Monday, 7 December 2020

SỰ CỨU RỖI hay HỒI CHUÔNG BÁO TỬ CỦA TRUMP (Mishaela Robison & Darrell M. West)

 


Sự cứu rỗi hay hồi chuông báo tử của Trump

Mishaela Robison & Darrell M. West

Trà Mi dịch thuật

Posted on December 7, 2020   

http://dcvonline.net/2020/12/07/su-cuu-roi-hay-hoi-chuong-bao-tu-cua-trump/

 

Vào tháng 6 năm 2020, một trương mục Facebook tên là “Liệu họ có treo giò tôi không” đã sao chép từng chữ một, lời tuyên bố khét tiếng của Trump phản ứng trước các cuộc biểu tình đòi công bằng chủng tộc và đăng lại trên Facebook: “khi cướp bóc bắt đầu, súng bắt đầu nổ”.

 

https://www.brookings.edu//wp-content//uploads//2020//06//trump_tweet_hidden.jpg

Tweet của Donald J. Trump bị Twitter dan nhãn vi phạm quy tắc tiêu chuẩn cộng đồng mạng. Brookings Institute

 

Trong vòng một tuần sau khi đăng ý kiến đó đã bị cảnh cáo vi phạm các tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook và trương mục đó bị cấm đăng hoặc viết nhận xét trong 24 giờ, và bị đe dọa sẽ đóng trương mục vĩnh viễn. Tuy nhiên, nguyên văn nội dung gốc của Trump vẫn giữ nguyên và không thay đổi cho đến ngày nay, một quyết định mà Facebook tiếp tục ủng hộ bất chấp sự lên án từ bên trong và bên ngoài. Đây không phải là một trường hợp cá biệt: nhiều trương mục đã bị xóa hoặc bị tạm ngưng vì lặp lại những tu từ của tổng thống, mặc dù ông chưa bao giờ bị như vậy với những hành động tương tự.

 

Trọng tâm của những cách giải quyết trái ngược kế nhau này vì trên thực tế Trump được ưu đãi trên mạng xã hội do địa vị tổng thống của ông. Theo Washington Post, Donald Trump đã đưa ra hơn 22.000 tuyên bố sai hoặc gây hiểu lầm kể từ khi ông trở thành tổng thống, gần 4.000 trong số đó đến từ Twitter. Một số tuyên bố không chính xác này đã được lặp lại hàng trăm lần cả trên và ngoài mạng. Mặc dù một số hành động sai trái của ông ấy vi phạm các nguyên tắc tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook và Twitter, họ đã không kiểm duyệt các ý kiến của ông ấy cũng như xóa  đặc quyền đăng bài của ông. Thay vào đó, họ ghi lời cảnh cáo tuyên bố đó cụ thể là “bị tranh chấp” và hướng dẫn người đọc đến các nguồn thông tin khác.

 

Bây giờ, chỉ còn chưa đầy hai tháng nữa trong nhiệm kỳ tổng thống của ông và các trương mục mạng xã hội cá nhân và chính trị của ông vẫn hoạt động như thường lệ, điều đáng xem là điều gì sẽ xảy ra khi nhiệm kỳ của ông kết thúc.

 

Hướng dẫn về các Ngoại lệ vì Lợi ích Công đối với Tiêu chuẩn Cộng đồng

 

Hiện tại, phương tiện truyền thông xã hội của Trump được bảo vệ, không bị xóa do những chính sách của mạng xã hội dành ngoại lệ cho ông. Ví dụ:  chính sách của Twitter nêu rõ rằng các tweet vi phạm các quy tắc về nội dung có thể vẫn tiếp tục nếu chúng “phục vụ lợi ích công cộng”, một biệt danh mà họ áp dụng cho các tweet của các ứng cử viên chính trị và các nhân vật lãnh đạo đương nhiệm (mặc dù công ty này lưu ý rằng những ngoại lệ này không được khoan nhượng trong các trường hợp tuyên bố ủng hộ hoặc dung túng bạo lực hoặc khủng bố).

 

Khi bị chất vấn trong phiên điều trần gần đây của Ủy ban Thương mại Thượng viện về Mục 230, Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey tuyên bố rõ ràng rằng công ty của ông đã không kiểm duyệt Trump, điều mà ông định nghĩa là loại bỏ hoàn toàn các tweet và thay vào đó đã dán nhãn cho những ý kiến của ông ta do vị thế của ông là một người lãnh đạo chính trị. Nhưng Twitter đã xác nhận rằng trương mục @realDonaldTrump sẽ phải tuân theo các quy định giống như tất cả những người dùng không được miễn trừ khác sau lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Biden và việc chuyển các trương mục @POTUS, @FLOTUS và @WhiteHouse sang chính quyền mới.

 

Facebook cũng cho phép nội dung phản cảm “nếu nó đáng là tin và có lợi cho cộng đồng.” Sự khoan nhượng này không phụ thuộc vào việc là một người của công chúng hay là một ứng cử viên chính trị và Trump hoàn toàn có thể sẽ vẫn được đối xử như cũ. Thật vậy, trong một cuộc điều trần gần đây của Ủy ban Tư pháp Thượng viện về việc kiểm duyệt nội dung, Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg lưu ý Facebook có kế hoạch tiếp tục khoan nhượng với Trump ngay cả sau khi ông rời chức vụ. Với những tiêu chuẩn khác nhau này, hoàn toàn có thể có việc một tweet của Trump sẽ bị gỡ xuống, trong khi một ý kiến giống hệt trên Facebook vẫn có thể được đăng.

 

Sự chuyển giao sắp tới

 

Vào ngày 20 tháng 1 năm 2021, Joe Biden sẽ tuyên thệ nhậm chức và trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Donald Trump sẽ không còn danh hiệu, địa vị hoặc sự bảo vệ của văn phòng tổng thống.

 

Chuyển đổi này có ý nghĩa gì đối với các trương mục chính thức trên mạng xã hội? Nếu sự thay đổi từ Obama sang Trump năm 2017 là chỉ dấu, chúng ta có thể thấy những thay đổi bắt đầu từ Ngày nhậm chức. Chúng tôi dự đoán, như trường hợp xảy ra hồi đó, nội dung của trương mục Twitter @POTUS sẽ bị xóa khỏi tất cả các tweet thuộc nhiệm kỳ tổng thống của Trump và giữ lại ở một trương mục lưu trữ do Cơ quan quản lý hồ sơ và lưu trữ quốc gia thiết lập — có thể với tên @ POTUS45 sau khi lập @ POTUS44 cho cựu Tổng thống Obama. Tài khoản Twitter cá nhân của Trump sẽ không được sự đối xử tương tự, nhưng do ông đã phần lớn sử dụng @POTUS để đăng lại Tweet cá nhân của mình, nội dung sẽ vẫn được giữ nguyên.

 

Các trương mục Twitter chính thức khác như @FLOTUS, @WhiteHouse và @PressSec cũng sẽ được cách giải quyết tương tự. Chúng ta cũng có thể thấy các giải quyết tương tự được thực hiện trên các mạng xã hội khác như Instagram, Facebook và YouTube. Sau những thay đổi này, Tổng thống đắc cử Biden và các thành viên có trong nhóm của ông sẽ nắm quyền kiểm soát. Cần lưu ý rằng điểm tham chiếu duy nhất của chúng tôi về tiến trình chuyển đổi kỹ thuật số này đến từ sự thay đổi tổng thống vào năm 2017, trong đó việc chuyển giao suôn sẻ là một trong những mục tiêu hàng đầu của Tổng thống Obama. Tuy nhiên, liệu đó có phải là trường hợp vào năm 2021 hay không, chưa ai đoán được. May mắn thay, cả Twitter và Facebook đã xác nhận rằng họ sẽ chuyển các tài khoản chính thức của chính phủ cho chính quyền Biden vào ngày 20 tháng 1.

 

Theo một ước tính, nếu Trump dành 2 phút cho mỗi tweet và 10 giây cho mỗi tweet lại, thì ông ấy đã dành gần 476 giờ — 1,6% nhiệm kỳ tổng thống — tweet từ khi nhậm chức vào tháng 1 năm 2017 đến tháng 5 năm 2020. Không nghi ngờ gì việc Trump với tư cách là một công dân riêng tư  sẽ duy trì sự hiện diện tích cực trước công chúng vào năm 2021 và hơn thế nữa, và rằng ông sẽ tiếp tục tweet và đăng ý kiến. Mặc dù chúng ta không thể biết chắc chắn tương lai sẽ ra sao cho những tuyên bố trước công chúng của ông ta, nhưng hành động của ông cho phép chúng ta tin chắc rằng ông ấy sẽ tiếp tục nói dối và xuyên tạc. Ví dụ: một cuộc điều tra của New York Times cho thấy, trong khoảng thời gian một tuần, một phần ba số tweet của Trump chứa thông tin sai lệch. Tương tự, Từ ngày 3-5 tháng 11 năm 2020, trong cuộc bầu cử quốc gia, Twitter đã dán nhãn 38 phần trăm các tweet của Trump (11 trên 29) là gây hiểu lầm. Chúng tôi dự đoán rằng những bop méo sự thật tương tự sẽ tiếp tục hiện hữu sau lễ nhậm chức của Biden.

 

Ba lựa chọn cho công ty truyền thông xã hội

 

Các công ty truyền thông xã hội dường như có ba lựa chọn để kiểm duyệt khi Trump trở lại cuộc sống thường dân. Đầu tiên, họ có thể duy trì lập trường theo chủ nghĩa tự do: cho phép trương mục của ông ta tiếp tục hưởng ngoại lệ vì lợi ích công và cho phép ông ta nói bất cứ điều gì ông ta muốn. Mặc dù ông ấy sẽ không còn tại vị, ông ấy là một nhân vật lãnh đạo chính trị mà những lời nói của ông ấy có tác động đến công chúng, và hàng triệu người sẽ vẫn muốn biết những gì ông ấy muốn nói. Cách giải quyết này tương tự như cách mà Facebook dường như đang áp dụng. Tuy nhiên, những quyết định này có thể tạo điều kiện cho việc tiếp tục lan truyền lời nói căm thù và thông tin sai lệch, thậm chí có thể với tốc độ lớn hơn một khi Trump thoát khỏi những ràng buộc của trách nhiệm ở văn phòng công quyền.

 

Thứ hai, các công ty có thể bỏ ngoại lệ vì lợi ích công của ông ấy và đối xử với ông ấy như bất kỳ người dùng mạng nào khác. Khi ông ta nói sai sự thật hoặc đưa ra những tuyên bố gây khó chịu, họ có thể xóa các tweet hoặc tạm thời treo trương mục của ông ta. Thật vậy, một số đảng viên Đảng Dân chủ, chẳng hạn như Thượng nghị sĩ Mazie Hirono (D-HI) đã kêu gọi giám sát nhiều hơn những lời lẽ khiêu khích của ông, yêu cầu rõ ràng CEO của Twitter và Facebook giám sát tài khoản của ông sau khi nhậm chức. Lựa chọn này mang lại những rủi ro riêng: việc kiểm tra với thực tế trên mạng xã hội có thể khiến người Mỹ phân cực hơn nữa nếu các bài đăng không bị thay đổi, nhưng ngay cả khi đối phó với những rủi ro này, chúng ta không thể không nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần duy trì một số tiêu chuẩn về sự thật.

 

Thứ ba, các công ty này có thể xóa trương mục vĩnh viễn với lý do ông ta là người tái phạm. Sử dụng nguyên tắc “ba lần cảnh cáo và bạn bị loại”, họ có thể cho rằng ông ta không có thể phục hồi khả năng ăn nói tử tế và thu hồi hoàn toàn đặc quyền đăng ý kiến của ông ta. Cách giải quyết này vừa cực đoan vừa nhiều rủi ro: nó sẽ khiến Trump rời khỏi các mạng xã hội dòng chính và buộc ông phải dựa vào các trang web mới nổi như mạng xa hội bảo thủ Parler, điều này sẽ củng cố một cách đáng ngại hiệu ứng phòng vọng đảng phái do truyền thông xã hội truyền đi.

 

Sự cứu rỗi hay hồi chuông báo tử của Trumo

 

Tất nhiên, Trump có thể biến tất cả những hạn chế này có thể xảy ra bằng cách tuyên bố ứng cử tổng thống năm 2024 ngay lập tức như một số nguồn tin cho rằng ông sẽ làm như vậy. Điều đó sẽ đưa ông ta trở lại không gian được bảo vệ của một ứng cử viên chính trị và cho phép các trang mạng xã hội tiếp tục truyền tải ý kiến của ông ta đi khắp thế giới. Tuy nhiên, trừ khi có bất kỳ thay đổi lớn nào khác như cáo trạng và bị tống giam, chúng ta có thể thấy việc chuyển trương mục kỹ thuật số và mất những đặc quyền được khoan nhượng vì lợi ích công trên Twitter. Các công ty truyền thông xã hội sau đó phải hoàn toàn quyết định cách họ muốn giải quyết cựu tổng thống như thế nào. Tuy nhiên, họ phải nhón gót bước đi — việc họ thực hiện tiến trình chuyển đổi này sẽ có những hậu quả sâu sắc đối với diễn ngôn quốc gia trong tương lai.

 

D. M. West

https://i2.wp.com/www.brookings.edu/wp-content/uploads/2016/05/gs-0095_cr.jpg?w=120&crop=0%2C0px%2C100%2C120px&ssl=1

 

M. Robison

https://i2.wp.com/www.brookings.edu/wp-content/uploads/2020/10/Mishaela-Robison.jpg?crop=0px%2C0px%2C2341px%2C2341px&w=120&ssl=1

 

Tác giả :

Mishaela Robison, Thực tập sinh Nghiên cứu, Trung tâm Đổi mới Kỹ thuật, Viện Brookings. Darrell West, giám đốc và phó chủ tịch của Nghiên cứu Quản trị. 

- Darrell M. West, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc – Nghiên cứu Quản trị, Viện sĩ – Trung tâm Đổi mới Kỹ thuật, Viện Brookings.

 

© 2020 DCVOnline

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”


 

Nguồn: How should Facebook and Twitter handle Trump after he leaves office? | Mishaela Robison and Darrell M. West| TECHTANK, The Brookings Institution  | December 2, 2020.

Facebook là nhà tài trợ cho Viện Brookings. Các kết quả, diễn giải và kết luận trong bài này là của tác giả và không bị ảnh hưởng vì bất kỳ khoản đóng góp nào

 

 

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats