Yascha
Mounk
Trà Mi dịch thuật
Posted on December 3, 2020
http://dcvonline.net/2020/12/03/tai-sao-trump-co-the-bien-mat/
Người
Mỹ sẽ sớm cảm thấy mệt mỏi với tổng thống dù ông vẫn muốn đứng mãi dưới ánh đèn
sân khấu.
Donald
Trump. Brendan Smialowski / Getty
Tổng thống Donald Trump
đã làm rõ một việc nhức nhối: Sau khi miễn cưỡng rời khỏi Bạch Cung, ông sẽ tiếp
tục làm đủ mọi chuyện để có thể lên báo. Ông ta sẽ tweet những lời lăng mạ và
thuyết âm mưu. Ông ấy có thể mở đài truyền hình của riêng mình. Và theo các
thành viên thân tín, ông thậm chí có thể ra tranh cử tổng thống vào năm 2024.
Sau nửa thập kỷ dưới quyền
của ông, nhiều chuyên gia và một số trong giới quan sát chính trị cho rằng
Trump sẽ thành công trong việc thu hút sự chú ý của người dân cả nước. Tôi có
thể hiểu tại sao. Một thiểu số không nhỏ người Mỹ tin rằng cuộc bầu cử đã bị
đánh cắp và vẫn dành sự quan tâm sâu sắc cho tổng thống sắp mãn nhiệm. Ngay cả
khi sự thất bại của Trump đã giải phóng đảng Cộng hòa (GOP) khỏi kẻ bắt cóc,
các vị dân cử đảng viên Cộng hòa dường như đang ở trạng thái thê thảm của hội
chứng Stockholm. Và vị tổng thống Mỹ thứ 45 đã hết lần này đến lượt khác chứng
minh rằng ông thực sự có một tài để ở lại dưới ánh đèn sân khấu.
Trump có thể chứng tỏ ông
ta có ảnh hưởng thống trị đến chính trị vào những năm 2020 như những năm 2010.
Tuy nhiên, có những trở ngại rất lớn mà ông sẽ phải vượt qua để làm được điều
đó.
Có rất nhiều lý thuyết về
cách Trump lên nắm quyền vào năm 2016. Theo một số người, ông ấy đã nói cho những
người Mỹ bị thiệt thòi về mặt kinh tế. Theo những người khác, những cử tri mù
quáng đã bị ông ta thu hút vì lời hô hào phân biệt chủng tộc. Nhưng trong khi cả
hai lời giải thích trên đều cho thấy phần nào sức thu hút của ông ấy, tôi tin rằng
sự thật đơn giản hơn nhiều: Hàng triệu người Mỹ không suy nghĩ nhiều về chính
trị đã tưởng Trump là một người thành công, là người biết cách làm được việc.
Kể từ lần đầu tiên nổi tiếng
ở thành phố New York, Trump đã cẩn thận sắp xếp hình ảnh trước công chúng của
mình để nhấn mạnh rằng ông có nhiều quyền lực và độ thành công của ông ta.
Những người trong cuộc ở
Manhattan biết rằng giới thượng lưu thực sự của thành phố luôn coi thường
Trump. Nhưng độc giả của The Art of the Deal lại nghĩ anh ta
là hiện thân của một người đàm phán quyền lực, người biết cách linh hoạt cơ bắp
tài chính của mình.
Các nhà báo kinh doanh biết
rằng nhiều dự án kinh doanh của Trump đã phá sản rất nhanh và giờ đây ông sẽ
giàu hơn nhiều nếu chỉ đơn giản đầu tư tài sản thừa kế vào chỉ số S&P 500.
Nhưng đối với hầu hết người Mỹ, người dẫn chương trình The Apprentice là
một doanh nhân đã xây dựng một đế chế lớn nhờ óc kinh doanh đáng kinh ngạc của
ông ta.
https://m.media-amazon.com/images/M/MV5BMTc2MTE3MzI3MF5BMl5BanBnXkFtZTcwODg3OTYwNA@@._V1_.jpg
woody allen’s “bananas” -
Nguồn Amazon
Tuy nhiên, đến nay vỏ bọc
về sự bất khả chiến bại của Trump đang vỡ dần. Ông ta đã thua cuộc trong lần
tái tranh cử, và đang dàn dựng một âm mưu đảo chính kém cỏi nhất kể từ sau cuốn
phim Củ chuối (Bananas) của Woody Allen. Ông ấy có thể gào thét mộng mị về những
gì đã xảy ra vào tháng 11, nhưng ông không thể ngăn đám người đi theo ông ta
nhìn thấy Joe Biden nhậm chức vào tháng 1. Nỗi sợ hãi về những gì ông ta có thể
tiếp tục làm sẽ nhường chỗ cho tiếng cười. Càng ngày ông ấy trông yếu hơn và sợ
hãi hơn.
Khi Oprah Winfrey bỏ
chương trình TV để mở đài truyền hình riêng của mình, OWN, bà ấy là ngôi
sao lớn nhất trên truyền hình. Nhiều người trong giới phân tích dự đoán rằng
liên doanh mới của Winfrey sẽ thành công rực rỡ. Vào thời điểm đó, một số thông
tin báo chí thậm chí còn cho rằng các ông chủ ở các mạng phát sóng dòng chính
đang rất lo lắng việc bị cạnh tranh.
Trái ngược với những kỳ vọng
này, Oprah Winfrey Network đã phải vật vã khó nhọc mới tìm được khán giả. Trong
những năm đầu tiên hiện hữu, nó đã thua lỗ hàng chục triệu đô la. Ngày nay, OWN
đã gầy dựng được một thị trường ổn định cho riêng mình và thậm chí còn kiếm
được một ít tiền lời. Nhưng với số người xem trung bình dưới 500.000 người vào
năm 2018, OWN thuộc một cấp hoàn toàn khác với bốn mạng truyền hình lớn và các
kênh truyền hình cáp thành công nhất về mặt thương mại.
Đây là một lời cảnh cáo
cho bất kỳ ai hiện đang dốc sức đầu tư vào Trump News Network (TNN). Nếu Trump
đi theo sự dẫn dắt của những người theo chủ nghĩa dân túy độc tài khác như Hugo
Chávez và dẫn một chương trình truyền hình thông thường, chắc chắn ông ấy có thể
thu hút những người hâm mộ tận tụy nhất của ông trở thành khán giả. Nhưng để thực
hiện được về mặt thương mại, đài truyền hình của ông ấy sẽ phải phát triển số
khán giả cốt lõi đó, tuyển những người dẫn chương trình khác có khả năng duy
trì sự chú ý của công chúng, thuê những nhà báo thực sự có thể đưa tin về những
gì đang diễn ra trên thế giới và thu hút quảng cáo của những tập đoàn thương mại
hàng đầu.
Cạnh tranh với Fox News sẽ
là một thử thách lớn đối với bất kỳ ai bắt đầu một đài truyền hình thông tin bảo
thủ. Với thành tích của Trump về sự kém cỏi trong cả kinh doanh và chính
trị, ông ấy dường như đặc biệt khó có thể vượt qua được thử thách này.
Không ai có thể nói chắc
cuộc sống của Trump sẽ như thế nào trong 4 năm nữa. Đến năm 2024, ông ta có thể
bị phá sản, ngồi tù hoặc sức khỏe rất kém. Nhưng ngay cả khi ông ta có thể
tranh cử để được đảng Cộng hòa đề cử, ông ta sẽ không nhất thiết sẽ giành được
chiến thắng.
Trong nửa thế kỷ qua, Đảng
Cộng hòa đã có một ý thức hệ tương đối ổn định. Cái gọi là kiềng ba chân đã kết
hợp những người bảo thủ về mặt xã hội, những người theo chủ nghĩa thị trường tự
do và những người ủng hộ chính sách đối ngoại diều hâu thành một liên minh bền
vững nhưng không dễ chịu. Chính vì thành phần ý thức hệ của đảng quá không đồng
nhất, giới lãnh đạo đảng Cộng hòa có ảnh hưởng nhất không có nhiều điểm giống
nhau.
Richard Nixon ra tranh cử
với tư cách là một người thực dụng ôn hòa. Ronald Reagan nhấn mạnh uy tín của
ông là một người cứng rắn về tài chính và là kẻ thù không đội trời chung với chủ
nghĩa cộng sản. George W. Bush tự cho mình là “người bảo thủ giàu lòng trắc ẩn”
với bản năng cô lập.
Những người được đề cử gần
đây nhất của đảng cũng khá khác biệt với nhau. John McCain đã tranh cử sơ bộ
gay gắt chống lại Bush vào năm 2000, được nhiều người coi là người không chịu theo
khuôn phép trong đảng và quan tâm nhất đến chính sách đối ngoại. Mitt Romney xuất
thân từ cánh kinh doanh quý tộc của đảng Cộng hòa và có thành tích thành công
khi là thống đốc Cộng hòa ở tiểu bang Dân chủ. Về phần Trump, ông ấy tất nhiên
đã hứa hẹn một sự đột phá triệt để cả về phong cách lẫn nội dung so với cả ba
khi ông lần đầu tranh cử vào năm 2016.
Khi Trump vẫn còn ở lại Bạch
Cung, ông ấy là người lãnh đạo không thể chối cãi của đảng Cộng hòa. Ngay cả những
người theo Đảng Cộng hòa đang muốn thấy một người lãnh đạo theo truyền thống
như Bush, Romney hoặc McCain ở vị trí lãnh đạo đảng cũng đứng về phía Trump (ít
nhất là công khai). Nhưng điều này không có nghĩa là họ sẽ cổ vũ cho việc ông
ta tham ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai khi đảng tổ chức cuộc bầu cử sơ bộ. Rốt cuộc,
một số đảng viên Cộng hòa nổi tiếng hiện đang ủng hộ Trump muốn tự mình trở
thành tổng thống vào một ngày nào đó. Họ có mọi động lực để cản đường Trump.
Năm 2005, hơn 90 phần
trăm đảng viên Cộng hòa tán thành George W. Bush. Ba năm sau, hầu hết các ứng cử
viên Đảng Cộng hòa không muốn tranh cử cùng với tổng thống đương nhiệm. Khi
Trump tranh cử vào năm 2016, ông đã nhiều lần gièm pha Bush. Không bao lâu nữa,
ông ta có thể gặp số phận tương tự.
Trump chắc chắn có thể mở
màn một sự tái xuất thật ngoạn mục. Có thể người Mỹ sẽ tiếp tục nhìn chằm chằm
vào dòng tweet của ông ta trong sự kinh hãi hoặc mê mẩn trong bốn năm tới. Có
thể các cử tri trong cuộc bầu cử sơ bộ sẽ vang dội xúi giục Trump trở thành ứng
cử viên Đảng Cộng hòa vào năm 2024. Có thể Trump thậm chí sẽ đắc cử và trở lại
Bạch Cung.
Nhưng những gì có thể
không nhất thiết phải xẩy ra. Và người Mỹ có thể sẽ phát chán với những trò hề
lịch sử hơn bao giờ hết về kẻ thất bại đau đớn mà họ vừa đuổi việc là xác suất
khá tốt.
Tác giả | YASCHA MOUNK là một nhà báo cộng tác với tờ The
Atlantic, phó giáo sư tại Đại học Johns Hopkins, viện sĩ tại Quỹ Marshall của Đức,
và là cố vấn cao cấp của Tổ chức Bảo vệ Dân chủ. Ông là tác giả của cuốn
sách The People vs. Democracy.
© 2020 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn
và đọc “Thể lệ
trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”
Nguồn :
Why Trump Might Just Fade Away - The Atlantic
Americans will soon grow
tired of the president, despite his efforts to stay in the
limelight.
December 2, 2020
Contributing writer at The Atlantic
Chúng tôi muốn biết bạn nghĩ gì về bài viết này. Gửi
thư cho người biên tập hoặc viết thư tới mail@theatlantic.com
.
No comments:
Post a Comment