BTV
Tiếng Dân
15/12/2020
https://baotiengdan.com/2020/12/15/ban-tin-ngay-15-12-2020/
Tin Biển Đông
Báo Thanh Niên đưa
tin: Mỹ, Singapore tập trận chung ở Biển Đông. Hôm nay, Bộ
Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (INDOPACOM) của Mỹ tiến hành cuộc tập trận
Hợp tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trên biển (CARAT) tại Biển Đông với
Singapore. Hải quân, Thủy quân lục chiến Mỹ và Singapore tham gia tập trận thường
niên ở Biển Đông và Căn cứ Hải quân Changi của Singapore từ ngày 9 đến 14/12.
INDOPACOM cho biết: “Với
hơn nửa thế kỷ quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Singapore, 2 nước tiếp tục phối hợp
chặt chẽ để duy trì khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, rộng mở, bao
quát, hòa bình và an ninh. CARAT Singapore 2020 thể hiện cam kết chung hướng đến
an ninh và ổn định hàng hải trong khu vực”.
Ngoài ra, Mỹ điều máy bay ném bom đến Biển Đông, theo báo Thế
Giới và VN. Một chiếc oanh tạc cơ B-1B Lancer của Mỹ xuất kích từ căn cứ không
quân Anderson trên đảo Guam, đi thực thi nhiệm vụ của Lực lượng biệt đội ném
bom trên Biển Đông ngày 10/12. Hôm 14/12, Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của
Mỹ cho biết, chiếc B-1B Lancer này đến Biển Đông “để tiến hành huấn luyện
vũ khí dự phòng nhằm cải thiện khả năng phối hợp với các yếu tố chỉ huy và kiểm
soát”.
Mời đọc thêm: Nhật Bản-Philippines khẳng định hợp tác chặt chẽ trong vấn đề
Biển Đông (TG&VN). – Australia và Mỹ ủng hộ các dự án khai thác dầu khí hợp pháp ở
Biển Đông (VTC). – Máy bay trinh sát không người lái Mỹ “gọi binh sĩ TQ dậy ăn
sáng” (DV). – Báo Mỹ: Ông Biden sẽ tiếp tục chính sách cứng rắn về Biển
Đông, thậm chí đa dạng hơn ông Trump (Soha).
.
Tin chính trường
Hội nghị Trung ương 14,
đã được tổ chức sớm hôm qua 14/12. Ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị, báo Tiền
Phong có bài: Nội dung ngày làm việc thứ hai của Hội nghị Trung ương 14.
BCH TƯ thảo luận về dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc
thứ 13, dự kiến tổ chức vào cuối tháng 1/2021.
VnExpress có bài: Công tác nhân sự Đại hội XIII qua các hội nghị Trung ương.
Bài báo tổng hợp các diễn biến chính của 7 lần Hội nghị TƯ, từ Hội nghị TƯ 8 hồi
đầu tháng 10/2018, đến Hội nghị TƯ 14 này. Bài báo dành khá nhiều đoạn nói về Hội
nghị TƯ 12 diễn ra hồi tháng 5/2020, trong đó Tổng – Chủ Trọng xác lập tiêu chuẩn
dành cho Ủy viên BCH TƯ khóa 13, được coi là bước để ông Trọng củng cố vây
cánh.
Dựa trên tiêu chuẩn do
chính ông Trọng tự biên và “sự chuẩn bị của Bộ Chính trị về nhân sự”,
Hội nghị TƯ 13 diễn ra từ ngày 5 đến 9/10/2020 đã tiến hành bỏ phiếu biểu quyết
nhân sự tham gia Uỷ viên chính thức và Uỷ viên dự khuyết TƯ khóa 13, Uỷ viên
UBKTTƯ khóa 13. Nhưng kết quả bỏ phiếu biểu quyết không được công khai.
VTC đặt câu hỏi: Ủy viên
nào của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đủ tuổi tái cử khóa XIII?
https://www.youtube.com/watch?v=slovmlh2tv8&feature=emb_logo
Trong bài của RFA, TS Phạm
Quý Thọ đặt câu hỏi về diễn biến sắp tới của Đại hội 13: Ai sẽ là Tổng bí thư? Theo ông Thọ,
hiện chỉ có hai người có khả năng nhất là Thường trực Ban Bí thư BCH TƯ Trần Quốc
Vượng, tuy không có thực lực nhưng lại được người quyền lực nhất trong đảng hết
lòng nâng đỡ và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, là người uy tín đang lên nhờ hoạt động
chống dịch Covid-19 ở VN và các thủ thuật “tô hồng” số liệu tăng trưởng kinh tế.
BBC đặt câu hỏi về diễn
biến chính trường Việt Nam: ‘Cân bằng Bắc – Trung – Nam’ có còn quyết định việc
chọn Tứ trụ? BBC dẫn chứng, tính từ năm 1976 đến nay, trong mô
hình “tứ trụ” VN luôn có sự cân bằng xuất xứ Bắc, Trung, Nam của các lãnh đạo,
nhằm duy trì sự đoàn kết giữa các vùng miền. Nhưng từ năm 2006, liên tiếp xuất hiện
các bộ “tứ trụ” không có sự cân bằng này.
Mời đọc thêm: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói gì về công tác nhân sự khóa
XIII? (VNF). – Ngày làm việc thứ hai Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII (BNews). – Thông cáo ngày làm việc thứ hai Hội nghị Trung ương 14 (PLTP).
– Thảo luận dự thảo báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Trung ương (VNN). – Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành ngày làm việc thứ
hai Hội nghị Trung ương 14 (NLĐ). – Thay đổi thành viên Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương (Tin
Tức). – Nhân sự Bộ Chính trị – Những nguyên tắc không thể từ bỏ:
Không quá 2 nhiệm kỳ (FB Nguyễn Ngọc Chu).
.
Ngày xử thứ 2
trong lần ra tòa thứ 4 của Đinh La Thăng
Phiên tòa xử vụ sai phạm
dự án cao tốc TP HCM – Trung Lương hôm nay tiếp tục với phần xét hỏi các bị
cáo. Báo Người Lao Động có bài: Nhiều lời khai “bất ngờ” khi xét xử ông Đinh La Thăng và đồng
phạm. Theo đó, những lời khai theo dạng chối tội, cấp dưới đổ tội cấp
trên vốn đã xuất hiện trong mấy phiên xử sai phạm PVN và PVC trước đó, cũng đã
xuất hiện trong phiên tòa lần này.
Bị cáo Phạm Văn Diệt, GĐ
điều hành Công ty Yên Khánh, khai rằng, tất cả mọi việc do ông ta làm đều theo
chỉ đạo của Đinh Ngọc Hệ, tức cựu thượng tá quân đội Út “trọc”. Còn bị cáo Nguyễn
Thị Kim Huệ, cựu kế toán Công ty Yên Khánh khai, bản thân bà không biết Đinh Ngọc
Hệ là chủ thật sự của công ty Yên Khánh, mọi việc bà làm đều theo sự phân công
từ lãnh đạo trực tiếp ở công ty.
VOV đặt câu hỏi: Ai chỉ đạo che giấu doanh thu “khủng” ở cao tốc TPHCM-Trung
Lương? Bị cáo Phạm Văn Diệt khai nhận, chủ trương gian dối, che giấu
doanh thu ở cao tốc TP HCM – Trung Lương để chiếm đoạt tiền thu phí của Nhà nước
là do Đinh Ngọc Hệ chỉ đạo. “Bị cáo Diệt trình bày ban đầu chỉ can thiệp
bằng phương pháp thủ công nhưng do doanh thu quá cao, nên sau này ông Hệ mới chỉ
đạo mua, sử dụng phần mềm của công ty Xuân Phi để che giấu doanh thu nhằm chiếm
đoạt tiền thu phí”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/12/Img1-11-1024x683.jpg
Bị cáo Đinh la
Thăng đến tòa sáng nay 15/12/2020. Ảnh: VOV
Thủ đoạn qua mặt Nhà nước
trong vụ đấu thầu thu phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương: Đinh Ngọc Hệ
chỉ đạo can thiệp phần mềm, làm giả báo cáo tài chính, theo báo Đầu Tư.
Bị cáo Nguyễn Thị Kim Huệ nói: “Ban đầu, bị cáo này không biết gì về số
liệu thu phí cao tốc TP HCM – Trung Lương cũng như phần mềm cài đặt trong máy
tính nhằm che giấu sai phạm trong quá trình thu phí. Sau một thời gian, bị cáo
mới biết về phần mềm công nghệ nói trên… Công ty Yên Khánh có hai hệ thống sổ
sách – sổ sách lưu giữ số liệu thực tế và sổ sách lưu giữ số liệu trên máy
tính”.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/12/Img2-10.jpg
Bị cáo Đinh Ngọc Hệ
đứng sau nhiều sai phạm liên quan đến vụ đấu thầu thu phí cao tốc TP.HCM – Trung
Lương. Ảnh: ĐT
VnExpress dẫn lời khai của
bị cáo Đinh Ngọc Hệ: ‘Bị cáo không nhờ vả ông Thăng’. Tại
phiên xử, khi được gọi tên, bị cáo Hệ không chờ được hỏi đã vội cho rằng, cáo
trạng truy tố mình không đúng, một số lời khai của bị cáo Vũ Thị Hoan, cháu gọi
bị cáo Hệ là cậu ruột và Phạm Văn Diệt cũng không đúng. Mấy người này trước đó
đều đổ trách nhiệm lên bị cáo Hệ.
Bị cáo Hệ nói thêm: “Bị
cáo hoàn toàn không nhờ Đinh La Thăng giới thiệu với Dương Tuấn Minh (Tổng giám
đốc Công ty Cửu Long – đơn vị quản lý cao tốc, thuộc Bộ GTVT) để đấu giá thu
phí cao tốc”. Hệ khai rằng, đã nói bị cáo Diệt tìm hiểu công ty Cửu Long để
tham gia đấu giá, yêu cầu trả đúng giá Công ty Cửu Long đăng báo là 2.004 tỷ đồng.
Số liệu lớn trong vụ xử ông Đinh La Thăng và 19 đồng phạm: Út “trọc” bị kê
biên cả nghìn tỷ, theo trang Kinh Tế Đô Thị. Tin cho biết, trong vụ án
này, cơ quan chức năng đã thu giữ nhiều tài liệu, máy móc, kê biên và phong tỏa
nhiều tài sản của các bị cáo, trong đó có Út “trọc” Đinh Ngọc Hệ. Số tài sản bị
kê biên gồm phần vốn góp, cổ phần tại các công ty, quyền sử dụng đất, tài sản
trên đất, tiền mặt…
Mời đọc thêm: Hàng trăm tỉ phí cao tốc Trung Lương bị chiếm đoạt thế nào? (PLTP).
– Nhóm Út “trọc” chiếm đoạt 725 tỷ đồng thu phí cao tốc cách
nào? (GT). – Vụ bán quyền thu phí đường cao tốc TPHCM – Trung Lương: Can
thiệp vào phần mềm quản lý của Bộ GTVT để che giấu doanh thu thực tế (SGGP).
– Lời khai người cung cấp phần mềm gian lận thu phí cao tốc
Trung Lương (Zing).
– Xét xử ông Đinh La Thăng và 19 đồng phạm: Cấp dưới đổ lỗi
cho Đinh Ngọc Hệ (VTC). – Các đồng phạm của Út ‘trọc’ khai chỉ làm theo chỉ đạo (ĐĐK).
– Xét xử ông Đinh La Thăng và 19 đồng phạm: Đinh Ngọc Hệ phủ
nhận cáo trạng của Viện Kiểm sát (GĐ). – Út “trọc” phủ nhận cáo trạng, ra sức bảo vệ ông Đinh La
Thăng (VNN). – Thất thoát hơn 725 tỉ đồng tại cao tốc TP HCM – Trung Lương:
Ai chịu trách nhiệm chính? (NLĐ).
Bê bối ở ĐH Đông
Đô
Diễn biến mới vụ ĐH Đông Đô cấp bằng giả: Thủ tướng yêu cầu khẩn trương truy
bắt Trần Khắc Hùng, VTC đưa tin. Thủ tướng Phúc giao Bộ Công an chủ
trì, phối hợp các cơ quan liên quan, khẩn trương truy bắt Trần Khắc Hùng, Chủ tịch
HĐQT kiêm Viện trưởng Viện đào tạo liên tục, ĐH Đông Đô, hiện đang bỏ trốn.
Thủ tướng cũng yêu cầu
các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ những sai phạm liên quan của các đơn vị,
cá nhân thuộc Bộ GD&ĐT trong vụ án “Giả mạo trong công tác” xảy ra tại ĐH
Đông Đô, rằng “nếu có dấu hiệu của tội phạm phải khởi tố điều tra để xử
lý nghiêm theo quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm”.
Từ chỉ thị nói trên của
Thủ tướng, Bộ Công an đang làm rõ cá nhân được Đại học Đông Đô cấp bằng giả,
theo VnExpress. Bộ Công an hiện đang mở rộng điều tra vụ án, “tiếp tục
làm rõ số cá nhân được Đại học Đông Đô cấp, sử dụng văn bằng cử nhân ngành ngôn
ngữ tiếng Anh giả và các văn bằng, chứng chỉ khác không qua tuyển sinh, đào tạo
hoặc chưa đủ điều kiện cấp bằng, để thu hồi và kiến nghị các cơ quan chức năng
xem xét xử lý”, thời hạn báo cáo Thủ tướng trong quý I/2021.
Về trách nhiệm liên đới của
Bộ GD&ĐT trong vụ một trường ĐH công khai cung cấp bằng giả, báo Pháp Luật
TP HCM có bài: Xem xét trách nhiệm Bộ GD&ĐT vụ Đại học Đông Đô cấp bằng
giả. Nghịch lý trong vụ việc: ĐH Đông Đô chưa được cấp phép đào tạo văn
bằng 2, nhưng từ năm 2015, trường này lại được Bộ GD&ĐT thông báo chỉ tiêu
tuyển sinh và cho đăng tải Đề án tuyển sinh lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ,
trong đó có cả chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy.
Hôm 6/8/2019, báo Thanh
Niên có bài: ‘Mua bằng’ của Trường đại học Đông Đô đều là ‘người có uy
tín’. Có lẽ do mấy người “có uy tín” đó tác động nên sau bài báo này, lẽ
ra cơ quan điều tra phải mạnh tay xử lý sai phạm, nhưng vụ việc ở ĐH Đông Đô lại
gần như bị quên lãng hơn một năm, mãi gần đây mới bị “khui” lại, nên kẻ chủ mưu
đã cao chạy xa bay.
Có ý kiến trên mạng xã hội
cho rằng, khả năng vụ điều tra ĐH Đông Đô không chỉ đơn thuần là điều tra bằng
giả, mục đích đằng sau là nhắm tới những người “có uy tín” mà
tới nay vẫn chưa có báo “lề đảng” nào dám công khai danh tính, dù cơ quan điều
tra thừa nhận, có 55 người đã dùng bằng giả của ĐH Đông Đô để làm luận án
tiến sĩ.
Ý kiến trên khó có thể
xác định thực hư ra sao, nhưng đúng lúc cuộc tranh đua quyền lực trước thềm Đại
hội 13 tới cao trào, khi những đối thủ trên sàn đấu giành ghế “tứ trụ” phải
tranh thủ từng phút, từng giây, thì đích thân Thủ tướng lên tiếng đốc thúc điều
tra sai phạm bằng giả, ở một đất nước mà bằng giả xuất hiện tràn lan tới mức…
ngay cả trên các trang web giải trí thông thường cũng dễ dàng tìm thấy thông
tin, địa chỉ các địa điểm cung cấp văn bằng.
Mời đọc thêm: Vụ bằng giả Trường ĐH Đông Đô: Thủ tướng yêu cầu khẩn trương
truy bắt Trần Khắc Hùng (TT). – Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương truy bắt Chủ tịch trường ĐH
Đông Đô Hùng Sara (TN). – Ðại
học Ðông Ðô cấp bằng giả: Ai đã học văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh? (TP).
Mời đọc lại: Cựu chủ tịch ĐH Đông Đô – Hùng ‘Sara’ hốt bạc trên sàn chứng
khoán như thế nào? (TP).
.
Tin nước Mỹ
Bầu cử Mỹ: Cử tri đoàn chính thức xác nhận chiến thắng của
ông Joe Biden, VOA đưa tin. Chiều 14/12, bang California, bang đông dân
nhất nước Mỹ, đã chính thức bỏ 55 phiếu Cử tri đoàn cho ông Joe Biden, giúp ông
vượt qua ngưỡng 270 phiếu cử tri đoàn cần thiết để chiến thắng, một chiến thắng
không thể bị đảo ngược bởi bất cứ lý do gì.
Ông Biden dự kiến sẽ nhậm
chức vào ngày 20/1 năm sau cùng với phó tướng của ông là bà Kamala
Harris. “Sau khi nhậm chức, ông Biden phải đối mặt với các nhiệm vụ cam
go như chống đại dịch COVID, vực dậy kinh tế Mỹ và gầy dựng lại các mối quan hệ
giữa Hoa Kỳ với các đồng minh vốn đã phai nhạt bởi chính sách ‘Nước Mỹ trên hết’
của ông Trump”.
Trong bài phát biểu sau
khi chiến thắng được xác nhận, ông Joe Biden
nói ‘đã đến lúc sang trang’ sau khi được xác nhận đắc cử, BBC đưa tin.
Ông Biden đề cập đến những chiêu trò của ông Trump nhằm thách thức kết quả, những
tuyên bố gian lận không có cơ sở, đồng thời ca ngợi “những nam giới và
phụ nữ bình thường” đã không để bị chèn ép: “Ngọn lửa dân chủ
đã được thắp lên ở quốc gia này từ rất lâu rồi. Và chúng ta biết rằng không có
gì, kể cả đại dịch hay lạm dụng quyền lực có thể dập tắt ngọn lửa đó”.
Cũng trong bài diễn văn,
ông Biden nhắc đến vụ những những người ủng hộ cuồng nhiệt của ông Trump đã đe
dọa, quấy rối các quan chức bầu cử. Ông Biden gọi những vụ đe dọa đó là “vô
lương tâm” và nói: “Tôi chân thành hy vọng rằng chúng ta sẽ không bao
giờ thấy bất kỳ ai bị đe dọa và áp bức như chúng ta đã thấy trong cuộc bầu cử
này”.
CNN có clip: Xem lại
toàn bộ bài diễn thuyết trước quốc gia của ông Biden sau khi Đại Cử tri đoàn
tái xác nhận chiến thắng của ông.
https://www.youtube.com/watch?v=x8JYiNFmThI&feature=emb_logo
“Phòng tuyến” xung quanh
ông Trump cũng bắt đầu tan vỡ: Các nghị sĩ Cộng hòa lần đầu công nhận ông Biden là tổng thống
đắc cử, Zing dẫn tin từ Financial Times. Một số thượng nghị sĩ Cộng hòa
vốn là đồng minh của ông Trump, như: Lindsey Graham (bang South Carolina), John
Cornyn (bang Texas) và Chuck Grassley (bang Iowa) lần đầu tiên thừa nhận ông
Biden là tổng thống đắc cử. Còn lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, nghị sĩ
Mitch McConnell vẫn im lặng trong suốt ngày 14/12.
Sau khi cử tri đoàn xác
nhận ông Biden thắng cử, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ từ chức, VOA đưa tin. Bộ trưởng
Tư pháp Mỹ William Barr hôm qua thông báo sẽ rời ghế bộ trưởng ngày 23/12. Bộ
trưởng Barr là đồng minh trung thành của ông Trump, nhưng trước đó ông nói rằng,
không tìm thấy chứng cứ về gian lận bầu cử. Ông Trump tức giận với phát biểu
này, khi được hỏi về ý định sa thải ông Barr, ông Trump nói rằng, chờ vài tuần
nữa sẽ biết. Hôm nay ông Barr gửi thư thông báo từ chức.
Mời đọc thêm: Ông Biden vượt mốc 270 phiếu đại cử tri, khẳng định chiến thắng
bầu cử (Zing). – Bầu cử Tổng thống Mỹ: Chiến thắng khó đảo ngược của ông Joe
Biden (TTXVN). – Cử tri đoàn Mỹ xác nhận chiến thắng của Biden trước Trump (VTC).
– Đại cử tri đoàn chính thức xác nhận ông Biden đắc cử Tổng thống
Mỹ (VnEconomy).
– Ông
Biden chỉ trích ông Trump sau khi cử tri đoàn xác nhận chiến thắng (TP).
– Cuộc bỏ phiếu khiến Trump ‘thêm một lần đau’ (VNE).
– Nước Mỹ mệt mỏi với ‘sự cố chấp’ của Tổng thống Trump (VTC).
– Xem cảnh đại cử tri đoàn Mỹ đi bỏ phiếu bầu Tổng thống (HT).
***
Thêm một số tin: Tàu Cát Linh – Hà Đông chạy thử: Tư vấn Pháp lưu ý tổng thầu
Trung Quốc (TP). – Chủ tọa bắt tay bị cáo sau phiên tòa nói lên điều gì? (RFA).
– Ai cung cấp súng cho Tuấn ‘Khỉ’ bắn chết 5 người? (Zing).
– Thế giới đã thay đổi thế nào sau một năm vật lộn với
COVID-19 (TTXVN). – Virus corona chủng mới tiến hoá thế nào? (VOA).
– 1 thập kỷ của thế giới gói gọn trong 60 bức ảnh đắt giá nhất:
Hiếm hoi khoảnh khắc vui tươi lạc lõng giữa những biến động đau thương (Kênh
14).
No comments:
Post a Comment