Cùng học logic
(1) - Vì sao nhiều người Việt không tin vào sự chiến thắng của Biden?
https://www.facebook.com/vtpanh/posts/10215081584586822
Vụ bầu cử tổng thống Mỹ vừa
qua, dù đa số truyền thông chính thống đều đưa tin Biden thắng ngay từ rất sớm
và cho đến nay không có chứng cứ nào chống lại điều này, nhưng ở VN số người
tin chắc rằng Trump lẽ ra đã thắng nếu không có gian lận vẫn chiếm một tỷ lệ rất
cao.
Có một điều gì đó giống
như là niềm tin tôn giáo (tin mà không cần phải chứng minh) ở những người này,
khiến cho việc chọn lọc thông tin của họ trở nên thiên lệch và phi logic. Tất
cả những tin tức nào có lợi cho đối thủ của Trump, dù từ nguồn tin nào, dữ kiện
và lập luận ra sao, họ cũng đều gạt bỏ vì cho là giả mạo và có thiên kiến.
Ở chiều ngược lại, tất cả
những tin tức có lợi cho Trump đều được ủng hộ và chia sẻ rộng rãi, bất kể sự
thiếu khả năng kiểm chứng của dữ kiện và sự vô lý của các lập luận. Nói cách
khác, phán đoán của những người yêu quý Trump là kiểu phán đoán dựa trên niềm
tin và cảm xúc chứ ít dựa trên lý trí, vốn được xem là chìa khóa cho sự phát
triển của một xã hội văn minh.
Tất nhiên, lý do tại sao
nhiều người VN yêu quý Trump thì đã được nêu nhiều lần ở nhiều nơi rồi: ông ấy
có những hành động và phát biểu chống TQ rất mạnh mẽ, và điều đó thật hợp với cảm
xúc của người Việt – cho dù những phát biểu hoặc hành động ấy có đem lại hiệu
quả thực tế hay không thì còn phải bàn thêm.
Vì sao lại như vậy? Tôi
cho rằng lý do chính là người VN quá cảm xúc và ít duy lý. Chúng ta đều biết
câu thành ngữ của người Việt: “Một trăm cái lý không bằng một tí cái tình”.
Tình cảm thì rất tốt rồi, vì nếu ta rất yêu ai thì ta có thể hy sinh tất cả
cho người ấy. Nhưng nếu cảm xúc sai lầm mà vẫn quyết định theo cảm xúc – “trái
tim nhầm chỗ để trên đầu” như người ta thường nói – thì chỉ có từ thua đến … đại
bại mà thôi!
Và đó là lý do vì sao người
Việt Nam cần học logic, để biết tư duy và phán đoán hợp lý hơn trong mọi vấn đề.
Tôi tin rằng nếu mọi người đều suy luận logic thì thì trên mạng xã hội sẽ bớt
đi rất nhiều tin giả và người Việt Nam cũng sẽ không còn nổi tiếng với kỹ năng
“auto chửi”, suốt ngày ném gạch đá vào nhà người khác rồi block lẫn nhau như hiện
nay nữa. Rất tiếc là việc dạy logic học ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa được chú ý
và và nếu có học thì cũng rất qua quýt hình thức chứ chưa đi sâu vào luyện tư
duy cho mọi người.
Vâng, đó là lý do tại sao
tôi viết loạt bài này – mà trước hết là cho chính tôi. Vì cũng như mọi người Việt
khác, tôi cũng rất cảm tính – “yêu nhau trái ấư cũng tròn, ghét nhau bồ hòn
cũng méo” mà lại. Vì cảm xúc là khả năng bẩm sinh có tính bản năng, còn lý trí
thì phải rèn luyện để trở thành một con người phát triển. Đó cũng là sự khác biệt
của những người được gọi là “có học” và những người vẫn sống với bản năng hồn
nhiên như cây, như cỏ.
Để kết thúc bài này xin
giới thiệu với các bạn cuốn sách Luận lý học (cách gọi logic học trước năm
1975), sách giáo khoa lớp 12, được xuất bản trước năm 1975. Các bạn cứ Google “Luận Lý Học” là tìm được ngay bản pdf miễn phí. Và xin
bắt đầu với mấy hình chụp dưới đây.
Enjoy, các bạn nhé!
--------
Khuyến mãi: Xin mọi người
cùng phân tích sự hợp lý của lời phản biện này của một bạn tên Dương Đức (xem
comment bên dưới):
"Sai ngay từ câu tiền
đề đầu tiên: Nếu ko có chứng cứ thì ngay tôi là Fan Trump cũng ko chấp nhận đc
ông ấy; trong khi giờ đây cáo buộc qua các buổi điều trần chất đống mà đội
Biden vẫn coi như không... Đấy mới là tình cảm mù lòa bất chấp công lý!"
Theo các bạn, đây là
tranh luận hợp lý hay là ngụy biện nhỉ?
-----------------------------
Đại Cương về Luận Lý Học
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/12/1-24-1024x1024.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/12/2-2-1017x1536.jpg
------------------------------------------------------------------------------------------
.
.
Cùng
học logic (2): Vì sao người Việt thường “auto chửi”?
Cùng học logic (2): Vì
sao người Việt thường "auto chửi"?
https://www.facebook.com/vtpanh/posts/10215082189521945
Trước hết, xin chú thích
bức ảnh đứa bé hỏi mẹ khi nghe mẹ kể chuyện Cô bé Lọ Lem: “Vì sao cỗ xe, đôi
tuấn mã, người hầu và quần áo đẹp đều hiện trở lại nguyên hình là quả bí, chuột
nhắt và giẻ rách, mà đôi giày pha lê thì lại còn nguyên hả mẹ?“
https://www.facebook.com/photo?fbid=10215082189241938&set=a.1042203869151
Bức ảnh trên lấy trong một
cuốn sách dạy logic của phương Tây. Nó cho thấy suy luận hợp lý trước hết là một
khả năng bẩm sinh mà ngay cả trẻ em cũng đã có sẵn.
Ở phương Tây thì giáo dục
giúp rèn luyện khả năng logic ngày càng sắc bén hơn. Còn ở Việt Nam thì hình
như ngược lại, vì người lớn không khuyến khích trẻ em hỏi, mà mắng át đi và bắt
các con chấp nhận mọi thứ bằng niềm tin không phán đoán.
Giờ chúng ta thử tưởng tượng
một em bé VN cũng nghe mẹ kể chuyện Cô Bé Lọ Lem và cũng đặt câu hỏi tương tự
như vậy. Chuyện gì sẽ xảy ra nhỉ?
Tôi nghĩ chỉ có hai khả
năng như sau:
1. Không có em bé Việt
Nam nào đặt câu hỏi như vậy cả. Vì cách dạy trẻ em của Việt Nam là áp đặt ngay
từ những ngày đầu tiên, trước khi các cháu kịp suy nghĩ.
Cha mẹ sẽ dạy cho con học
thuộc lòng câu chuyện và sẽ khen các con khi kể lại đúng chính xác từng chi tiết.
Và ngược lại sẽ sửa các con khi nghe con kể thiếu bất kỳ một chi tiết nào.
Vì vậy, trẻ em Việt Nam
có thói quen nhớ thuộc lòng chứ không quen suy luận và thắc mắc chắc vì điều
này không được khuyến khích và rèn luyện.
2. Cũng có các em thắc mắc
khi thấy có những điều không hợp lý. Nhưng khi nghe câu hỏi thì người lớn gạt
đi như một điều ngớ ngẩn, hoặc cười phá lên khi thấy câu hỏi ngộ nghĩnh, nhưng
không trả lời. Vì chính người lớn cũng không có thói quen suy luận logic mà chỉ
chấp nhận những điều đã được thế hệ trước truyền cho mình.
Chỉ cần vài lần hỏi nhưng
không được ai quan tâm trả lời như mô tả ở trên thì các em sẽ bỏ qua thói quen
đặt câu hỏi mà sẽ chấp nhận mọi điều được người lớn dạy, mặc dù có thể vẫn có
những thắc mắc trong lòng.
Well, nếu những gì tôi viết
ở trên là chính xác thì thật là đáng buồn cho thế hệ trẻ của Việt Nam quá.
Chúng ta phải làm gì để cải thiện điều này đi chứ?
***
Hai yếu tố quan trọng
trong tư duy phản biện và sáng tạo là (1) khả năng chọn lọc những thông tin nền
liên quan để đưa vào cuộc tranh luận, và (2) khả năng rút ra những kết luận có
liên quan đến một lập luận hoặc quan điểm sao cho mọi điều có mối liên hệ nhất
quán với nhau.
Dựa vào hai yếu tố trên để
xét thì hình như các cuộc tranh luận của người Việt Nam đều thiếu cả hai yếu tố.
Cho nên tranh luận với người Việt Nam chỉ thấy lòng vòng chứ không đi đến đâu.
Rút lui sớm là khôn ngoan chứ nếu cứ tranh luận một hồi thế nào cũng sẽ nhận một
đống gạch đá đầy nhà.
Có lẽ đến đây thì câu hỏi
của tôi là “tại sao người Việt thích auto chửi” không cần phải trả lời nữa, các
bạn nhỉ?
No comments:
Post a Comment