Giải
tán Đảng Cộng Hòa, tại sao không?
Joaquin
Nguyễn Hòa
15/12/2020
https://baotiengdan.com/2020/12/15/giai-tan-dang-cong-hoa-tai-sao-khong/
Đảng Cộng Hòa chia
rẽ
Hôm thứ Bảy 12/12/2020,
trong các cuộc biểu tình ủng hộ tổng thống Trump, người ta thấy xuất hiện lời
kêu gọi “Dẹp đảng Cộng hòa” (Destroy the GOP). Nick Fuentes, một
nhân vật cực hữu nói chuyện với đám đông ủng hộ ông Trump, khiến họ hô vang: “Dẹp đảng Cộng hòa” trong clip dưới đây:
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2020/12/Destroy-the-GOP.mp4?_=1
Ngày thứ Hai 14/12/2020,
ông Paul Mitchell, dân biểu liên bang của đảng Cộng hòa từ Michigan, đã tuyên bố từ bỏ đảng Cộng hòa vì ông cho rằng đảng
này đã đi ngược lại mục tiêu của các nhà lập quốc, cũng như để ứng cử viên
Donald Trump tấn công hệ thống bầu cử Mỹ.
Hai diễn biến thú vị kể
trên xảy ra hầu như cùng lúc, dường như giống nhau nhưng lại khác nhau về
nguyên nhân.
Những người biểu tình là
những người “trung kiên” của tổng thống Trump, họ đã bỏ phiếu ít nhất hai lần hồi
năm 2016 và 2020, cho ông Trump và đảng Cộng hòa. Họ bực dọc vì nghĩ rằng, đảng
Cộng hòa không ủng hộ ông Trump để ông ta có được nhiệm kỳ thứ hai, bằng cách
phủ nhận chiến thắng của ông Joe Biden.
Một số Thượng nghị sĩ đảng
Cộng hòa như ông Mitt Romney đã lên tiếng chỉ trích cả hành động không chịu
thua cuộc của ông Trump là phi dân chủ. Ông William Barr, Bộ trưởng Tư pháp, một
nhân vật Cộng hòa lâu năm, một đồng minh của ông Trump, lại lên tiếng nói rằng,
cuộc bầu cử không có gian lận như cáo buộc của ông Trump và cử tri “trung kiên”
của ông.
Các vị thẩm phán, từ tòa
thấp cho đến Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, do các tổng thống Cộng hòa (trong đó có
ông Trump) bổ nhiệm, lại vứt bỏ hơn 50 đơn kiện của phe ông Trump.
Cuộc bầu cử 2020 được các viên chức có trách nhiệm
của chính quyền ông Trump tuyên bố, là cuộc bầu cử an toàn nhất từ trước đến
nay.
Nhưng lại có đến hơn 100
dân biểu thuộc đảng Cộng hòa, cộng với 18 vị Bộ trưởng Tư pháp ở các bang ông
Trump và đảng Cộng hòa thắng, lên tiếng ủng hộ ông Trump. Và đây là lý do mà
ông Paul Michell bỏ đảng, vì họ phản lại nền dân chủ lâu đời của xã hội dân sự
Mỹ.
Đó cũng là cáo buộc của
báo Atlantic và một số tờ báo khác sau khi xảy ra vụ hơn 100 nghị sĩ nói trên ở
hạ viện ủng hộ ông Trump, rằng đảng Cộng hòa đang chống lại nền dân chủ.
***
Sự chia rẽ bên trong đảng
Cộng hòa cũng thể hiện rõ trong giai đoạn vận động tranh cử trước ngày bầu cử
3/11/2020, với sự thành lập của nhóm Lincoln Project, bao gồm rất nhiều đảng
viên Cộng hòa chống lại ông Trump, ủng hộ ông Biden.
Trong suốt bốn năm cầm
quyền của ông Trump, có nhiều quan điểm cho rằng số đông các chính trị gia Cộng
hòa, đôi khi không hài lòng với tổng thống, nhưng không dám chống lại vì sợ mất
lòng nhóm cử tri “trung kiên” của ông. Có những quan điểm cho rằng, thật sự đảng Cộng hòa đã biến
thành Đảng Trump.
Có thể nói không ngoa rằng,
đảng Cộng hòa đang gặp khủng hoảng.
Đảng Dân chủ cũng chia rẽ
Tuy nhiên Đảng Dân chủ hiện
nay cũng không phải là một khối thống nhất. Người ta thấy nhánh cấp tiến yêu cầu
thúc đẩy cải cách xã hội mạnh mẽ hơn, kiểm soát các tập đoàn kinh tế chặt chẽ
hơn như các dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez, Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren…
Nhưng bên cạnh đó là nhóm
trung dung như tổng thống và phó tổng thống tân cử Joe Biden và Kamala Harris.
Hai nhóm này cũng đang
tranh cãi nhau về việc chọn lựa các nhân vật trong nội các mới.
Cử tri trẻ tuổi của đảng
Dân chủ ủng hộ nhóm cấp tiến và họ đã từng ở nhà không đi bầu vào năm 2016, vì
không ủng hộ ứng cử viên Hilary Clinton, góp phần dẫn đến việc thắng cử của
Donald Trump bốn năm trước.
Nước Mỹ lập quốc không có đảng
phái
Đi ngược dòng lịch sử Hoa
Kỳ, có thể thấy rằng, các vị đặt nền móng cho nền dân chủ Mỹ từng chủ trương
không có đảng phái vì họ sợ rằng sự tranh đoạt đảng phái sẽ gây chia rẽ. Nhưng
với sự cạnh tranh chính trị công khai của một xã hội dân chủ và minh bạch, sự
xuất hiện đảng phái là không thể tránh khỏi.
Nhưng các đảng phái tại Mỹ
là không bất biến, có những đảng đã biến mất như đảng Whig, có những quan điểm
xoay ngược chiều, có những thành phần ủng hộ thay đổi từ đảng này qua đảng kia,
chẳng hạn như đảng Dân chủ vốn là đảng của những người da trắng làm nông nghiệp
ở các bang miền Nam, hiện nay lại rất mạnh ở các vùng đô thị lớn.
Bản thân ông Donald Trump cũng đã thay đổi đảng tịch năm lần bảy lượt.
Năm 1987 ông ghi tên đảng Cộng hòa; năm 1999 ông tham gia Đảng Cải cách (Reform
Party); năm 2001 ông ghi tên theo Đảng Dân chủ; năm 2009 ông trở về với đảng Cộng
hòa; năm 2011 ông ghi danh cử tri độc lập; rồi năm 2012 lại trở về với đảng Cộng
hòa.
Mô hình lưỡng đảng có phải nhiều
khiếm khuyết?
Ít nhất từ đầu thế kỷ 20
đến nay, mô hình lưỡng đảng thống trị chính trị Mỹ, với bộ máy vận động sau
lưng nhiều tiền lắm của, mà chúng ta thấy lộ ra trong những năm bầu cử. Bộ máy
khổng lồ này làm cho các đảng nhỏ khó có cơ hội ngoi lên, hay các ứng cử viên độc
lập cũng rất vất vả khi muốn tranh cử, chẳng hạn như thượng nghị sĩ Bernie
Sanders mệnh danh là nghị sĩ độc lập, nhưng khi ra tranh cử ông cũng phải dựa
vào bộ máy của Đảng Dân chủ.
Hậu quả là, cử tri Mỹ
không có nhiều lựa chọn, dẫn đến cả một tâm lý đảng phái vô thức. Tình trạng
này càng làm cho sự phân cực có vẻ trầm trọng hơn giữa vùng đô thị và nông
thôn, giữa các bang ở bờ biển và các bang sâu trong lục địa, giữa toàn cầu hóa
và co cụm, giữa những ý tưởng bảo thủ và cấp tiến…
Đã có những quan điểm cho
rằng, với mô hình đa đảng hơn nữa, tức là phải có ít nhất ba đảng mạnh tương
đương nhau, với các liên minh chính trị sau kết quả bầu cử, sự chia rẽ của xã hội
Mỹ sẽ dễ dàng được hàn gắn hơn.
Đảng Cải cách của tỷ phú
Ross Perot đã từng nhận được gần 20 triệu phiếu bầu, chiếm gần 19% phiếu phổ
thông vào năm 1992, với tư cách là một đảng thứ ba, nhưng không đạt được một
phiếu đại cử tri nào.
Liệu đảng Cộng hòa có khả
năng bị giải tán sau sự ra đi của ông Trump? Hình thành nên đảng Cộng hòa và “Đảng
Trump”?
Sự khác biệt nội bộ Đảng
Dân chủ có làm đảng này tách ra làm hai, đại diện cho hai nhóm cấp tiến và
trung dung?
No comments:
Post a Comment