ĐÔI LỜI VỀ
NHÓM TỪ “DÂN GIÁM SÁT, DÂN THỤ HƯỞNG” TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI XIII
https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/2201045480028870
1. Khẩu hiệu “Dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được đưa ra từ thời cố TBT Trường Chinh ở Đại hội
VI năm 1986. Về sử dụng chữ nghĩa, nghe nói cố TBT Trường Chinh là người rất cẩn
thận. Về lý luận, dường như cố TBT Trường Chinh cũng là người nổi trội trong số
các TBT, ít nhất là kể từ năm 1975 đến nay. Thế mà câu khẩu hiệu của cố TBT Trường
Chinh đưa ra đang sắp bị thay đổi.
2. Số là, trong Dự thảo
Báo cáo Chính trị (Phần XII, mục 2, trang 50), Ban Dự thảo Văn kiên lại thêm cụm
từ “dân giám sát, dân thụ hưởng” vào câu của cố TBT Trường Chinh
thành “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Không biết đây là sáng kiến
của ai, mà cả gan chữa lại câu đã được cố TBT Trường Chinh phê duyệt!
3. Dân đã biết, dân đã
bàn, chính dân làm, chính dân kiểm tra – thì ‘dân giám sát’ là thừa. Đã thừa, lại
còn đặt dân ra ngoài cuộc.
4. Còn cụm từ “dân thụ hưởng”
mới thêm vào thì hoá ra từ Đại hội VI năm 1986 đến nay “Dân không được thụ hưởng”
chăng? Nếu muốn nhấn mạnh “Dân thụ hưởng” nhiều hơn thì phải chỉ ra bằng con số
và các điều luật cụ thể. Hay là tác giả cụm từ “dân thụ hưởng” có ý chỉ “dân thụ
hưởng” mà “quan không được thụ hưởng”?
5. Thêm cụm từ “dân giám
sát, dân thụ hưởng” không đưa lại được điều gì mới về lý luận, cũng chẳng đưa lại
lợi ích mới trong thực tiễn. Nó chỉ ra rằng những người soạn thảo Văn kiện rất
lúng túng về mặt lý luận, muốn có cái mới mà không thể tìm ra. Đã thế, lại làm
hỏng câu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” của cố TBT Trường Chinh.
Hơn nữa, lại vô tình gián tiếp có thể gây ra hiểu nhầm, rằng các bậc lãnh đạo
tiền nhiệm đã chưa nhìn nhận đầy đủ, và không quan tâm đến dân bằng lãnh đạo
đương thời.
Xin nhường cho các thầy
cô giáo dạy tiếng Việt phân tích. Xin nhường cho các nhà văn, các nhà phê bình,
các nhà lý luận… phản biện.
No comments:
Post a Comment