Wednesday, 27 January 2021

TRIỂN VỌNG VỀ NƯỚC MỸ CÓ VẺ ẢM ĐẠM, NHƯNG ĐIỀU ĐÓ CÓ THỂ THAY ĐỔI NHANH (Economist)

 


Triển vọng về nước Mỹ có vẻ ảm đạm, nhưng điều đó có thể thay đổi nhanh

Economist

Thụy Mân, chuyển ngữ

27/01/2021

https://baotiengdan.com/2021/01/27/trien-vong-ve-nuoc-my-co-ve-am-dam-nhung-dieu-do-co-the-thay-doi-nhanh/

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/01/1-131-1024x576.jpg

Ảnh minh họa. Nguồn: Benedetto Cristofani/ Economist

 

Mong đợi gì từ một nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden

 

Joe Biden đã mơ ước vào được White House ít nhất là từ năm 1987, khi ông lần đầu tiên tranh cử tổng thống. Những giấc mơ đó hẳn đã khác xa với thực tế trong tuần này. Số người Mỹ tử vong chính thức do covid-19 đã vượt qua 400.000 người. Vào cuối 100 ngày đầu tiên của ông ta, nó có thể sẽ vượt qua con số 500.000. Hàng triệu người Mỹ đã mất việc làm.

 

Thay vì quan sát chiến thắng của nền dân chủ ở Đông Âu từ Oval Office, như người chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 1988 đã có được, ông Biden phải đối mặt với một sự suy tàn của nền dân chủ chính trên quê hương ông. Đó không phải là một khởi đầu thuận lợi. Tuy nhiên, trong vài tháng tới, không như hiện giờ, tầm nhìn từ White House có thể sẽ được cải thiện một cách đáng kể.

 

Làm lành đất nước được bắt đầu bằng việc kiểm soát virus. Tiêm chủng cho người dân sẽ là một hoạt động quan trọng nhằm kiểm tra khả năng hợp tác của các cơ quan hành chính liên bang, tiểu bang và địa phương. Một chiến dịch khéo léo thuộc kiểu mà chính phủ liên bang đạo diễn nhằm loại trừ bệnh bại liệt sẽ cứu sống nhiều người.

 

Tuy nhiên, ngay cả một chương trình tiêm chủng chưa hoàn hảo cũng sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn khi mùa xuân chuyển sang mùa hè. Thời tiết ấm hơn và do vậy người ta sẽ ở ngoài trời lâu hơn cũng sẽ có ích. Covid-19 đã lây lan theo cấp số nhân. Nhưng khi mà mỗi người không còn lây nhiễm cho hơn một người khác, Covid-19 cũng sẽ biến đi nhanh y như thế.

 

Điều này sẽ giúp phục hồi kinh tế của Mỹ. Mặc dù thị trường lao động cũng suy sụp như khi ông Biden tuyên thệ nhậm chức phó tổng thống của Barack Obama trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, nhưng sự suy thoái này khác rất nhiều.

 

Thu nhập khả dụng có thể tăng với tốc độ nhanh nhất trong hai thập niên vào năm 2020, một biện pháp với mức độ kích thích khổng lồ được chính phủ liên bang bơm vào nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng có vẻ yên ổn. Và nỗi tổn thất kinh tế không lan rộng trên toàn xã hội, mà chỉ tập trung ở những người lao động trong các doanh nghiệp phụ thuộc vào việc không thể phục vụ được nhiều người trong một không gian hạn chế. Nhiều người trong số họ sẽ nhận ra các công việc làm ăn của họ trở lại đông khách sau một năm ngủ đông.

 

Tận dụng cách chính phủ liên bang có thể vay hầu như không tốn phí, nhóm của ông Biden đang thực hiện một biện pháp kích thích tài chính với giá trị 1.900 tỷ đô la khác, nâng tổng hỗ trợ ngân sách kể từ khi đại dịch xảy ra lên 27% GPD so với trước khủng hoảng.

 

Ông có thể không được Thượng viện chấp thuận, cũng như không chắc nền kinh tế cần tất cả những điều đó. Nhưng ngay cả một phiên bản rút gọn của việc ông Biden cho mở đấu thầu — nhiều tiền hơn để phân phối vắc-xin, mở rộng bảo hiểm thất nghiệp và mở rộng miễn trừ thuế cho gia đình có con nhỏ — cũng sẽ có ảnh hưởng lớn. Chỉ riêng sự thay đổi về mặt thuế này đã có thể giảm một nửa tình trạng nghèo ở cho gia đình có con trẻ.

 

Còn đối với cuộc khủng hoảng chính trị đã đòi hỏi sự có mặt của 25.000 quân ở DC tại lễ nhậm chức của ông Biden, nguyên nhân của nó sẽ không sớm mờ nhạt. Đảng Cộng hòa được tổ chức dựa trên nguyên tắc trung thành với một con người không trung thành với bất cứ thứ gì, trừ bản thân ông ta, sự dung túng các tổ chức nguy hiểm của các phe phái phân biệt chủng tộc và sự gia tăng của các sự kiện tương ứng, tất cả đều đã tồn tại qua nhiều thập niên.

 

Nhưng FBI đang theo dõi các mối đe dọa từ các tổ chức khủng bố trong nước. Cựu tổng thống chỉ là một công dân có thể tái tranh cử vào năm 2024, giả sử Quốc hội không cấm ông làm như vậy sau phiên tòa luận tội ông. Và ông Biden tại lễ nhậm chức của mình đã tuyên bố rõ ràng, ủng hộ pháp quyền và bình đẳng chủng tộc – điều mà tại những thời điểm khác, có thể nghe giống như những lời sáo mòn.

 

Điều này sẽ giúp hạ nhiệt độ chính trị Mỹ, từ đó có thể mở ra những khả năng khác. Bằng sự làm việc với các đảng viên Cộng hòa, những người có thiện chí muốn Quốc hội hoàn thành công việc, ông Biden có thể vẫn chưa thể thông qua dự luật cơ sở hạ tầng và sách lược đối phó với biến đổi khí hậu, cũng như kế hoạch cho Covid-19 của ông.

 

Trên lý thuyết, nền dân chủ liên quan đến việc giải quyết các vấn đề thông qua thỏa hiệp và chế ngự xung đột trong các cuộc bầu cử. Với một tổng thống có khuynh hướng xây dựng một liên minh giữa hai đảng, một chút tinh thần đó có thể sẽ quay trở lại Washington. Các cử tri thậm chí có thể sẽ thích hơn là một cuộc chiến đảng phái triền miên.

 

Đó là điều cần phải xảy ra. Nước Mỹ phải đối mặt với những thách thức đòi hỏi chính phủ phải giúp đỡ hoàn thành chứ không phải chỉ tìm cách lẩn trốn. Mỹ đã không làm được việc khi cho các trường học mở cửa trong năm qua nếu so sánh với bất kỳ quốc gia giàu có nào khác. Số lượng học sinh ghi danh theo học giảm, cho thấy nhiều em đã bỏ học. Tỷ lệ tử vong cao hơn trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha là một lời nhắc nhở rằng sức khỏe có liên quan đến vấn đề chủng tộc.

 

Bốn năm của Donald Trump đã bào mòn các thể chế và làm suy yếu ràng buộc về các hành vi bất lương. Rời White House với việc ân xá cho một bác sĩ bị kết tội trục lợi từ việc thực hiện điều trị mắt không cần thiết cho hàng trăm bệnh nhân cao tuổi. Ông Trump đã hủy bỏ lệnh điều hành của chính mình, điều mà lẽ ra, các quan chức trong chính quyền của ông sẽ phải ngừng hoạt động theo kiểu những người vận động hành lang.

 

Bốn năm qua cũng đã tạo ra một vấn đề cho nước Mỹ về đối ngoại. Trong thâm tâm của các nhà lãnh đạo nước ngoài, họ biết rằng các quyền lực đưa ông Trump lên nhậm chức có thể trở lại với một tổng thống tương lai, vì vậy bất kỳ thỏa thuận nào mà các nhà ngoại giao Mỹ đưa ra đều có vẻ là những mạo hiểm tạm thời.

 

Chính sách đối ngoại của ông Biden cũng sẽ đòi hỏi một loạt các đánh đổi khó lường. Chính phủ của ông cần sự hợp tác của chính phủ Nga để ký gia hạn Hiệp ước Khởi đầu mới về vũ khí hạt nhân, hiệp ước này sẽ hết hiệu lực vào ngày 5 tháng 2. Tuy nhiên, chính chính phủ đó vừa mới bắt giam chính trị gia đối lập nổi tiếng nhất, ông Alexei Navalny, sau lần mưu toan giết ông ta trước đó.

 

Chính phủ ông Biden cũng cần sự hợp tác của Trung Quốc về biến đổi khí hậu, ngay cả khi Trung Quốc đang tham gia vào điều mà chính quyền sắp mãn nhiệm vừa dán nhãn là “diệt chủng” chống lại người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

 

Những góc khó khăn trong Văn Phòng Tổng thống:

 

Rất nhiều sai lầm có thể xảy ra. Các thành viên đảng Cộng hòa ở Thượng viện có thể phản đối mọi thứ mà ông Biden đề xuất, đơn giản chỉ vì ông là đảng viên Dân chủ. Những người quá khuynh tả chính trong đảng của ông có thể trở nên bất đồng vì các nỗ lực của ông để có được các thỏa thuận với đảng Cộng hòa. Chính trị đã trở nên đơn giản trong chính quyền Trump, vốn thường bị chi phối bởi sự khích động các cuộc đấu đá đảng phái hơn là giải quyết các vấn đề của nước Mỹ. Đi vào thực tế khó hơn nhiều — đặc biệt là khi bạn là người phải chống chọi với nó.

 

Để có cơ hội thành công tốt nhất, ông Biden nên giữ phong cách bình dân và giữ vị trí ở giữa như thế, mà điều này rất phù hợp với thời điểm hiện tại. Các đồng minh phương Tây nên kiên nhẫn và không mong đợi một sự chuyển biến thần kỳ sẽ xảy ra qua đêm. Việc trao trả quyền hạn cho White House sẽ chỉ là bước đầu tiên cho một hành trình dài, nhưng nó là bước cần thiết cho sự đổi mới của đất nước.

 

 

 

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats