Những
người phải vào viện lúc nửa đêm để tìm sự sống
Đinh
Tiên - Phụ Nữ
Online
08/12/2020 - 06:23
https://www.phunuonline.com.vn/nhung-nguoi-phai-vao-benh-vien-luc-nua-dem-a1422373.html
PNO - Chẳng mấy ngạc nhiên khi họ nhớ tên nhau và
nói chuyện rất thân mật, vì đây không phải là lần đầu tiên họ gặp mặt.
Trước cổng bệnh viện
Bắt đầu từ 6 giờ tối, khu
vực khám bệnh ở Bệnh viện quận 11 vốn đông đúc vào ban ngày trở nên vắng lặng,
nhưng trước phòng điều trị của khoa Nội thận – Thận nhân tạo vẫn có hơn chục
người ngồi chờ.
Cứ đều đều vào mỗi tối thứ
Ba, Năm, Bảy, họ phải vào bệnh viện chạy thận do biến chứng bệnh tiểu đường và
đã ít nhất 1 năm nay. Có người phải chạy thận ca 5 tới gần 2 giờ sáng hôm sau.
Suy sụp vì tiểu đường
gây suy thận
Trong căn phòng trắng xóa
bày 8 giường bệnh cùng 8 bộ “máy lọc máu” (máy chạy thận) đặt ngay ở đầu giường.
Không có giường nào còn trống. Có những giường chưa kịp nghỉ ngơi đã đón người
bệnh mới.
Sau khi lọc máu được một
lúc, sắc mặt bà Phan Thị Kim L. (73 tuổi, nhà ở quận 6, TPHCM) dần
tươi trở lại và bắt đầu chịu trò chuyện. Bà phát hiện mình bị tiểu đường từ
năm 2012. Cứ tưởng căn bệnh chỉ dừng lại ở đây, nhưng 5 năm sau, bà được bác sĩ
thông báo bị suy thận mạn tính giai đoạn 3 do biến chứng bệnh tiểu đường.
Khi trò chuyện với phóng
viên Báo Phụ nữ TPHCM, bà L. vẫn mang khẩu trang, thật khó để nhìn thấy biểu cảm
của bà ngoài đôi mắt nâu long lanh nước.
Bà nhớ lại: “Khi nghe
hung tin phải chạy thận, tôi khủng hoảng, lúc nào cũng mơ màng như người mất hồn.
Tôi cố không khóc, sợ gia đình thêm lo. Rồi ép nỗi buồn vào sâu trong lòng.
Trước đây ăn kiêng theo
chế độ bệnh nhân tiểu đường đã là cực hình, bây giờ tôi phải ăn kiêng thêm chế
độ của người bị thận nặng. Mỗi bữa tôi chỉ ăn nửa chén cơm, một ngày thì uống nửa
lít nước. Đôi khi thèm ăn quá chỉ dám ăn một chút, rồi ngày sau thắt chặt
lại, ăn ít hơn. Cuộc sống mà bệnh tật bủa vây có còn gì vui đâu”.
Để chạy thận nhân tạo, bệnh
nhân phải được mổ ở tay để tiến hành lọc máu nhưng do bà L. bị tiểu đường nên
phải chờ tới 6 tháng khi vết mổ ở tay lành hẳn thì bà mới được chạy thận.
Bà L. đang nằm lọc
máu, tốc độ lọc máu của bà chậm hơn các bệnh nhân không bị tiểu đường.
Ngồi cạnh bà L. một lúc
lâu, tôi và bà đều im lặng lắng nghe tiếng máy chạy thận. Bà quay đầu cho đỡ mỏi,
như chợt nhớ ra điều gì ở giường cạnh bên, bà thở dài. Một lúc lâu bà quay đầu
nhìn tôi. Bà kể: “Lúc trước, có một ông chạy thận cùng ca với tôi. Ông ấy bị
mù, chạy thận xong ai cũng có người đón về, riêng ông ấy vẫn phải ngồi ở ghế chờ,
có khi chờ rất lâu. Người nhà có vẻ không còn quan tâm đến ông ấy.
Bỗng một ngày tôi đi lọc
máu thì không thấy ông ta đâu nữa, nghe người khác bảo ổng mất rồi. Buồn thật!
Bởi vậy mới nói, bệnh này không có người nhà động viên là dễ suy sụp lắm”. Vừa
nói xong, bà L. nhìn sang người con gái đang ngồi ở gần đấy.
“Tôi chỉ mong mình có thể
làm được nhiều việc hơn để phụ cho con gái, tôi sợ mình làm phiền nó. Mỗi lần
đi làm về nó vội đưa tôi đi lọc máu cho kịp giờ mà chưa kịp ăn gì”, giọng bà nhỏ
đi.
Nỗi lòng của bà cũng giống
phần lớn với những người lớn đi chạy thận ở đây. Mỗi bệnh nhân chạy thận đều
mang trong mình tâm lý sợ trở thành gánh nặng cho gia đình. Bởi vậy, có hơn một
nửa bệnh nhân ở đây vẫn cố gắng làm việc ban ngày, tối đến, khi tan ca họ
lại một mình đến bệnh viện để duy trì sự sống.
Hai người trẻ nhất tầm 30
tuổi, họ làm thợ may, vừa tan ca đã đi thẳng tới bệnh viện.
Bệnh nhân chạy thận phải
mất hơn 3 tiếng mới lọc máu xong, họ phải nằm yên tư thế trong suốt thời gian
đó. Trong suốt thời gian chạy thận, đa số bệnh nhân đều ngủ, khung cảnh trở nên
thật yên tĩnh, tôi chợt nhận ra sự cô đơn ở những bệnh nhân suy thận. Sự cô đơn
này thêm trống trải nếu bệnh nhân không có người thân an ủi, sẻ chia.
Càng về đêm, xung quanh
căn phòng chỉ có tiếng tạch tạch kêu liên hồi của 8 chiếc máy chạy thận. Âm
thanh lớn thứ hai có lẽ là tiếng trở tay và duỗi chân của những người nằm trên
giường.
Vết mổ của bà L.
dài từ khủy tay tới nách
Gia đình là điểm tựa
duy nhất
Căn bệnh tiểu đường gây
biến chứng suy thận đã lấy đi nụ cười, cuộc đời và cả mạng sống của nhiều người,
nhiều gia đình. Thật khó khăn để có thể bắt chuyện với một bệnh nhân chạy thận,
khuôn mặt mệt mỏi - họ đang phải chống chọi với bệnh tật.
Trong căn phòng chỉ có mỗi
chị Tầng Thanh Nguyệt là người nhà của bệnh nhân chạy thận, có lẽ vì cuộc sống
quá bận rộn họ phải để người thân ở đây một mình.
Chị Nguyệt làm bảo mẫu từ
7 giờ sáng đến 16 giờ 30, tan ca là chị về đưa mẹ (bà L.) tới bệnh viện. Một tuần,
chị phải đưa mẹ đi chạy thận 3 lần vào các ngày thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy.
Gia đình chỉ có hai mẹ
con, ngoài giờ đi làm, chị Nguyệt quyết không rời mẹ nửa bước. Ngôi nhà nhỏ của
chị phải lắp camera theo dõi, vì chị sợ mẹ ở nhà một mình có chuyện xấu. 3 năm
đưa mẹ đi lọc máu, không khi nào chị Nguyệt để mẹ nằm một mình.
Chị Nguyệt tâm sự: “Mẹ
tôi yếu lắm, dễ mệt đột ngột nên tôi phải ngồi đây canh. Tôi không thể yên tâm
khi để mẹ một mình. Khi đi làm cứ cách mấy tiếng là tôi gọi về hỏi một lần. Nhà
nhỏ xíu cũng không có gì quý giá nhưng tôi cũng gắn camera. Biết rằng bệnh mẹ
không thể chữa khỏi, tôi chỉ dám mong bệnh tình của mẹ đừng xấu đi”.
Bác sĩ Nguyễn Thụy Trâm
Anh, khoa Nội thận - Thận nhân tạo, Bệnh viện quận 11 nhắn nhủ: Với bệnh nhân
L. là còn may mắn vì phát hiện bệnh sớm nên bác sĩ có thời gian chuẩn bị đường
mạch máu để chạy thận. Sau khi được chạy thận, bà có thể làm được một số việc
nhẹ và ăn uống thấy ngon miệng hơn.
Tuy nhiên, mạch máu của
bà L. đang dần yếu đi, tốc độ lọc máu cũng chậm hơn trước, có khả năng bà L. sẽ
phải phẫu thuật lần 3 để tìm đường mạch máu mới cho việc chạy thận. Tuy nhiên
việc phẫu thuật lần này sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác so với 2 năm trước.
Các mạch máu của bệnh nhân tiểu đường phải chạy thận sẽ yếu dần, để lành được vết
mổ sau khi phẫu thuật là một quá trình nan giải.
Chị Nguyệt (áo
xanh) ngồi cạnh mẹ trong 3 tiếng lọc máu
Muốn không suy thận,
trước hết phải ngăn tiểu đường
Gần 21 giờ, các bệnh nhân
chạy thận ca 5 (từ 21 giờ đến gần 2 giờ sáng hôm sau) đã chờ sẵn ngoài cửa. Chị
Nguyệt vẫn ngồi cạnh giường bệnh nhìn mẹ mình, hai đôi mắt nhìn nhau, tiếng máy
chạy thận vẫn nhịp nhàng. Những chiếc giường chưa kịp nghỉ ngơi đã phải đón
thêm bệnh nhân mới.
Theo lời kể của bác sĩ
Nguyễn Thụy Trâm Anh: “Có bệnh nhân nữ mới 30 tuổi đã mắc bệnh thận do đái tháo
đường. Khi phát hiện thì tình trạng bệnh đã rơi vào giai đoạn 4, giai đoạn bắt
buộc chạy thận. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn không chấp nhận chạy thận, chúng tôi
đành phải điều trị bằng phương pháp uống thuốc. Phương pháp này chỉ có hiệu quả
tạm thời, tình trạng bệnh có thể xấu đi gây ra hậu quả xấu.
Trung bình trong 10 bệnh
nhân đái tháo đường lọc máu thì sẽ có 1 bệnh nhân bị sang chấn tâm lý. Mặc dù
chúng tôi đã giải thích và động viên nhưng bệnh nhân vẫn không chấp nhận sự thật.
Ngoài ra, có một số bệnh nhân vì hoàn cảnh khó khăn mà phải bỏ việc chạy thận.”
Hầu hết các bệnh nhân bị
đái tháo đường không biết các biến chứng từ bệnh này. Vì vậy, tới khi bác sĩ
thông báo phải chạy thận họ vẫn không biết lý do vì sao mình bị thận. Lọc máu
cho bệnh nhân đái tháo đường là một thử thách, việc điều trị cũng khó khăn hơn
các bệnh nhân lọc máu không bị đái tháo đường.
Bác sĩ Nguyễn Thụy Trâm
Anh giải thích: Bệnh nhân đái tháo đường do có lượng đường huyết trong máu cao
gây tổn thương các mạch máu gần thận, lâu dần gây tổn thương thận. Hệ thống lọc
của thận được ví như những lớp màng lọc, khi tổn thương quá nhiều màng lọc sẽ
gây ra suy thận mạn tính.
Theo bác sĩ Anh, rất khó
để nhận biết bệnh thận ở bệnh nhân đái tháo đường, thường chỉ có xét nghiệm thường
xuyên mới có thể phát hiện ra bệnh. Bởi vậy, khám sức khỏe ở bệnh nhân đái tháo
đường là việc rất cần thiết. Phần lớn những bệnh nhân có bệnh thận do đái tháo
đường thường phát hiện ở giai đoạn muộn, bắt buộc phải chạy thận.
Bác sĩ Nguyễn Thụy Trâm
Anh trăn trở: “Nếu các bệnh nhân tiểu đường hiểu rõ hơn các bệnh lý và biến chứng
từ tiểu đường thì sẽ không dẫn đến việc phải chạy thận. Một số người còn xem nhẹ
bệnh tiểu đường, đổi lại họ phải cấp cứu vì những biến chứng do tiểu đường gây
ra. Nhưng tới lúc cấp cứu thì đã muộn rồi.”
Nhiều bệnh nhân tiểu
đường bị biến chứng suy thận
***
Nguyên nhân đầu tiên của
bệnh suy thận mạn trên hầu hết các nước trên thế giới đó là xuất phát từ đái
tháo đường. Theo thống kê cho thấy ở
các nước mà tỷ lệ bệnh thận mạn do đái tháo đường chiếm tới 50%, thứ đến là
cao huyết áp khoảng 30%, còn lại là các bệnh lý tại thận và một số bệnh suy
thận mà cũng không biết rõ nguyên nhân là gì với tỷ lệ thế nào. Ở Việt Nam cũng giống
như các nước châu Á, chưa có một con số thống kê cụ thể về bệnh suy thận mạn
nhưng các nước châu Á xung quanh chúng ta như: Singapore, Malaysia, Trung Quốc,
Philippines và Nhật Bản… |
Đinh Tiên
No comments:
Post a Comment