Thất
thoát ngân sách từ các dự án xây dựng-chuyển giao mấy năm qua
Thanh
TRúc -
RFA
05/12/2020
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/budget-loss-in-bt-projects-12052020215443.html
“Đừng biến các dự án BT
thành ‘mỏ vàng’ để trục lợi”, “hàng loạt bất cập tại các dự án BT”, là nội
dung bài trên mạng Báo Điện Tử của Bộ Xây Dựng ngày 3/12 vừa qua.
Bài báo ca ngợi hình thức
hợp đồng xây dựng- chuyển giao BT là giải pháp sáng tạo, giữ vai trò quan
trọng trong phát triển hạ tần, thế nhưng sau nhiều năm thì bất cập lộ rõ
trong các dự án triển khai khiến dư luận hoài nghi về việc có hay không lợi ích
nhóm.
Đây là câu hỏi, cũng có
thể lời thừa nhận muộn màng, lần đầu tiên được đưa lên trang mạng báo Nhà Nước,
là nhận định của tiến sĩ Ngô Trí Long, chuyên gia về giá cả thị trường ở trong
nước.
Phải nhìn bản chất vấn đề
BT mới có thể thấy mặt phải mặt trái của hình thức hợp đồng xây dựng- chuyển
giao này, ông Ngô Trí Long giải thích:
“Muốn xây dựng hạ tầng mà không đủ nguồn lực, không
đủ vốn thì Nhà Nước cho một anh tư nhân nào đó xây dụng. Sau khi xây dựng xong,
giá là bao nhiêu thì Nhà Nước sẽ đổi cho một mảnh đất, có nghĩa là đổi đất lấy
hạ tầng. Giả sử một dụ án gia công vào khoảng 5.000 tỷ mà Nhà Nước không
đủ tiền trả cho anh, mà nguồn lực của Nhà Nước bây giờ là đất đai, thế thì Nhà
Nước trao cho anh một khu đất bao nhiêu hectares để anh làm, đó là BT”
“Thế thì thất thoát ở chỗ nào? Đáng lý mảnh đất ấy
phải đem đi đấu thầu, nếu đấu thầu thì khoảng được 10.000 tỷ cơ, nhưng thực chất
tính giá bồi thường chỉ 5.000 tỷ thôi. Thất thoát vốn là chỗ đó, cuối cùng Nhà
Nước thiệt 5.000 tỷ mà anh đầu tư thì được lợi.
Đó cũng là lý do bài báo
sử dụng từ ‘mỏ vàng” để ám chỉ các dự án xây dựng- chuyển giao BT trước
nay, cũng là nguyên nhân có sự xét lại và ngưng lại chương trình này.
Thay vì phải đưa ra đấu
thầu, phải chọn đơn vị nào tốt nhất, phía thẩm quyền lại chỉ định và giao thầu
luôn:
“Đó là sai lầm thứ nhất. Sai lầm thứ hai, đáng lý đường
giao thông ấy quãng 2Km chỉ đáng 100 tỷ thôi, nhưng ông lại đi trả nó cái
mảnh đất đáng giá 200 tỷ. Đổi không ngang giá thì có phải Nhà Nước thiệt 100 tỷ
không?”
Trách nhiệm này
không thuộc về dân, là lý giải kế tiếp của chuyên gia:
“ Trách nhiệm thuộc về chính quyền, những cơ
quan chính quyền các cấp. Hà Nội đổi đất lấy hạ tầng thì Hà Nội trả, địa phương
nào đổi đất lấy hạ tầng thì địa phương đó chịu trách nhiệm. Đơn giản thôi”
“ Bây giờ Nhà Nước bỏ phương thức đó rồi. Gánh mấy
năm rồi mới thấy, mới rút ra bài học kinh nghiệm. Thất thoát nhiều quá thì cấm
hình thức đó thôi”.
Khu đô thị mới Thủ
Thiêm ở TP Hồ Chí Minh, nơi có các dự án BT
Báo Xây Dựng online cho
hay năm 2019 Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện rà soát 29 dự án BT tại các địa
phương trong nước. Báo cáo tổng hợp kết quả năm 2019, do Kiểm toán Nhà nước gửi
Quốc hội khóa XIV, cho thấy hầu hết các dự án đều chỉ định nhà đầu tư. Thậm chí
có những dự án mà nhà đầu tư được chỉ định sau khi đã triển khai thi công rồi.
Vẫn theo bảng tổng kết được
báo mạng Bộ Xây Dựng trích dẫn, nhiều dự án BT chủ yếu do nhà đầu tư đề xuất và
đưa vào danh mục đầu tư. Chỉ tính riêng tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội không xa,
trong 82 dự án BT thì hết 72 do nhà đầu tư đề xuất, chuyển đổi hình thức đầu tư
từ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước sang PPP mà không lấy ý kiến các bộ, ngành
theo quy định…
Blogger, kỹ sư Trần Bang, từng có công việc liên quan dự án BT, cho rằng
những điều vừa nêu phản ảnh sự thiếu minh bạch, rối rắm, khó gỡ của cái gọi là
BT xây dựng- chuyển giao mà được quyết đoán một cách tùy tiện:
“Đáng nhẽ phải thuê một cơ quan trọng tài để tư
vấn, để thiết kế, dự toán khối lượng biểu kiến, suy ra giá xong thì phải đưa
lên đấu giá. Ai trúng giá thấp nhất, có lợi nhất cho Nhà Nước thì được làm. Anh
chỉ định thầu là anh không minh bạch”
“Cái không minh bạch ấy hại cho Nhà Nước mà chỉ lợi
cho người ký duyệt. Thí dụ ở tỉnh Bắc Ninh mà báo cáo nói là bảy mươi mấy trên
tám mươi mấy công trình đều là chỉ định thầu. Thứ hai, để nhà thầu tự lập dự án
là để cho họ chạy dự án. Chạy thì phải đút lót phong bì, muốn có lời phải nâng
giá lên, không đấu thầu thì nâng thoải mái, chỉ ngân sách chịu thiệt”
Bây giờ mới vạch ra trên
báo thì đã trễ, sự thất bại không do nội dung hay hình thức của BT kém mà do :
“Chủ trúng thầu BT hầu hết là sân sau của các quan lớn.
Các quan lớn mất chức, mất ghế và mất tiếng nói thì mới bị đưa lên, chứ những
quan chức hãy còn lên cao hơn thì tôi cho là chưa bị đưa ra. Đây chỉ là tảng
băng nổi’.
Dựa trên kết quả kiểm
toán 29 dự án BT, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý 5.228 tỷ đồng, trong đó
tăng thu ngân sách Nhà Nước là 112,4 tỷ đồng, giảm chi ngân sách Nhà
nước 1.262 tỷ đồng. Ngoài ra còn những kiến nghị xử lý tiền tỷ khác
như thu hồi nộp ngân sách Nhà nước thanh toán vượt giá trị dự án
BT, giảm giá trị hợp đồng BT vân vân…
Những con số này minh chứng
công thức BT “đổi đất lấy hạ tầng” không phải cuộc đổi chác ngang giá
trên thực tế, chuyên gia giá cả thị trường Ngô Trí Long khẳng định, vấn đề định
giá ở dự án BT đã làm Nhà Nước thiệt cả hai đầu, còn chủ đầu tư thì lợi cả đôi
đường.
Được biết từ ngày
15/8/2020, các hợp đồng BT chưa được phê duyệt chủ trương đầu tư đã ngừng lại.
Bắt đầu ngày 1/1/2021 trở đi, không còn bất cứ dự án đầu tư dưới hình
thức xây dựng - chuyển giao nào được thực hiện.
Không cần phải thay thế
hình thức xây dựng - chuyển giao, cái cần thay thế là cung cách đặc quyền đặc lợi
trước giờ, là góp ý thứ nhất của Tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu:
“ Vấn đề không phải là BOT hoặc BT mà vấn đề là
nghiên cứu tiền khả thi. Những nghiên cứu đó phải làm một cách chặt chẽ rồi sau
đó mới phải có dự án khả thi. Khi đi vào thực hiện phải có đấu thầu công khai.
Trong trường hợp có nhiều nhà thầu thì phải đấu thầu công khai và minh bạch
để tạo sự công bằng cho các nhà thầu”.
Giám sát quá trình triển
khai là việc cần thiết nhằm hạn chế tình trạng chậm tiến độ mà lại đòi hỏi Nhà
Nước thanh toán đất đối ứng để thủ lợi:
“Không có dự án nào không thể xứ lý được, đặt biệt
những dự án không đúng tiến độ, chi phí tăng lên rất nhiều ngoài dự toán ban đầu.
Dĩ nhiên Cơ Quan Thanh Tra Nhà Nước phải vào cuộc, vấn đề là xử lý như thế nào”
“Đã có rất nhiều dự án hạ tầng, cầu đường, giao
thông vận tải… phí chồng phí quá nhanh, quá nhiều, quá mạnh. Trường hợp có tình
trạng tiêu cực như tham nhũng thì phải đưa ra tòa. Những trường hợp chỉ mang
tính cách hành chính thôi thì phải bắt các nhà thầu đền bù những chi phí bội
chi. Thành ra xử lý là xử lý được, phải đưa đến kết quả là tiêu cực thì
những cơ quan quản lý và những thầu phải chịu trách nhiệm”.
Nghiêm túc xử lý các dự
án BT vi phạm là việc cần làm ngay, vào khi ngân sách và nguồn lực đất đai
đã bị tổn thất quá nhiều, còn người dân phải dốc túi gánh nợ cho chính phủ… là
nhận định sau cùng của chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu.
-------------
Tin, bài liên quan
·
Dự
án thu phí tự động có thể không hoàn tất trước cuối năm nay
·
Quốc
hội: thực hiện thu phí tự động không dừng ở tất cả các trạm BOT từ năm 2021
·
Ý
kiến trái chiều về việc thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư
·
Nhà
đầu tư BOT lại kiến nghị tăng phí
·
Quốc
hội sẽ quyết định về hỗ trợ ngân sách đối với 4 trạm BOT sai vị trí
·
Dừng
thu phí BOT quốc lộ 2 đoạn Nội Bài - Vĩnh Yên từ ngày 13/10
·
Sao
phải đề xuất thu phí tuyến đường do nhà nước đầu tư?
·
Doanh
thu BOT Quốc lộ 1 qua Quảng Nam cao bất thường
·
Sao
BOT tại VN nếu không có hỗ trợ của Nhà Nước thì đến 100 năm cũng không thể thu
hồi vốn?
·
Cơ
quan chức năng bắt hai người bị cho đã đánh nhân viên Trạm BOT Ninh Xuân
No comments:
Post a Comment