Không bỏ quên và không hy sinh Nhân quyền cho Thương mại / Phần
1
Thục Quyên dịch
03/12/2020
https://baotiengdan.com/2020/12/03/khong-bo-quen-va-khong-hy-sinh-nhan-quyen-cho-thuong-mai/
.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/12/1-8.jpg
Dân biểu Renate Künast
Dân Biểu Đức
Renate Künast ủng hộ nhà báo Việt Nam Phạm Chí Dũng
Bà Renate Künast, dân biểu
Quốc hội Liên Bang Đức, thuộc Liên minh 90/ Đảng Xanh, coi mình có bổn phận phải
can thiệp khi các Quyền Cơ bản bị vi phạm tại một quốc gia như Việt Nam, nơi Đức
có quan hệ hữu nghị và sâu rộng.
Với tư cách là Chủ tịch
Nhóm Dân biểu về Quan hệ với Khối ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) tại
Quốc hội Đức, bà Künast theo dõi tình hình chính trị và xã hội của các nước
trong khu vực, đặc biệt là mức độ tự do ngôn luận và tự do báo chí tại Việt
Nam.
Kể từ tháng 8 năm 2020, DB Künast đã vận động cho nhà báo và nhà hoạt động
nhân quyền đang bị giam giữ là TS Phạm Chí Dũng.
DB Künast giải thích: “Chương
trình ‘Dân biểu bảo vệ Dân biểu’của Quốc hội Đức cung cấp một khuôn khổ tuyệt vời
để giúp các nhà hoạt động nhân quyền. Tôi rất vui vì ông Phạm Chí Dũng đã được
nhận vào chương trình theo đề nghị của tôi và tôi hân hạnh được bảo trợ cho ông”.
Hơn 100 dân biểu Đức đang
ủng hộ các dân biểu và các nhà hoạt động nhân quyền trên toàn thế giới, những
người đang bị ngăn cấm thực thi nhiệm vụ hoặc hoạt động nghề nghiệp của họ,
cũng như những người đang bị đàn áp hoặc bỏ tù vì lý do chính trị.
Không hy sinh
Nhân quyền cho Thương mại
Việt Nam và Liên minh
châu Âu đang nỗ lực hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn. Một hiệp định thương mại tự
do vừa bắt đầu có hiệu lực vào tháng Tám. “Không bỏ quên và không hy sinh Nhân
quyền cho Thương mại” DB Künast cảnh báo.
Những quyền cơ bản này
đang không theo chiều hướng tốt ở Việt Nam, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận
và báo chí. Trong khuôn khổ Hiệp định thương mại, nhiều điểm đã được đề nghị giải
quyết nhưng chủ yếu chỉ là việc tuân thủ các quyền của người lao động trong
lĩnh vực dệt may.
Chính trị gia thuộc Đảng
Xanh nói: “Đúng vậy. Việt Nam không thể có đặc quyền tiếp cận thị trường nội
địa Âu châu và chúng ta, tại Âu châu, lại mặc quần áo ‘made in Việt Nam’ được sản
xuất nơi đó, trong những điều kiện vi phạm cả những quyền cơ bản lẫn những tiêu
chuẩn của chúng ta. Chúng ta không được phép đơn giản đưa tay bịt mắt”
Quyền tự do ngôn
luận không thể bị phân chia
Nhưng nhân quyền
không thể chỉ được xem là quan trọng đối với các cơ sở sản xuất của ngành dệt
may, DB Künast nói. Bà đòi hỏi nhân quyền phải luôn được nhìn như là một tổng
thể. “Quyền tự do ngôn luận không thể bị phân chia. Người ta không thể nói rằng
các công nhân thì có quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là khi họ tự tổ chức
thành các nghiệp đoàn, còn các nhà báo thì lại không có quyền này khi viết bài
phê phán tình hình trong nước”.
Là dân biểu của một quốc
gia thành viên của Liên minh Âu châu hiện đang tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế
với Việt Nam, bà càng không muốn tách rời các khía cạnh khác nhau của quyền cơ
bản này. “Trong bối cảnh này, vai trò của tôi là nói cho rõ rằng: một nền
báo chí độc lập và không bị nhà nước chi phối, những người làm báo tự do và quyền
tự do ngôn luận cho mọi người cũng đều thuộc về quyền tự do ngôn luận“.
Phải luôn luôn
theo dõi tình hình nhân quyền
Tình hình tại Việt Nam rất
nghiêm trọng. Những người chỉ trích chính phủ bị bắt bớ, đe dọa, bỏ tù, gia
đình họ bị sách nhiễu, họ không được trợ giúp pháp lý và các điều kiện giam giữ
họ trái với những tiêu chuẩn quốc tế.
Trong bảng xếp hạng tự do
báo chí trên toàn thế giới của tổ chức “Phóng viên không biên giới”, Việt Nam đứng
thứ 175 (trên 180 nước). Phạm Chí Dũng đang phải trải nghiệm hoàn cảnh này, và
cùng với ông ta là nhiều thành viên khác của ngành truyền thông và văn hóa. Nhà
báo tự do và nhà hoạt động nhân quyền Phạm Chí Dũng là Chủ tịch Hội nhà báo độc
lập Việt Nam (IJAVN).
Phạm Chí Dũng bị bắt cách
đây một năm với cáo buộc “Tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội chủ nghĩa”. Người
đàn ông 54 tuổi đã bị giam giữ kể từ đó.
DB Künast kể lại, cách đây vài ngày, bà được tổ chức nhân quyền Veto! báo tin
đã có bản cáo trạng, và nhà báo Phạm chí Dũng thật sự bị cáo buộc theo Điều
117, Khoản 2 của Bộ luật Hình sự Việt Nam.
“Chỉ trích một nhà nước”
luôn luôn nhanh chóng và dễ dàng bị cho là “tuyên truyền chống” và là một cách
“buộc tội rẻ tiền” của chính phủ và các cơ quan chức năng nhằm “loại những người
chỉ trích ra khỏi vòng chiến”.
Bà nói: “Chuyện một
người Việt bị bắt cóc từ Đức đem về Việt Nam để giam cầm đã từng xảy ra. Đây là
những điều mà chúng ta không thể dung thứ. Chúng ta phải luôn luôn theo dõi
tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Đơn giản vì ở đó không có sự thực thi các
nhân quyền và dân quyền cơ bản”.
----------------------------------------------
.
.
Không bỏ quên và không hy sinh Nhân quyền cho Thương mại / Phần 2
Thục Quyên dịch
04/12/2020
https://baotiengdan.com/2020/12/04/khong-bo-quen-va-khong-hy-sinh-nhan-quyen-cho-thuong-mai-phan-2/
Không thể thiếu
một nền báo chí độc lập, tự do
Qua sự bảo trợ ông Phạm Chí Dũng, dân biểu Künast muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của một nền báo chí độc
lập như quyền lực thứ tư trong mỗi quốc gia, đối trọng với quyền lực chính trị.
“Phải có những con người độc lập và tự do như vậy” và “nếu một quốc
gia như Việt Nam muốn tiến tới một nhà nước hợp hiến, thì chính quyền Hà Nội phải
hứng chịu những lời chỉ trích từ chính người dân và báo chí tự do, để được dân
chúng chấp nhận họ là một nhà nước”.
Dân biểu Künast nói tiếp:
“Chúng ta phải đóng góp nỗ lực để bảo đảm rằng, Phạm Chí Dũng không bị
đem ra làm tiền lệ. Vì những gì xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến ông ta, mà ảnh
hưởng đến báo chí nói chung, như một bộ phận cấu thành của Tự do, và sẽ làm quyền
tự do ngôn luận bị hạn chế thêm nữa”.
Nhận bảo trợ cho ông Phạm
Chí Dũng cũng là một cách để dân biểu Künast gửi tín hiệu hy vọng đến các nhà
báo khác đang bị áp lực trong nước: “Chính phủ Việt Nam cần biết: Chúng tôi
quan sát rất kỹ những gì quý vị đang làm và chúng tôi sẽ kiên trì làm việc này”.
Sự lưu tâm của quốc hội Đức
có thể khiến những người đang mang trách nhiệm giữ chừng mực khi hành động, và
như vậy, hy vọng sẽ dần dần đưa đến những cải thiện. Phạm Chí Dũng và các nhà
hoạt động nhân quyền khác phải được hưởng những điều kiện giam giữ đúng tiêu
chuẩn (quốc tế), một phiên tòa công bằng dựa trên pháp quyền và được tha bổng sớm.
Trong khuôn khổ hiến pháp, việc buộc tội “chỉ trích chính phủ” không thể
được chứng minh là một tội hình sự.
Phạm Chí Dũng đấu
tranh cho nhân quyền
Trong các bài báo của
mình, ông Phạm Chí Dũng đã liên tục lên tiếng cho quyền tự do báo chí, tự do
ngôn luận, tự do lập hội cũng như tự do nghiệp đoàn. Và gần đây nhất, ông đã
đưa ra những lời chỉ trích trong thời gian Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Âu châu và Việt Nam đang thành hình.
Nhiều lần ông cũng đã kêu
gọi Nghị viện Âu châu tạm không phê chuẩn hiệp định này cho tới khi tình hình
nhân quyền ở Việt Nam được cải thiện rõ rệt và tất cả các tù nhân chính trị được
trả tự do. Trường hợp của nhà báo này là đại diện cho hoàn cảnh của rất nhiều
nhà bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam.
Đã bị giam giữ một
năm
Ngay cả trước khi Phạm
chí Dũng chỉ trích Hiệp định Thương mại, Cơ quan An ninh Việt Nam đã tìm cách
đe dọa ông. Một năm trước, vào tháng 11 năm 2019, ông Dũng bị công an bắt, cho
tới nay vẫn bị tạm giam ở thành phố Hồ Chí Minh để điều tra. Ông bị Viện Kiểm
sát buộc tội “Tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa”. Theo tổ chức nhân
quyền Veto! ông Dũng có thể phải đối mặt với mức án tù lên tới 20 năm.
Từ khi bị bắt, ông Dũng
không được liên lạc với gia đình và hầu như không liên lạc với cả luật sư của
mình. Trong thời gian qua, ba thành viên hàng đầu khác của Hội Nhà báo Độc lập
(IJAVN) cũng đã bị bắt.
DB Künast đặt nghi vấn “Việc
bắt giam Phạm Chí Dũng kéo dài một năm có thể là một cách tạo tiền lệ. Giam giữ
điều tra kéo dài mà không xét xử là một hình thức kỷ luật nặng mà chính quyền
muốn dùng để đặt toàn bộ gia đình của người bị giam giữ dưới áp lực nặng nề”.
Điều kiện giam
giữ tồi tệ
Hồi tháng hai, trong chuyến
công tác của phái đoàn Dân biểu hữu nghị với ASEAN của Quốc hội Đức, DB Künast
đã có cơ hội trực tiếp tìm hiểu thêm về hoàn cảnh của các nhà báo và điều kiện
giam giữ trong các nhà tù Việt Nam. “Nhiều trường hợp bị giam giữ khác nhau” đã
được đưa ra bàn luận với phía chủ nhà (Việt Nam) và ngoài ra, các dân biểu đã
tiếp xúc với gia đình của những người bị giam giữ.
Vợ của một tù nhân cho biết:
“Điều kiện trong các trại giam rất tồi tệ, chế độ ăn uống khốn khổ, thuốc
men thiếu thốn. Các gia đình phải tiết kiệm, vét chút tiền cuối cùng để mua thức
ăn mang cho người thân tại trại giam, thường là rất xa nhà, trong khi mỗi lần
thăm gặp chỉ khoảng nửa tiếng”. Ngay cả những dịp này giờ đây cũng không
còn. Kể từ tháng 8, đại dịch Corona đã không cho phép việc thăm gặp và tiếp tế
thức ăn.
Liên hệ với Đại
sứ và chính phủ
Công việc của người bảo
trợ trong chương trình “Dân biểu bảo vệ dân biểu” đặt trọng tâm vào việc ủng hộ
tinh thần người lâm nạn, nêu vấn đề trực tiếp với giới hữu trách trong chính phủ,
tìm thêm những người ủng hộ và luôn luôn cập nhật tình hình tại chỗ.
DB Künast cũng cho biết
đã có thể trao đổi thư với vợ của ông Phạm Chí Dũng qua sự giúp đỡ của tổ chức
Veto! Trong thư, bà dân biểu đã xác nhận lời hứa giúp ông Phạm Chí Dũng và ngược
lại, từ Việt Nam, vợ ông Dũng đã gửi tới DB Künast lòng biết ơn của mình.
DB Künast cho biết thêm,
cách đây vài ngày, bà đã chính thức thông báo cho Đại sứ Việt Nam tại Đức, với
tư cách dân biểu Quốc hội, bà đã nhận bảo trợ cho ông Phạm Chí Dũng trong khuôn
khổ chương trình “Dân biểu bảo vệ dân biểu”. “Tôi đã bày tỏ mối quan tâm của
tôi với ông Đại sứ về cách đối xử của chính phủ ông với Phạm Chí Dũng và các
nhà báo khác, và yêu cầu có một cuộc gặp mặt về vấn đề này”.
Trả tự do cho
các nhà báo ngay lập tức và vô điều kiện
Với tư cách là chủ tịch
Nhóm Dân biểu hữu nghị với ASEAN của Quốc hội Đức, DB Künast sẽ liên
tục đối thoại với chính phủ Việt Nam và yêu cầu họ bỏ cáo buộc đối với ông Phạm
Chí Dũng và ba thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, dừng các thủ tục pháp
lý vừa đang bắt đầu, và trả tự do cho các nhà báo ngay lập tức và vô điều kiện.
“Chính phủ và các cơ quan
chức năng ở Việt Nam cảm thấy họ đang bị quan sát khi chúng tôi quan tâm thăm hỏi”.
DB Künast tin rằng, các biện pháp can thiệp của các dân biểu sẽ tùy trường hợp
mà làm giảm thiểu hoặc thay đổi cách đối xử của phía Việt Nam. Bà chờ Bộ Ngoại
giao Đức thông tin cập nhật về vụ việc. Vào thời điểm việc đi lại khó khăn vì đại
dịch hiện nay, bà cũng sẽ yêu cầu đại sứ quán Đức tại Hà Nội đến thăm ông Phạm
Chí Dũng trong tù và duy trì liên lạc bằng cách có mặt tại chỗ.
Gây áp lực từ mọi
phía
Cùng với các dân biểu Quốc
hội Âu châu, DB Künast cũng muốn kêu gọi Ủy ban EU đối mặt với các vi phạm
nhân quyền ở Việt Nam bằng cách liên hệ với Việt Nam ở mức cao nhất. Nhiều dân
biểu Nghị viện Âu châu đã ký một bản yêu cầu gửi tới Ủy ban, trong đó bày tỏ
quan ngại về quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. DB Künast nhấn mạnh: “Lập
trường của chúng tôi rõ ràng: chúng tôi không thỏa thuận thương mại với Việt
Nam, trong khi có những vụ vi phạm nhân quyền nặng nề như vậy đang xảy ra”.
Sau cùng, DB Künast cũng
sẽ viết thư cho các công ty tư nhân đang sản xuất tại Việt Nam, để “hỏi xem
họ đã và đang làm gì để cải thiện điều kiện làm việc. Phải gây áp lực từ mọi
phía và phải liên tục không cho phép những người có trách nhiệm được lơ là”.
“Việt Nam mong muốn sự có mặt của các cơ sở sản xuất. Biết bao nhiêu người
đang cần việc làm. Nhưng điều này phải được thực hiện trong những điều kiện có
thể chấp nhận được”. Và quyền tự do ngôn luận cũng như tự do báo chí nằm
trong số những điều kiện này.
Nhiều công ty hiện đã nhận
ra rằng họ phải cải thiện tình hình của người lao động để không bị giới truyền
thông và người tiêu dùng đem ra mổ xẻ. Trách nhiệm xã hội cũng như tuân thủ các
tiêu chuẩn bảo vệ môi trường càng ngày càng trở thành một lập luận quảng cáo (hữu
hiệu).
Ủng hộ Phạm chí
Dũng là giúp cải thiện tình hình
Việc bảo trợ là một công
việc dài hơi. “Phải được lên kế hoạch sao cho chúng ta có thể thường xuyên
tiến tới các bước tiếp theo. Và đồng thời theo đuổi hai mục tiêu: một mặt cụ thể
giúp đỡ một người để đạt được các điều kiện giam giữ tốt hơn và cuối cùng
là đạt được sự trả tự do. Mặt khác là để cải thiện tình trạng pháp quyền trong
nước”.
Theo DB Renate Künast, trọng
tâm sự bảo trợ của bà là quảng bá ý tưởng về một nền báo chí tự do, độc lập, với
các nhà báo tự do, độc lập, những người chỉ có trách nhiệm gìn giữ đạo đức nghề
nghiệp và cẩn trọng trong công việc, mà không bị chính trị chỉ huy, đàn áp.
No comments:
Post a Comment