Có
3 người tiêm thử nghiệm vắcxin Nano Covax trong ngày 17/12
Vietnam+
17/12/2020 07:27 GMT+7
Trên cơ sở kết quả theo dõi đánh giá sau 72 giờ sau
tiêm vắcxin trên 3 người đầu tiên, các chuyên gia sẽ quyết định mức liều và số
người tham gia tiếp theo.
Sáng 17/12, Học
viện Quân y bắt đầu tiêm thử nghiệm mũi vắcxin COVID-19 của Việt Nam sản
xuất có tên Nano Covax
đầu tiên trên người tình nguyện. Dự kiến tiêm
thử nghiệm vắcxin đối với 3 người thuộc nhóm liều 25 mcg.
Đây là giai đoạn 1 của
chương trình thử nghiệm lâm sàng vắcxin COVID-19.
[Vắcxin
phòng COVID-19 của Việt Nam có giá khoảng 120.000 đồng mỗi liều]
Theo giáo
sư Đỗ Quyết - Giám đốc Học viện Quân y, Học viện và Công ty Nanogen đã
chuẩn bị rất kỹ cho khâu thử nghiệm lâm sàng. Trong đó, sự an toàn của các tình
nguyện viên sẽ là yếu tố được đặt lên hàng đầu.
Trên cơ sở kết quả theo
dõi đánh giá sau 72 giờ sau tiêm vắcxin trên 3 người đầu tiên này mới quyết định
mức liều và số người tham gia tiếp theo.
Thời gian nghiên cứu cho
mỗi người tham gia là khoảng 56 ngày để đánh giá mục tiêu nghiên cứu và theo
dõi đến tháng thứ 6 kể từ liều tiêm đầu tiên. Đến tháng 3/2021 sẽ thử nghiệm
giai đoạn 2 và tháng 8/2021 thử nghiệm giai đoạn 3 trên 3.000-4.000 người hoặc
mở rộng đến 10.000 người.
Giai đoạn 1 sẽ có 60 người
tình nguyện khỏe mạnh từ 18-50 tuổi tham gia và được phân ngẫu nhiên vào 3
nhóm, bao gồm nhóm 1a với 20 người dùng mức liều 25 mcg sẽ được thu tuyển đầu
tiên, tiếp theo là nhóm 1b gồm 20 người dùng mức liều 50 mcg và sau đó là nhóm
1c gồm 20 người dùng mức liều 75 mcg.
Tất cả các đối tượng tham
gia nghiên cứu giai đoạn 1 sẽ được tiêm bắp 2 mũi vắcxin, khoảng cách giữa 2
mũi tiêm là 28 ngày.
Theo đại diện Công ty
Nanogen, đơn vị này và các bên liên quan đã chuẩn bị mọi công việc liên quan tới
xử lý các biến cố không may xảy ra.
Nanogen đã làm hợp đồng với
đơn vị bảo hiểm để chi trả cho những tình huống rủi ro. Phía công ty cũng đã ký
quỹ với ngân hàng một số tiền rất lớn để chi trả cho những vấn đề mà bảo hiểm
không thanh toán được.
Lãnh đạo Công ty Nanogen
cho biết đơn vị đã dự trù khoản kinh phí khoảng 20 tỷ đồng cho những rủi ro của
tình nguyện viên thử nghiệm lâm sàng vắcxin COVID-19.
Tiến sỹ Nguyễn Ngô Quang
- Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết về nguyên
tắc với tất cả các thử nghiệm lâm sàng nói chung, để giảm bớt rủi ro, bao giờ
cơ quan quản lý cũng yêu cầu đơn vị sản xuất phải mua bảo hiểm cho các đối tượng
tham gia nghiên cứu. Trong trường hợp có biến cố ngoài mong muốn, chẳng hạn như
có liên quan đến vắcxin hoặc do nghiên cứu sẽ được bảo hiểm chi trả./.
Thùy Giang (Vietnam+)
No comments:
Post a Comment