NỘI DUNG :
Mỹ
sau bầu cử: Donald Trump, đảng Cộng Hòa và những tiền lệ đáng ngại
Mai Vân - RFI
Đại
cử tri ấn định chiến thắng của Joe Biden, Donald Trump thực sự ngưng chiến?
Anh Vũ
============================================
.
Mỹ
sau bầu cử: Donald Trump, đảng Cộng Hòa và những tiền lệ đáng ngại
Mai
Vân -
RFI
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201215-m%E1%...BA%A1i
Ngày 14/12/2020, 538 đại cử tri trên toàn liên bang
đã bỏ phiếu và khẳng định chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng
thống Mỹ ngày 03/11. Đúng theo với kết quả được dự báo, ông Biden được 306 phiếu,
trong lúc ông Trump chỉ được 232 phiếu.
Kết quả này cho thấy là
các định chế của nền dân chủ Mỹ vẫn đứng vững bất chấp những đòn tấn công của tổng
thống mãn nhiệm Donald Trump, được giới thân cận tiếp tay và một phần không nhỏ
trong đảng Cộng Hòa phụ họa.
Trong bài phân tích ngày
10/12/2020 trên trang mạng của Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược Pháp IRIS, nhà
nghiên cứu Pháp Robert
Chouard đã nhấn mạnh đến hành động từ chối chuyển giao quyền hành
trong nhiều tuần lễ của tổng thống Trump, một điều mà không ai dám ngờ tới trước
đó, xem đấy là một tiền lệ nguy hiểm đối với nền dân chủ Mỹ.
Những hành vi giống
như tại một “Cộng Hòa Chuối”
Nhà nghiên cứu Pháp trước
hết không ngần ngại phê phán nặng nề các động thái phản đối kết quả bầu cử của
phe ủng hộ tổng thống Trump kể từ ngày 07/11, tức là ngày mà ông Joe Biden rốt
cuộc đã được các phương tiện truyền thông công nhận là người chiến thắng, đúng
theo truyền thống ở Hoa Kỳ.
Theo Robert Chouard, đó là “những hành động và cáo buộc phi lý nhất, trong đó các thuyết âm
mưu được trộn lẫn với những hành vi hù dọa xứng đáng với một nước Cộng Hòa Chuối”,
tức là một nước nhỏ độc tài và chậm tiến mà thuật ngữ khoa học chính trị gọi
là république bananière theo tiếng Pháp hay banana
republic theo tiếng Anh.
Ngoài những luận điệu vô
căn cứ về một vụ gian lận lớn, người ta có thể ghi nhận nào là vai trò của một
phần mềm đang được CIA sử dụng hoặc đã từng dùng ở Venezuela để giúp Joe Biden
chiến thắng, nào là yêu cầu của một số nghị sĩ đảng Cộng Hòa muốn các
quan chức phụ trách bầu cử ở bang Georgia bác bỏ giá trị một số phiếu bầu, nào
là đích thân ông Trump gọi điện cho các nghị sĩ đảng Cộng Hòa đòi không chứng
nhận các phiếu bầu ở Michigan, nào là mời các nghị sĩ Cộng Hòa từ
Michigan và Pennsylvania đến Nhà Trắng để gây sức ép, yêu cầu họ tự chọn
ra các đại cử tri thay vào chỗ những người trên nguyên tắc đã được cử tri bầu
lên trong cuộc bỏ phiếu phổ thông…
Đối với ông Chouard, các
cáo buộc do tổng thống Trump, những người thân cận và nhóm vận động tranh cử của
ông đưa ra và được các luật sư của ông nêu lên trước tòa đều đã bị các cấp tòa
án bác bỏ vì bên nguyên đơn không đưa ra được bằng chứng xác thực. Tuy nhiên, các vụ kiện thực ra chỉ nhằm trì hoãn việc
chuyển giao quyền hành cho chính quyền mới và làm cho chiến thắng của ông
Biden mất đi tính chính đáng.
Chiến lược đó dường như
đã phát huy tác dụng: Gần 75% cử tri của ông Trump tin rằng chiến thắng của Joe
Biden là sản phẩm của một vụ lừa đảo lớn, và họ tin chắc vào điều này bất chấp
những lời phủ nhận của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và các phán quyết
của tòa án bác bỏ đơn kiện của phe Trump và đảng Cộng Hòa vì không có cơ sở.
Thách thức một cột
trụ của nền dân chủ Mỹ
Bài phân tích của nhà
nghiên cứu thuộc viện IRIS ghi nhận hai hướng tấn công song song của tổng thống
Trump và giới ủng hộ ông: Một mặt phản đối kết quả bầu cử tổng thống, bất chấp
mọi bằng chứng ngược lại, mặt khác, trì hoãn tiến trình chuyển giao quyền hành
cho tổng thống đắc cử và nhóm cộng sự của ông. Điều
nguy hiểm ở đây là ông Trump đã tạo ra một tiền lệ xấu theo đó tiến trình chuyển
giao êm thắm quyền lực, một trụ cột của nền dân chủ Mỹ, vốn dựa trên cả các quy
tắc bất thành văn lẫn đạo luật năm 1963, có thể bị thách thức.
Khi biến những cáo buộc bất
cần bằng chứng về kết quả bầu cử tổng thống và tiến trình chuyển giao quyền lực
cho một chính quyền khác thành đối tượng tranh luận, Donald Trump và đảng Cộng
Hòa đã lôi kéo nước Mỹ vào một vùng đất xa lạ, đặt nước này trước nguy cơ phải
định nghĩa lại cách vận hành và các chuẩn mực về những gì được chấp nhận trong
đời sống chính trị.
Bằng cách lập ra những tiền
lệ, tổng thống Trump và đảng Cộng Hòa Mỹ đã định nghĩa lại những đường nét
chính của những gì được chấp nhận trong chính trị, họ đã bắt đầu tạo ra những
cách hành xử chính trị mới, thúc đẩy những cử tri ủng hộ họ chấp nhận một phần
cách hành xử này, bất chấp những lời chỉ trích, phê phán đến từ mọi phía.
Đối với ông Chouard,
trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, hệ thống dân chủ Mỹ đã phải chịu rất
nhiều căng thẳng. Cho dù vậy, các thể chế, thông lệ và các biện pháp bảo vệ dân
chủ được quy định trong Hiến Pháp Hoa Kỳ nói chung vẫn đứng vững: Vai trò kiểm
tra và cân bằng thể chế như của các thẩm phán liên bang, những người đã vô hiệu
hóa nhiều quyết định của hành pháp, sự tồn tại của các ủy ban điều tra chẳng hạn
như ông Robert Mueller liên quan đến việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm
2016, thủ tục luận tội tổng thống, v.v..
Đáng nói là nếu các đòn tấn
công vào trật tự dân chủ thoạt đầu đến từ ông Trump và những người thân cận của
ông, sau đó đã lôi kéo được nhiều người trong đảng Cộng Hòa. Bằng hành động và
cách cư xử của mình, nhiều nghị sĩ và lãnh đạo của đảng Cộng Hòa đã nối gót
lãnh đạo chính trị của họ, đã góp phần làm mất đi tính chính đáng của các thể
chế, chuẩn mực và quy ước dân chủ.
Đảng Cộng Hòa trở thành tổ chức
phục vụ Donald Trump?
Thái độ của nhiều đại diện của đảng Cộng Hòa, ở cấp liên bang cũng như
cấp bang, trong thời kỳ hậu bầu cử tổng thống, cho thấy là đảng này
đang chuyển đổi thành một tổ chức phục vụ Donald Trump.
Bằng cách từ chối thừa nhận
thất bại của tổng thống Trump, bằng cách thúc đẩy các cáo buộc gian lận bị các
tòa án liên bang bác bỏ, bằng cách tiến hành các thủ tục pháp lý để làm mất hiệu
lực kết quả bầu cử, và cuối cùng bằng cách không dám công khai phản đối ông
Trump, người vẫn thu được 73 triệu phiếu bầu, đảng
Cộng Hòa, dù đã có kết quả bầu cử Quốc Hội tốt hơn mong đợi, đang ở trong tình
trạng sợ hãi ông Trump.
Rất ít quan chức dân cử của
đảng Cộng Hòa vào giai đoạn này có ý định chấp nhận rủi ro bằng cách giữ khoảng
cách với tổng thống Trump, gia đình ông, và nhất là cơ sở bầu cử của ông.
Vẫn còn phải xem liệu việc
tổng thống Trump rời Nhà Trắng vào ngày 20 tháng Giêng năm 2021 có sẽ dẫn đến
thay đổi hành vi trong phe Cộng Hòa và trong số những người ủng hộ tổng thống
mãn nhiệm hay không, mang lại vẻ "bình thường" cho đời sống chính trị
Mỹ. Hay là các xu hướng quan sát được trong những tuần gần đây lại trở thành
tiêu chuẩn ?
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
Mỹ:
Đại cử tri đoàn bầu tổng thống
Bầu
cử Mỹ : Khủng hoảng pháp lý sắp chấm dứt, nhưng khủng hoảng chính trị thì chưa
Bầu
cử Mỹ: Hơn 20 bang phản bác khiếu kiện của Texas lên Tối cao Pháp viện
====================================================
.
Đại
cử tri ấn định chiến thắng của Joe Biden, Donald Trump thực sự ngưng chiến?
Anh
Vũ -
RFI
Đăng
ngày: 15/12/2020 - 14:21
https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201215-%C4%91%E1%....BA%BFn
Hôm qua, 14/12/2020, các đại cử tri Mỹ đã bỏ phiếu
chính thức xác nhận ông Joe Biden đắc cử tổng thống Mỹ, thủ tục theo hiến định
này là bước cuối cùng ấn định thất bại của Donald Trump. Cuộc thập tự chinh
pháp lý phản đối kết quả bầu cử, đòi chiến thắng của ứng cử viên đảng Cộng Hòa
liệu có dừng lại ?
Cuộc bỏ phiếu của 538 đại
cử tri tại Quốc Hội các bang của nước Mỹ diễn ra đúng lịch trình, trong đó Joe
Biden giành được 306 phiếu, tổng thống Donald Trump được 232 phiếu, chính xác
như kết quả kiểm phiếu chung cuộc đã được thông báo từ trước đây nhiều tuần.
Thủ tục bỏ phiếu của đại
cử tri Mỹ thông thường mang tính tượng trưng, hình thức nhưng ở kỳ bầu cử tổng
thống Mỹ 2020, đã thu hút sự chú ý theo dõi của giới quan sát chính trị và công
luận, khi mà ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump từ sau ngày bỏ phiếu 03/11 đã một
mực không chịu nhận thất bại. Tổng thống Mỹ cùng các đồng minh mở cuộc chiến
pháp lý rộng lớn, liên tiếp nộp các đơn kiện cáo buộc gian lận bầu cử, đặc biệt
ở các bang chiến trường mà Joe Biden giành chiến thắng.
Trong suốt một tháng rưỡi qua, phe của ông Trump đã
làm tất cả để lật ngược kết quả bầu cử nhưng không thành. Lần lượt các đơn kiện « gian lận bầu
cử » lên các cấp tòa án khác nhau đều bị bác bỏ và cuối cùng là Tối
Cao Pháp Viện, đa số thuộc phe bảo thủ, hôm thứ Sáu (11/12) cũng đã bác bỏ thẳng
thừng nỗ lực của bang Texas, dưới sức ép của ông Trump, đòi hủy kết quả bầu cử ở
4 bang bản lề mà Joe Biden đã thắng.
Bầu cử tổng thống Mỹ theo
thể thức phổ thông đầu phiếu gián tiếp vì thế, « căn cứ theo Hiến Pháp
Hoa Kỳ, thực tế cuộc bầu tổng thống diễn ra vào ngày thứ Hai này. Lá phiếu của
các đại cử tri ấn định lần cuối thất bại của Donald Trump », Jean Eric
Branaa, phó giáo sư Đại Học Paris II – Panthéon Assas, chuyên gia chính trị Mỹ,
nhấn mạnh.
Sau công đoạn này, việc
kiểm phiếu của đại cử tri chính thức diễn ra ngày 06 tháng Giêng 2021 trước Quốc
Hội để đóng dấu kết quả không còn tranh cãi. Đích thân phó tổng thống đương nhiệm
Mỹ sẽ được giao đếm phiếu và thông báo người chiến thắng.
Mặc dù vậy, với những gì
mà Donald Trump làm suốt gần bốn chục ngày qua để đòi chiến thắng về mình thì
giới quan sát chính trị e rằng tổng thống Mỹ vẫn chưa muốn dừng lại cuộc thập tự
chinh của mình.
Sau hôm thất bại ở Tối
Cao Pháp Viện, ông Donald Trump tiếp tục tung lên twitter thông điệp quen thuộc « cuộc
chiến mới chỉ bắt đầu ». Ông khăng khăng với những phát ngôn gây chia
rẽ nhiều hơn là thừa nhận thất bại như : « Tôi lo ngại việc đất nước
này có một tổng thống không chính đáng » khi trả lời phỏng vấn trên
kênh truyền hình Fox News hôm Chủ Nhật.
Khả năng
duy nhất nhưng rất nhỏ đến giai đoạn này cho Donald Trump, theo các
chuyên gia pháp lý Mỹ, đó là thúc ép Quốc Hội can thiệp trong buổi xác nhận kết
quả phiếu đại cử tri vào ngày 06 tháng Giêng tới, nhưng phe Donald Trump phải
thuyết phục làm sao để lưỡng viện Quốc Hội chấp nhận rằng các quy trình bầu cử ở
các bang đã diễn ra không hợp hiến.
Theo truyền thông Mỹ, vẫn
có một số người của đảng Cộng Hòa hy vọng vào giả thuyết này. Nhưng nhìn vào
tương quan lực lượng ở hai viện Quốc Hội hiện nay, khả năng dẫn đến đột biến
này gần như là con số không. Nhất là khi những ngày qua ngày càng có nhiều dân
biểu Cộng Hòa kêu gọi tổng thống nên thừa nhận thất bại.
Những nỗ lực đến cùng trước khi phải rời Nhà Trắng
của tổng thống Trump đến lúc này không làm lay chuyển được thể chế dân chủ của
nước Mỹ. Các thẩm phán, kể cả của
Tối Cao Pháp Viện, các dân biểu địa phương, của cả Cộng Hòa, đã không lùi bước
trước cuộc tấn công pháp lý ồ ạt của phe Donald Trump. Năm chục đơn kiện
« gian lận bầu cử » tất cả đều không bằng chứng, được gửi đến
tư pháp khắp cả nước, gây sức ép với các chính quyền bầu cử địa phương, tất cả
chỉ với mục đích lật ngược kết quả của cử tri Mỹ.
Tuy nhiên những cáo buộc
vô căn cứ của ông Trump về kết quả bầu cử không phải không có người nghe. Có đến 1/3 dân Mỹ vẫn nghĩ rằng
Joe Biden có được chiến thắng nhờ gian lận, con số này lên tới 77% trong cử tri
bỏ phiếu cho Donald Trump, theo một thăm dò dư luận do Đại học Monmouth, Mỹ, tiến
hành. Các chuyên gia lo ngại điều này sẽ làm sứt mẻ ít nhiều tính chính
đáng cho chính quyền được xây dựng theo một quy trình dân chủ thực sự đã có từ
hàng trăm năm nay.
Trong diễn biến cuộc bầu
cử tổng thống Mỹ như vậy, chính quyền mới của Joe Biden sẽ
gặp phải sự chống đối mạnh
mẽ trong những tháng đầu tiên, theo giới quan sát. Mặt
khác Donald Trump đã để lại một tiền lệ nguy hiểm với nền chính trị Mỹ trong
tương lai : Mỗi khi thất bại là người ta lại kéo nhau ra tòa kiện cáo,
phản đối.
Với dân chúng, cuối tuần
qua, đã nổ ra các cuộc biểu tình phản đối kết quả bầu cử. Người ủng hộ cam đoan
tiếp tục chiến đấu đòi lại chiến thắng cho Donald Trump, đúng như ông đã hứa hẹn
« đây mới chỉ là khởi đầu ».
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
Hoa
Kỳ: Đại cử tri đoàn và những lá phiếu quyết định về tổng thống tương lai
Bầu
cử Mỹ : Khủng hoảng pháp lý sắp chấm dứt, nhưng khủng hoảng chính trị thì chưa
Bầu
cử Mỹ: Các đại cử tri khẳng định Biden đắc cử, Trump tiếp tục tố cáo gian lận
No comments:
Post a Comment