Tuesday, 22 December 2020

ĐÒN LY GIÁN CỦA TRUMP ĐẶT BIDEN VÀO TÌNH THẾ BẤT LỢI TẠI VIỆT NAM (David Hutt - Asia Times)

 



Đòn ly gián của Trump đặt Biden vào tình thế bất lợi tại Việt Nam

David Hutt  -  Asia Times  

Người dịch (Lược dịch/Phỏng dịch): Ren, Linh Pham

21/12/2020

https://www.the-interpreter.org/post/don-ly-gian-cua-trump-dat-biden-vao-tinh-the-bat-loi-tai-viet-nam

 

Translated from Asia Times article Trump’s parting blow wrong-foots Biden in Vietnam

 

Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ khiến Hà Nội bị xa lánh trong thời điểm nhạy cảm về chính trị.

 

David Hutt, ngày 18 tháng 12, 2020

 

https://static.wixstatic.com/media/be74b3_4c43eb33b7f441ffb0e36c3bac20e465~mv2.png/v1/fill/w_740,h_493,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01/be74b3_4c43eb33b7f441ffb0e36c3bac20e465~mv2.webp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đứng trước cờ Việt Nam trong lễ đón tổng thống tại Hà Nội, 12 tháng 11, 2017. Ảnh: AFP/Jim Watson

 

                                                 ***

 

Ngày 16 tháng 12, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ chính thức dán nhãn thao túng tiền tệ cho Việt Nam sau những cuộc điều tra dài hàng tháng trời, bắt nguồn chủ yếu từ thặng dư thương mại của đất nước Đông Nam Á này với Mỹ.

 

Hà Nội đã áp dụng các phương thức kinh tế vĩ mô nhằm “mục đích ngăn chặn việc điều chỉnh hiệu quả cán cân thanh toán và giành lợi thế cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế,” Bộ Ngân khố nêu trong báo cáo bán niên trình Quốc hội. Chính phủ Việt Nam cũng đã hành động nhằm giành “lợi thế cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại quốc tế,” theo như thông báo.

 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng trung ương của quốc gia, đã liên tục phản đối mạnh mẽ các cáo buộc này. Đồng thời, các nhà bình luận đã đặt câu hỏi tại sao vào tháng cuối cùng khi đương nhiệm, chính quyền Trump lại đưa ra một quyết định đi ngược lại bản chất các mục tiêu địa chính trị rộng lớn hơn của Mỹ như vậy.

 

“Thao túng tiền tệ không phải là vấn đề với thành viên chúng tôi, và bất kỳ hành động nào trong những ngày cuối cùng của chính quyền có khả năng gây tổn hại cho nền kinh tế Việt Nam bằng các mức thuế trừng phạt sẽ làm tổn hại đến quan hệ đối tác chặt chẽ mà hai nước đã gây dựng nên,” Adam Sitkoff, giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội, cho biết trong một tuyên bố.

 

Chỉ định mới này có thể khiến Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Việt Nam. Tuy vậy, điều này cũng khó xảy ra vì quyết định sẽ thuộc về chính quyền sắp tới của Joe Biden, vốn ít có khả năng sẽ đưa ra lập trường cứng rắn như chính quyền hiện tại về vấn đề thao túng tiền tệ và thâm hụt thương mại của Mỹ.

 

Ứng cử viên thư ký ngân khố của Biden, Janet Yellen, dự kiến ​​sẽ chỉ đạo cuộc xem xét vào tháng 4, nhưng những nhận định trước đây của bà cho thấy bà linh hoạt hơn nhiều đối với các quốc gia khác khi họ sử dụng "đòn bẩy chính sách kinh tế vĩ mô, cụ thể là chính sách tài khóa và tiền tệ" để đạt được các mục tiêu kinh tế, như Yellen nói năm ngoái.

 

Nếu quyết định của Bộ Ngân khố trong tuần này không có khả năng dẫn đến bất kỳ kết quả rõ ràng nào về các biện pháp trừng phạt, thì tính biểu tượng của nó lại vô cùng quan trọng.

 

https://static.wixstatic.com/media/be74b3_e7c25d3b254e4af1ae92e2a5f6dbaf78~mv2.png/v1/fill/w_740,h_541,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01/be74b3_e7c25d3b254e4af1ae92e2a5f6dbaf78~mv2.webp

Một cửa hàng quần áo bán các sản phẩm nội địa ở trung tâm thành phố Hà Nội. Ảnh: AFP / Hoàng Đình Nam

 

Từ góc nhìn này, Bộ Tài chính vừa tung ra một cản trở lớn trong các hoạt động đối ngoại của Hoa Kỳ, vốn coi Việt Nam là đồng minh ngày càng quan trọng và Hà Nội tiếp tục là đối thủ lớn nhất của Trung Quốc trong các tranh chấp ở Biển Đông.

 

Ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam với một số đặc điểm ở vùng biển này đã trở thành phương thức chính để Mỹ can dự vào vấn đề này, cũng như là một cách cho thấy Bắc Kinh đang coi thường luật pháp quốc tế và nuôi dưỡng tham vọng bành trướng.

 

Thật vậy, chính quyền Trump phần lớn đã tiếp tục chính sách của chính quyền Obama tiền nhiệm, và thắt chặt quan hệ quân sự với Việt Nam trong khi nhắm mắt làm ngơ trước gần như mọi hành vi lạm dụng và sai sót của Hà Nội.

 

Hai tàu hải quân Mỹ đã cập cảng Việt Nam kể từ năm 2017, trong lúc Trump dành những lời khen sáo rỗng mang tính tượng trưng với các nhà lãnh đạo cộng sản của Việt Nam, khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc là người đầu tiên ở Đông Nam Á trò chuyện và tới thăm Trump sau chiến thắng năm 2016 của ông.

 

Trump cũng đã tự tay chọn Hà Nội để tổ chức cuộc đàm phán hòa bình vòng hai với nhà độc tài Triều Tiên Kim Jung-un vào đầu năm 2019. Ở sự kiện này, Trump đã dành nhiều lời khen ngợi cho nước tổ chức và Việt Nam cũng tận dụng cơ hội để cải thiện đáng kể danh tiếng quốc tế của mình.

 

Năm ngoái, đã có nhiều ý kiến ​​cho rằng Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược.” Tuy nhiên, điều này chưa bao giờ xảy ra, một phần do đại dịch Covid-19.

 

Khi đang trao những “lời khen ngoại giao" với Hà Nội, Washington cũng đồng thời ngầm chấp nhận ít nhất từ ​​giữa những năm 2000 rằng họ sẽ không bình luận quá thường xuyên hoặc gay gắt về tình hình nhân quyền thảm khốc của Việt Nam vì các ưu tiên địa chính trị khác.

 

Thật vậy, một số dự luật được đưa ra trước Quốc hội đúng ra sẽ áp dụng các hình phạt với nhà lãnh đạo Việt Nam vì chế độ độc đảng và đàn áp tràn lan của họ. Nhưng những dự luật này đã bị chôn vùi ở cả hai viện hoặc bị ngành hành pháp gây áp lực để bãi bỏ chúng, đặc biệt là dưới chính quyền Obama. Tuy nhiên, Việt Nam, Trung Quốc hoặc các quốc gia Đông Nam Á khác sẽ không bỏ qua những hàm ý của thông báo từ Bộ Ngân khố tuần vừa rồi.   

 

https://static.wixstatic.com/media/be74b3_a947e9502e754e889c47e13b4a0be5d9~mv2.png/v1/fill/w_740,h_498,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01/be74b3_a947e9502e754e889c47e13b4a0be5d9~mv2.webp

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng nâng ly chúc mừng trước khi dùng bữa trưa với Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 7 tháng 7 năm 2015 ở Washington, DC. Ảnh: AFP / Brendan Smialowski

 

Đầu tiên, Hà Nội đang bối rối về lý do mà các quan chức Mỹ không chấp nhận rằng một trong những lý do chính khiến thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ tăng trong những năm gần đây là do cuộc chiến thương mại của Washington với Trung Quốc, dẫn đến việc các doanh nghiệp quốc tế chuyển hướng hoạt động từ Trung Quốc đến các trung tâm sản xuất thay thế như Việt Nam.

 

Thặng dư thương mại của Việt Nam với Hoa Kỳ tăng từ $32 tỷ năm 2016 lên $38,3 tỷ năm 2017, năm tại vị đầu tiên của Trump, sau đó lên $39,4 tỷ vào năm 2018, và tăng vọt lên $55,7 tỷ vào năm 2019. Trong tuần này, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ cho biết thặng dư đang ở mức $58 tỷ vào tháng 6 năm 2020.

 

Nếu Mỹ thực sự nghiêm túc về việc “tách rời” hoặc ít nhất là giảm bớt sự phụ thuộc vào hàng hóa do Trung Quốc sản xuất, họ sẽ cần phải nhập khẩu từ nơi khác. Việt Nam, với lĩnh vực công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, là một ứng cử viên hàng đầu. Đúng ra, Trump từng cho rằng một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sẽ thuyết phục các công ty Mỹ chuyển hoạt động của họ trở lại Mỹ chứ không phải Việt Nam, nhưng không một nhà kinh tế học nghiêm túc nào trong Bộ Ngân khố sẽ cho rằng điều này là khả thi, do chênh lệch chi phí lao động quá lớn.Nếu Việt Nam bây giờ có nguy cơ bị Mỹ trừng phạt thương mại vì bị cáo buộc thao túng tiền tệ, thì càng có ít lý do để các nhà đầu tư chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc, vốn vẫn nằm trong “danh sách theo dõi” của Bộ Ngân khố Mỹ.

 

Các quan chức Việt Nam nói một cách không chính thức rằng họ luôn bối rối về cách hành xử của chính quyền Trump.

 

Chỉ vài tuần sau khi khen ngợi chính phủ Việt Nam giữa cuộc đàm phán hòa bình với Triều Tiên vào đầu năm 2019, Trump nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News rằng Việt Nam là "kẻ lạm dụng tồi tệ nhất" đối với thương mại Hoa Kỳ, một bình luận khiến các nhà ngoại giao Việt Nam phải vội vàng tìm kiếm sự xác thực từ các đối tác Hoa Kỳ. Sau khi liệt Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ trong tuần này, Bộ trưởng Bộ Ngân khố Steven Mnuchin nhận xét: “Bộ Ngân khố đã thực hiện một bước đi quyết đoán ngày hôm

 

https://static.wixstatic.com/media/be74b3_c61055d1fdf747cdb7b077ac3cdb0cb2~mv2.jpg/v1/fill/w_740,h_493,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01/be74b3_c61055d1fdf747cdb7b077ac3cdb0cb2~mv2.webp

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu trước quốc kỳ Việt Nam. Ảnh: Twitter.

 

Tuy nhiên, theo góc nhìn từ Đông Nam Á, vụ việc trông thật nhỏ mọn nếu không muốn nói là sai lầm. Xét cho cùng, nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 2,7% tổng nhập khẩu của Mỹ vào năm 2019, nhưng Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Rõ ràng rằng hậu quả của quyết định này thậm chí sẽ không được cảm nhận ở Mỹ nhưng sẽ rất rõ rệt ở Việt Nam, nếu các lệnh trừng phạt thương mại thực sự được áp dụng.

 

Từ góc độ chính trị thực tế, nếu Washington nghiêm túc trong việc cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc ở những nước Đông Nam Á, thì chính phủ Mỹ đã tự hại chính mình với quyết định này, trong khi họ có thể dễ dàng trì hoãn thêm vài tháng nữa. Việc này cũng là tín hiệu đến các đồng minh khác của Mỹ rằng họ có thể là người tiếp theo, với Thái Lan, Malaysia và Singapore cũng nằm trong “danh sách giám sát” của Bộ Ngân khố Mỹ. Thông báo trong tuần này lưu ý rằng chính phủ Singapore đã can thiệp vào thị trường ngoại hối của mình theo cách “bền bỉ, không đối xứng”.

 

Thông báo này chắc chắn sẽ bị so sánh với sự thiếu đạo đức đến từ Bắc Kinh. Thật vậy, chính phủ Trung Quốc không coi các quốc gia khác mà họ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu là những kẻ thao túng tiền tệ, bởi Bắc Kinh không muốn gây chú ý về sự thao túng của chính họ.

 

Đồng nhân dân tệ đã tăng giá mạnh so với đồng đô la trong năm nay. Mỹ từ lâu đã được coi là can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia Đông Nam Á bằng cách vận động cho dân chủ và nhân quyền. Nhưng bây giờ có vẻ như Washington muốn can thiệp vào cả việc khác: việc các nước khác nên quản lý chính sách kinh tế vĩ mô của chính họ như thế nào.

 

Không có khả năng bất kỳ biện pháp trừng phạt nào sẽ được thực hiện đối với Việt Nam trước khi chính quyền Trump rời nhiệm sở vào giữa tháng 1, mặc dù hiện tại điều này gây áp lực lên đội ngũ Biden về việc hoặc từ chối việc chỉ định Việt Nam là nước thao túng hiện tại hoặc tìm cách nào đó giữ nguyên chỉ định nhưng không tuân theo các biện pháp đối phó thương mại mang tính trừng phạt.

 

Chính quyền Biden sẽ xem xét một số chính sách thương mại của Trump. Vào tháng 9, người được Biden chọn làm ngoại trưởng của ông, Antony Blinken, đã lặp lại lời hứa của Trump bằng cách thề "mạnh mẽ thực thi luật thương mại của Mỹ bất cứ lúc nào hành vi gian lận của nước ngoài đe dọa đến việc làm của người Mỹ."

 

https://static.wixstatic.com/media/be74b3_5b5fbb484aac4bf0a418eb3a3dc79159~mv2.png/v1/fill/w_740,h_494,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01/be74b3_5b5fbb484aac4bf0a418eb3a3dc79159~mv2.webp

Ngoại trưởng Mỹ tương lai Antony Blinken đã bật đèn xanh cho việc ưu tiên bảo vệ việc làm của người Mỹ Hình ảnh: Facebook

 

Nếu Bộ Tài chính của Biden bỏ cáo buộc thao túng tiền tệ này đối với Việt Nam, thì các nhà phê bình ở Mỹ sẽ coi đây là sự nhẹ tay đối với các quốc gia thao túng thị trường để gây tổn hại đến công ăn việc làm của người Mỹ, một cáo buộc mà Biden sẽ muốn tránh.

 

Thời điểm này hiện đang rất khó xử ở Việt Nam, diễn ra chỉ vài tuần trước Đại hội đại biểu toàn quốc thường niên của Đảng Cộng sản Việt Nam, nơi các nhà lãnh đạo mới của đất nước được chọn.

 

Không phải tất cả mọi người trong ĐCSVN đều mong muốn quan hệ tốt hơn với Mỹ, và một số bộ máy có tư tưởng bảo thủ hơn lại muốn xây dựng quan hệ tốt hơn giữa Đảng với Bắc Kinh hoặc lập trường trung lập hơn giữa hai siêu cường.

 

Thông tin rằng Việt Nam bị coi là kẻ thao túng tiền tệ sẽ khó có thể làm trái ý những ý kiến ​​đó và quyết định của Trump có thể thay đổi kế hoạch 5 năm tiếp theo về chính sách đối ngoại của Đảng, thứ mà sẽ được công bố vào tháng tới.

 

Đương đầu với nước Mỹ là Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc, người mà các nhà phân tích cho rằng sẽ lên làm Tổng Bí thư hoặc Chủ tịch nước tiếp theo vào tháng Giêng.

 

Nước Mỹ sẽ được lợi nếu Phúc và các cộng sự của ông ấy đảm nhận các chức vụ hàng đầu vào tháng tới. Không chỉ có quan hệ thân thiện với Hoa Kỳ, họ còn ủng hộ tự do hóa kinh tế và con đường tự do hóa chính trị. Một Việt Nam cởi mở hơn rõ ràng sẽ có lợi cho Hoa Kỳ.

 

https://static.wixstatic.com/media/be74b3_4f2b1817087a48879b2300ec75076f97~mv2.png/v1/fill/w_740,h_543,al_c,q_90,usm_0.66_1.00_0.01/be74b3_4f2b1817087a48879b2300ec75076f97~mv2.webp

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vẫy chào đám đông khi đến tham dự Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các cuộc họp liên quan tại Clark, Pampanga, miền bắc Philippines ngày 12 tháng 11 năm 2017.

 

Với một cuộc họp toàn thể được tổ chức trong tuần này có khả năng quyết định câu hỏi ai sẽ nắm giữ các vị trí chính trị hàng đầu vào tháng tới, quyết định của Bộ Ngân khố có lẽ sẽ không ảnh hưởng đến kết quả này. Dù vậy, điều này vẫn không thể chắc chắn.

 

Và điều này có thể ảnh hưởng đến quyết định liệu Phúc, một người đối thoại đáng tin cậy với Hoa Kỳ, bước lên vị trí lãnh đạo Đảng từ nơi ông sẽ không thể tham gia vào các cuộc thảo luận chính thức với các quan chức Hoa Kỳ hay thay vào đó trở thành chủ tịch nước, vị trí nguyên thủ quốc gia mà hoàn toàn phù hợp để ông tham gia vào ngoại giao.

 

Điều chắc chắn là vấn đề tiền tệ sẽ khiến các nhà lãnh đạo của Việt Nam phải suy nghĩ lại về mức độ họ có thể tin tưởng Washington, cả với tư cách là một đối tác kinh tế và chiến lược.

 

 

Người dịch (Lược dịch/Phỏng dịch): Ren, Linh Pham

Biên tập: Chau Tran

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats