm này, mấy nghìn người đang đau khổ ở cảng Dover, cách nhà tôi đúng 45 phút
chạy xe," nhà báo Nguyễn Giang nói
với cuộc hội luận trực tuyến nhìn lại năm 2020 của BBC News Tiếng Việt hôm
23/12.
Thời sự thế giới
và Việt Nam 2020: Các sự kiện nổi bật
EU và Anh 'đạt thỏa thuận
giờ chót về thương mại hậu Brexit'
2020 không chỉ có đại dịch
- 6 tin tức chấn động thế giới
Đại hội 13: Đảng 'kiên
quyết' chặn người không đủ tiêu chuẩn
Không có đại dịch,
cũng đã là một năm "đầy biến động"
VIDEO :
2020 không chỉ có đại dịch - 6 tin tức chấn động
thế giới
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-55438207
Từ Hà Nội, khách mời Cao Vĩnh Thịnh nói với hội luận:
"Sau khi xem một video tổng hợp của BBC về sự
kiện quốc tế năm 2020, đối với tôi ấn tượng về câu chuyện Covid-19 thì chắc chắn
đó là một sự khủng hoảng, những mất mát rất lớn, nhưng đặc biệt còn có vấn đề về
những người trẻ ở Hong Kong.
"Đã có rất nhiều người đứng lên để yêu cầu cho
Hong Kong có những quyền lợi, cũng như thoát khỏi bàn tay của Trung Quốc.
"Đặc biệt hơn là thế hệ của những người trẻ ấy
cũng tương tự với độ tuổi của tôi."
Trong tuần này, BBC News
Tiếng Việt đã giới thiệu một video điểm lại năm 2020 với sáu sự kiện được cho
là nổi bật, đáng chú ý trên thế giới, ngoài biến cố đại dịch toàn cầu Covid-19.
Theo đó, năm 2020 là một
năm đầy biến động trên thế giới ngay cả nếu không có đại dịch nói trên, và các
sự kiện được BBC nhắc tới là Úc đã mất hơn 1 tỷ động vật hoang dã sau một trong
những đợt cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử, với các đám cháy tiêu hủy tới
27,2 triệu mẫu rừng và các nhà khoa học nói biến đổi khí hậu đã làm tăng nguy
cơ cháy rừng.
Sự kiện tiếp theo là
phong trào chống phân biệt chủng tộc và bạo lực nhắm vào người gia màu (Black
Lives Matter) dậy sóng, sau khi công dân Mỹ da đen George Floyd thiệt mạng khi
bị cảnh sát Hoa Kỳ giam giữ.
Biểu tình ở Hong Kong là
sự kiện thứ ba được nhắc tới, với những người biểu tình mà đa số là người trẻ
đã bất chấp bạo lực của cảnh sát và chính quyền, phản đối mạnh mẽ luật an ninh
mới được nhà cầm quyền thông qua với Hong Kong, một đạo luật mà giới chỉ trích
coi là sự báo hiệu cho ngày tàn của nền dân chủ ở Hong Kong.
VIDEO :
London vắng lặng trước Giáng Sinh vì phong tỏa
Covid
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-55438207
Bên cạnh biến cố vụ nổ chấn
động xảy ra ở thủ đô Beyrut của Lebanon với khói bụi bốc lên gợi nhớ tới những
vụ nổ bom hạt nhân hình nấm và làm chết tới 200 người, thiệt hại hàng triệu đô
la, hay tại Anh quốc, hoàng tử Harry và phu nhân của ông, Meghan Markle đã có
quyết định bất ngờ "rút lui khỏi Hoàng Gia", thì sự kiện nổi bật lớn
thứ sáu được nhắc tới chính là kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 giữa hai ứng viên
Donald Trump và Joe-Biden mà kết quả và diễn biến hậu bầu cử trở nên một sự kiện
gây tranh cãi nhất trong vài kỳ bầu cử tổng thống Mỹ trở lại đây.
Trở lại với ý kiến của
khách mời BBC News Tiếng Việt tại cuộc hội luận điểm sự kiện thế giới và Việt
Nam năm 2020, cũng từ Hà Nội, kỹ
sư Nguyễn Lân Thắng nói với BBC:
"Ngoài những sự kiện ấy, tôi cũng thấy là tác động
của tình hình Covid cũng làm cho Việt Nam hiện tại cũng như năm vừa rồi trở
thành một năm phải nói là rất khốc liệt.
"Khốc liệt bởi vì vấn nạn vấn đề kinh tế, cũng
như tầm quan trọng của đại hội đảng Cộng sản Việt Nam sắp sửa diễn ra.
"Tôi thấy là một sự đấu đá, cũng như là một sự
tiêu diệt một cách không khoan nhượng giữa các phe nhóm, cũng như là việc tấn
công vào những tiếng nói, chính kiến ở trong xã hội ở Việt Nam năm 2020 đặc biệt
nghiêm trọng."
Cuộc bầu cử tổng
thống ở Mỹ với người Việt
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/18262/production/_116241989_gettyimages-1229230492-1.jpg
Cộng đồng người Việt
đã có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau về các ứng viên Trump và Biden cũng như
về kết quả cuộc bầu cử Mỹ năm 2020
Các khách mời của hội luận
cũng dành thời gian bình luận về sự kiện cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2020
và những diễn biến hậu bầu cử, cùng sự liên hệ, tác động đến người Việt.
Từ Anh quốc, nhà báo Nguyễn Giang nói:
"Tất nhiên là có cuộc tranh luận rất dữ dội
trên mạng ở Việt Nam giữa những người ủng hộ Tổng thống đương nhiệm sắp ra đi
là ông Donald Trump và Tổng thống đắc cử, ông Joe Biden của đảng Dân chủ.
"Cái này mọi người đều thấy là đài BBC cả tiếng
Anh và tiếng Việt đều đã đăng tải rất nhiều tin tức, các thảo luận, ý kiến của
bên này, bên kia.
"Và nó gây ra những cái có thể nói là sứt mẻ
trong quan hệ bạn bè, trong cộng đồng ở chỗ là tình cảm của người Việt Nam dành
cho ông Donald Trump và ông Joe Biden có lúc rất mạnh, tức là cả yêu, cả ghét đều
rất mạnh mẽ.
"Đấy là một dấu hiệu nổi bật ở trên mạng xã hội
Việt Nam năm 2020 và cũng có những thuyết âm mưu của bên này, cũng như của bên
kia được tung ra, tức là nói chung không ai tin ai và niềm tin vào truyền thông
chính ngạch truyền thống cũng khá nghiêm trọng, tức là tăng lên.
"Có một chi tiết mà tôi để ý là ông Joe Biden
trong một bài diễn văn gần đây nhất, sau khi Hoa Kỳ bắt đầu đưa chuẩn thuận đưa
vào tiêm chủng chống Covid-19, ông đã nói một câu rất quan trọng là "những
ngày đen tối nhất đang ở trước chúng ta, chứ không phải là đã ở phía sau."
"Và đây là dấu hiệu cho thấy rằng kể cả có vắc-xin,
thì Hoa Kỳ sẽ bước vào một mùa Đông có thể nói là cực kỳ đen tối và chính quyền
của ông Biden ý thức được điều này..."
Từ Hà Nội, khách mời Cao Vĩnh Thịnh, nhà hoạt động môi
trường, bình luận với BBC:
"Tôi là một nhà hoạt động về môi trường, nên
tôi rất quan tâm đến bầu cử Mỹ với lý do là khi Tổng thống Trump đắc cử vào vị
trí tổng thống của nước Mỹ, thì ngài đã hủy bỏ các việc Mỹ tham gia vào các hiệp
định như Hiệp định chống Biến đổi khí hậu Paris.
"Sau đó đến giai đoạn Covid-19 ở Mỹ, tình trạng
về môi trường ở Mỹ còn bị khủng hoảng nặng nề hơn khi mà Tổng thống Trump đã
đưa ra những quyết định mở cửa cho các doanh nghiệp có thể thoải mái, có thể xả
thải, hoặc có thể làm bất cứ điều gì miễn là nó phát triển kinh tế, để đánh đổi
lại vấn đề về môi trường ở Mỹ.
"Cho nên đến cuộc bầu cử của Mỹ là tôi rất hồi
hộp, bởi vì rất muốn vị Tổng thống mới của nước Mỹ sẽ là người có tầm nhìn,
cũng như có những cách để có thể biến việc mà tổng thống cũ là Donald Trump có
thể dừng lại cho việc phá hủy môi trường một cách cực đoan như thế.
"Bởi vì mọi người đều biết việc tiêu thụ của nước
Mỹ rất lớn, về khai thác cũng xếp thứ nhất trên thế giới, cho nên nếu nước Mỹ
không phải là đất nước tiên phong cho việc bảo vệ môi trường và chống lại biến
đổi khí hậu, thì chắc chắn các quốc gia như là Trung Quốc hay châu Âu, hay là
Việt Nam nhỏ bé như thế này, sẽ là một con đường hay một bức tường không bao giờ
nhìn thấy ánh sáng.
"Và một điều nữa là tôi được sống trong cảm
giác rất hào hứng ở Việt Nam được thấy đi đâu cũng thấy người Việt Nam nhắc tới
bầu cử Mỹ, ở các quán cafe, mọi người rất tập trung, chăm chú, theo dõi từng biểu
đồ về "xanh, đỏ" trên trang mạng về bầu cử Mỹ và thấy rất đặc biệt, bởi
vì ở Việt Nam bầu cử hay như đại hội đảng ở Việt Nam, thì đó cũng là những điều
hiếm có và tôi nghĩ đó là một cơ hội cho ngư Việt Nam được trải nghiệm."
Một năm tạo ra những
thay đổi lớn lao cho Việt Nam tới đây?
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/C296/production/_116241894_gettyimages-1229885345.jpg
Năm 2020 là một năm
nhiều biến động to lớn với Việt Nam theo khách mời của BBC từ Hà Nội
Về riêng Việt Nam trong năm 2020, nhà hoạt động Cao Vĩnh Thịnh bình luận thêm:
"Trong năm qua, tình hình đối với Việt Nam, những
cái đáng lưu tâm nhất đối với tôi về môi trường thì Quốc hội Việt Nam đã thông
qua luật sửa đổi về luật Môi trường, tuy nhiên với góc nhìn của tôi, nó không hề
có sự đóng góp cho việc bảo vệ môi trường tốt hơn.
"Mà có nhiều khả năng nó tạo nên những lỗ hổng
khiến cho việc những nhóm xã hội dân sự cũng như người dân giám sát đối với
phía doanh nghiệp, cũng như những tập đoàn trong việc sản xuất công nghiệp nặng,
cũng như những công ty khai thác các khu vực như trong rừng, sẽ ngày càng khó
khăn hơn, bởi vì luật sửa đổi mới đó.
"Thứ hai là vấn đề lũ lụt ở miền Trung khi mà
khu vực đập thủy điện quá là nhiều khiến cho thiên tai và nhân tai hòa vào một
và biến tình hình cứu trợ lũ lụt gặp khó khăn hơn, cũng như người dân sống ở miền
Trung tại thời điểm này cũng như tương lai sẽ gặp rất nhiều cơ cực...
"Ngoài ra, những vấn đề khác như là phiên tòa
phúc thẩm vụ án của Hồ Duy Hải, vụ án về vấn đề tranh chấp đất ở Đồng Tâm và đến
gần cuối năm thì có những tin tức nhiều nhà hoạt động như là nhà báo Phạm Thị
Đoan Trang và một số nhà hoạt động khác bị bắt, đó là những tin tức khiến tôi rất
lưu tâm và chú ý tới."
Kỹ sư
Nguyễn Lân Thắng bình luận thêm:
"Năm 2020 theo tôi là một năm mà biến động ở Việt
Nam vô cùng lớn, cũng theo như tình hình thế giới, việc thứ nhất là tác động của
đại dịch cúm Covid-19 tạo ra một sức ép vô cùng lớn về mặt kinh tế cũng như là
về mặt xã hội, về mặt y tế.
"Việt Nam đã phải chống chọi ở trong một điều
kiện là bệnh dịch gia tăng khá là nhanh trong giai đoạn đầu, nhưng rất là may
có lẽ là chủng virus có những tác động rất là nhẹ lên cấu trúc gien của người
Việt Nam, cho nên việc chống dịch cũng khá là hiệu quả.
"Song song với đó là việc đại hội đảng 13 của
ĐCSVN đang chuẩn bị diễn ra, những động thái xung quanh việc tổ chức đại hội là
việc đấu đá giữa các phe phái, ngoài ra còn có sự trừng phạt không khoan nhượng
với những tiếng nói thuộc giới bất đồng chính kiến.
"Có thêm rất nhiều người mà thực sự người ta
không phải là người hoạt động, mà chỉ là những người nêu quan điểm của mình về
những vấn đề xã hội, nhưng hàng loạt đã bị chính quyền đàn áp, có người cũng
chuẩn bị được đưa ra xét xử. Tôi cho rằng năm 2020 là một năm tạo ra một sự
thay đổi rất lớn ở Việt Nam trong giai đoạn tới đây..."
***
TIN LIÊN QUAN
London vắng lặng trước
Giáng Sinh vì phong tỏa Covid, Thời lượng 1,56
22 tháng 12 năm 2020
.
2020 không chỉ có đại dịch
- 6 tin tức chấn động thế giới, Thời lượng 3,26
19 tháng 12 năm 2020
.
EU và Vương quốc Anh đạt
thỏa thuận giờ chót về thương mại hậu Brexit
24 tháng 12 năm 2020
.
Đại hội 13: Ông Nguyễn
Phú Trọng và Đảng 'kiên quyết' chặn người không đủ tiêu chuẩn
22 tháng 12 năm 2020
No comments:
Post a Comment