Những
việc làm trong ngày đầu tiên của tổng thống Biden
Joaquin
Nguyễn Hòa
21/01/2021
https://baotiengdan.com/2021/01/21/nhung-viec-lam-trong-ngay-dau-tien-cua-tong-thong-biden/
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/01/1-92.jpg
Tổng thống Biden ký
các sắc lệnh trong ngày làm việc đầu tiên. Nguồn: CNBC
Khoảng 12 giờ trưa thứ
Tư, ngày 20/1/2021, giờ miền Đông Hoa Kỳ, ông Joseph Biden tuyên thệ, chính thức
trở thành tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. Trước đó ít phút bà Kamala Harris cũng
đã tuyên thệ trở thành phó tổng thống. Bà là nữ phó tổng thống đầu tiên và cũng
là phó tổng thống đầu tiên người da đen và châu Á (Ấn Độ).
Sau đó vài giờ, bà Harris
làm lễ tuyên thệ cho ba thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ: mục sư Raphael
Warnock và ông Jon Ossoff từ bang Georgia, cùng ông Alex Padilla từ California.
Ông Padilla là người thay thế bà Harris, trước khi thắng cử, bà Harris là TNS đại
diện tiểu bang California.
TNS Padilla là người gốc
Latin đầu tiên từ bang California. Thượng nghị sĩ (TNS) Warnock là người da đen
đầu tiên từ Georgia, còn TNS Ossoff là người gốc Do Thái đầu tiên từ các bang
miền Nam. Suốt 30 năm qua, kể từ năm 2000, bang Georgia mới có thượng nghị sĩ của
Dân chủ, là hai TNS Warnock và Ossoff, mà một số người cho rằng, nhờ Trump
“giúp” đảng Dân chủ.
Với ba vị TNS mới tuyên
thệ, Đảng Dân chủ nắm đa số ở Thượng viện, dù tỉ lệ Dân chủ / Cộng hòa là 50 /
50, nhưng khi bỏ phiếu một vấn đề nào đó, nếu số hai đảng bằng nhau thì phó tổng
thống Harris với vai trò Chủ tịch Thượng viện sẽ bỏ thêm một phiếu cho đảng Dân
chủ.
Như vậy đảng Dân chủ nắm
nhánh hành pháp là Nhà Trắng và cả lập pháp gồm lưỡng viện quốc hội. Việc này sẽ
tạo điều kiện dễ dàng cho ông Biden bổ nhiệm các viên chức nội các cũng như
quan tòa các cấp.
Người ta dự đoán là ông sẽ
bổ nhiệm những người có khuynh hướng cấp tiến để làm hài lòng cánh cấp tiến, đã
góp phần rất lớn cho chiến thắng của liên danh Biden/ Harris vừa qua, chẳng hạn
như vào hôm trước lễ nhậm chức, ông Biden bổ nhiệm ông Rohit Chopra đứng đầu cơ
quan bảo vệ người tiêu dùng.
Ông Chopra là một nhân vật
thân cận với TNS Elizabeth Warren, là người có quan điểm rất cấp tiến, muốn kiểm
soát các tập đoàn kinh tế lớn, không để họ lấn lướt người tiêu dùng.
Tuy nhiên những nhân vật
trong nội các của ông Biden vẫn hãy còn chờ Thượng viện thông qua.
Việc ông Biden làm ngay
trong buổi chiều sau lễ nhậm chức là, ký 15 sắc lệnh hành pháp. Số sắc lệnh
hành pháp này là nhiều nhất so với bất cứ tổng thống Mỹ tiền nhiệm nào trong mấy
chục năm qua. Ông Biden nói rằng, hiện nay đại dịch Covid-19 đang hoành hành,
kinh tế đang đổ vỡ, phải thực hiện ngay các biện pháp nhanh chóng nhất.
Đa số các sắc lệnh hành
pháp ông Biden ký trong ngày đầu tiên là để lật ngược những chính sách của cựu
tổng thống Trump, được cho là mối nguy đối với môi trường, khoa học và chống di
dân.
Nội dung các sắc lệnh
hành pháp của ông Biden ký trong ngày 20/1/2021 lần lượt như sau:
Bắt buộc mang khẩu trang
để chống dịch Covid-19 đối các nhân viên làm việc cho các cơ quan liên bang
trong 100 ngày. Việc mang khẩu trang là bắt buộc trên đất của liên bang, trong
các tòa nhà liên bang.
Một bộ phận chống dịch được
thành lập trong tòa Bạch Ốc do ông Jeffrey Zients cầm đầu, điều phối các hoạt động
chống dịch và báo cáo trực tiếp với tổng thống. Số người Mỹ chết vì Covid-19,
tính đến hôm nay, đã vượt qua con số 400 ngàn người.
Các nỗ lực của ông Biden
ngay lập tức cũng nhắm tới việc thuyết phục Quốc hội thông qua gói cứu trợ trực
tiếp cho dân chúng trong đại dịch, trị giá 1,9 ngàn tỷ dollar.
Nợ sinh viên cũng sẽ được
trì hoãn ít nhất đến tháng 3/2021, không trả lãi các khoản vay nhà nước ít nhất
đến tháng 9/2021.
Mỹ gia nhập trở lại Tổ chức
Y tế thế giới. Ngày 21/1/2021, bác sĩ Anthony Fauci sẽ dẫn đầu đoàn Hoa Kỳ lên
tiếng với WHO về việc đó. Bác sĩ Fauci là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm
làm, là cố vấn cho tất cả các tổng thống, kể từ thời chính quyền Reagan cho đến
nay.
Mỹ cũng sẽ trở lại với thỏa
thuận Paris về chống biến đổi khí hậu toàn cầu mà ông Trump đã rút ra hồi năm
2017. Ba mươi ngày nữa, Mỹ sẽ chính thức trở lại thỏa thuận này.
Chính phủ xem xét lại các
dự án cho thuê đất để khoan dầu ở vùng Bắc cực thuộc bang Alaska vì các dự án
này làm tổn hại thiên nhiên hoang dã ở đó. Dự án đường dẫn dầu khổng lồ
Keystone XL đưa dầu thô từ Canada đến vùng vịnh Houston cũng sẽ bị rút giấy
phép.
Ông Biden đảo ngược quyết
định của Trump, cấm công dân các nước Hồi giáo nhập cảnh Mỹ. Ông Biden chính thức
kêu gọi Quốc hội ra một lộ trình nhập tịch Hoa Kỳ cho 11 triệu di dân thiếu giấy
tờ hợp lệ, sống ở Mỹ đã lâu.
Kế hoạch trục xuất những
người tị nạn gốc Liberia của ông Trump cũng bị dừng lại.
Bức tường biên giới với
Mexico bị dừng ngay lập tức. Bức tường này là chính sách cốt lõi của ông Trump
từ khi ông ra tranh cử, nhưng trong suốt bốn năm qua, do bị chống đối từ nhiều
phía, nên kế hoạch không thực hiện được bao nhiêu.
Ông Biden cũng ra lệnh
cho Văn phòng ngân sách Nhà Trắng phân phối tiền bạc và nguồn lực nhiều hơn nữa
cho các cộng đồng thiểu số để giải quyết sự bất bình đẳng xã hội ở Mỹ.
Bất bình đẳng này thể hiện
rõ trong trận đại dịch suốt một năm qua với các khu vực người thiểu số bị
Covid-19 tấn công nặng nề hơn so với các khu vực người da trắng.
Tổng hợp từ NPR, Wall Street Journal.
No comments:
Post a Comment