Hàng
trăm tài xế Grab tắt ứng dụng, tập trung phản đối mức khấu trừ mới
Phụ
Nữ Online
07/12/2020 - 13:23
PNO - Sáng 7/12, hàng trăm tài xế xe ôm công nghệ
là đối tác của Grab đã tập trung tại trụ sở chính của hãng tại Hà Nội (phường Dịch
Vọng, quận Cầu Giấy) để phản đối việc tăng mức khấu trừ trên doanh thu mỗi chuyến
xe. Được biết, mức khấu trừ này được Grab áp dụng khi Nghị định 126/2020/NĐ-CP
có hiệu lực.
Theo đó từ ngày 5/12, Nghị
định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế có
hiệu lực. Trong đó, cách tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) với các dịch vụ gọi xe
công nghệ sẽ thay đổi. Như vậy, các tổ chức hợp tác kinh doanh như Grab, Gojek,
Bee… sẽ phải tiến hành khai thuế GTGT cho toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp
tác kinh doanh với mức thuế là 10% (thay vì 3% như trước đây) và khai thay, nộp
thay thuế thu nhập cá nhân cho các tài xế hợp tác với các hãng xe công nghệ
này.
Hình : Hàng trăm tài xế tập trung trước cổng trụ
sở Grab
Grab đã cộng thêm phần
thuế VAT vào từng cuốc xe khiến cước xe tăng lên, điều này theo các tài xế sẽ
khiến người tiêu dùng hạn chế đặt xe. Đây là lý do khiến các tài xế là đối tác
của Grab kêu gọi nhau tắt app, tập trung tại trụ sở để phản đối cách tính này
và yêu cầu hãng phải có hỗ trợ cho tài xế.
Anh N.Q.A (tài xế Grab -
ngụ Thanh Oai, Hà Nội) cho biết: "Chúng tôi gọi là đối tác nhưng không
khác gì đi làm thuê không lương, không bảo hiểm, lương hưu... Trước khi tăng
thuế, chúng tôi đã phải chịu mức khấu trừ cao và đóng đầy đủ thuế thu nhập cá
nhân theo quy định. Công việc của chúng tôi vô cùng vất vả, nhiều nguy hiểm,
cho nên việc hãng yêu cầu tài xế chịu đủ 10% thuế là không hợp lý".
Anh cũng cho biết, nếu
không thỏa thuận được với hãng thì sẽ thanh lý hợp đồng, dừng hợp tác bởi thu
nhập không đủ trang trải cuộc sống.
VIDEO : Nhiều tài xế
Grab bức xúc vì hãng tăng tỷ lệ khấu trừ trên mỗi chuyến xe
Còn anh H.N.V
(Bắc Giang) cho biết, trước đó vào ngày 5/12, Grab đã thông báo điều chỉnh tăng
khấu trừ với tài xế và giá cước vận chuyển trên cả nước. Giá cước tính
theo km của GrabCar 4 chỗ và 7 chỗ khu vực Hà Nội, Bắc Ninh lần lượt tăng từ
8.500 đồng/km lên 9.500 đồng/km và từ 10.000 đồng/km lên 11.000 đồng/km; khu vực
TP , Bình Dương, Đồng Nai tăng từ 9.000 đồng/km lên 9.500 đồng/km và từ 11.500
đồng/km lên 12.000 đồng/km.
Giá cước cho 2km đầu với
GrabCar 4 chỗ cũng tăng từ 25.000 lên 27.000 đồng và xe 7 chỗ từ 30.000 lên
32.000 đồng. Giá cước GrabBike cho 2km đầu tiên tăng từ 10.000 lên 11.000 đồng/km
và mỗi km sau đó tăng từ 3.400 đồng/km lên 4.000 đồng/km; giá cước tính theo thời
gian di chuyển (sau 2 km đầu tiên) tăng từ 300 đồng/phút lên 350 đồng/phút.
Tưởng rằng việc tăng giá
cước sẽ hỗ trợ cho tài xế có thêm thu nhập, tuy nhiên hãng xe này cũng tăng tỷ
lệ khấu trừ tính trên doanh thu cuốc xe đối với đối tác tài xế. Theo đó, mức khấu
trừ của Grab đối với tài xế GrabCar trên mỗi chuyến xe tăng từ 23,6% lên
28,364% đối với tài xế chịu phí sử dụng ứng dụng 20%, và tăng từ 28,375% lên
32,841% đối với tài xế chịu phí sử dụng ứng dụng 25% (bao gồm phí ứng dụng +
phí VAT + thuế thu nhập cá nhân). Tỷ lệ khấu trừ tính trên doanh thu cuốc xe đối
với đối tác tài xế GrabBike tăng từ 20% lên 27,273%.
"Chúng tôi đã phải
chịu đủ các loại thuế và khấu trừ. Theo tôi tìm hiểu thì các tài xế không thuộc
đối tượng chịu thuế GTGT, vậy tại sao hãng lại có chính sách như vậy. Chúng tôi
đã cử đại diện lên làm việc với hãng để làm rõ vấn đề này", anh V. cho biết.
Dưới đây là một số hình ảnh
tại trụ sở của Grab sáng ngày 7/12:
Một tài xế bức xúc cho biết thu nhập từ một chuyến
xe không được bao nhiêu
Các tài xế đứng kín hai bên đường trước cổng trụ sở
Grab tại ngõ 97 Duy Tân (phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Lực lượng chức năng có mặt để đảm bảo an ninh trật tự
Nhiều tài xế vẫn mong có thể đàm phán với hãng để giảm
mức khấu trừ
An Vũ
No comments:
Post a Comment