NATO
chuẩn bị cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên với Joe Biden
Thụy
My -
RFI
Đăng
ngày: 27/01/2021 - 13:42
Tổng thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg hôm qua
26/01/2021 loan báo đã điện đàm với tổng thống Mỹ Joe Biden để chuẩn bị cho hội
nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, và điểm lại những
thách thức phải giải quyết.
https://s.rfi.fr/media/display/2003058a-6091-11eb-a1da-005056bf87d6/w:900/p:16x9/AP350203457838.webp
Ảnh tư liệu: Ông
Joe Biden (P) trên cương vị phó tổng thống Hoa Kỳ, gặp tổng thư ký NATO Jens
Stoltenberg tại Hội nghị An ninh Munich, Đức, ngày 07/02/2015. AP -
Matthias Schrader
Ông Stoltenberg cho biết
đã chúc mừng ông Biden nhậm chức tổng thống Mỹ, cho rằng đây là một chương mới
đối với liên minh. Tổng thư ký NATO hoan nghênh tổng thống Mỹ chú trọng đến việc
tái thiết NATO, để có thể vượt qua những thử thách và không quốc gia thành viên
nào có thể đơn độc đối phó được.
Lãnh đạo NATO nói thêm,
cuộc họp thượng đỉnh sắp tới của khối này sẽ diễn ra tại Bruxelles trong năm
này, và thời điểm tổ chức tùy thuộc vào kết quả chống đại dịch Covid tại châu
Âu. Ông hy vọng các nhà lãnh đạo sẽ có những quyết định để giúp NATO càng mạnh
mẽ hơn, thích ứng được trước những đe dọa mới và những thách thức của thế kỷ
21.
Từ nhiều tháng qua, tổng
thư ký NATO đã bày tỏ ý định xem xét lại « quan điểm chiến lược » của
liên minh. Theo ông, từ khi quan điểm này được thông qua năm 2010, « đã
đến lúc phải coi lại vì môi trường an ninh đã thay đổi về căn bản ».
Còn Nhà Trắng cho biết, tổng
thống Joe Biden trong cuộc điện đàm với người đứng đầu NATO đã tái khẳng định sự
cam kết của Hoa Kỳ về khả năng phòng thủ chung.
***
Tân
chính quyền Biden sẽ « tham vấn các đồng minh » để có chiến lược với Bắc Kinh
Trọng
Thành -
RFI
Đăng
ngày: 26/01/2021 - 12:12
Chính quyền Trung Quốc là mối đe dọa, nhưng cần có
sự « kiên nhẫn chiến lược », đó là thông điệp chủ đạo của tân chính
quyền Mỹ. Trong phát biểu hôm qua, 25/01/2021, phát ngôn viên của Nhà Trắng nhấn
mạnh tân chính phủ sẽ tham vấn các đồng minh để có chiến lược « hiệu quả
hơn ».
Phát ngôn viên Nhà
Trắng Jen Psaki trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày
25/01/2021. REUTERS - KEVIN LAMARQUE
Trong cuộc họp báo tại
Nhà Trắng, trước hết, người phát ngôn của phủ tổng thống, bà Jen Psaki, khẳng định Trung
Quốc là một thách thức toàn diện đối với nước Mỹ : « Điều mà chúng ta thấy
trong những năm vừa qua, đó là chính quyền Trung Quốc ngày càng trở nên độc tài
trên chính đất nước của họ, trở nên quyết đoán hơn ở bên ngoài. Kể từ giờ, Bắc
Kinh thách thức nền an ninh, sự thịnh vượng, các giá trị của chúng ta đến mức
mà chúng ta cần phải có một tiếp cận mới ». Để có được một
tiếp cận mới, tân chính quyền Biden đề xuất « một sự kiên nhẫn chiến lược
nhất định », và cho biết sẽ tham vấn Quốc Hội và các đồng minh trong
những tuần tới để có chính sách phù hợp.
Trả lời câu hỏi của phóng
viên về việc tân chính quyền Mỹ có kế hoạch duy trì các giới hạn được áp đặt hiện
nay đối với tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi hay không, phát ngôn viên Nhà Trắng nhấn
mạnh chính quyền Biden sẽ có một « chính sách tự vệ hiệu quả
hơn », để buộc Trung Quốc « phải trả giá về những hành động bất
chính, bất hợp pháp, để bảo đảm là các công nghệ của Mỹ không góp phần làm tăng
cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc ».
Hãng tin Mỹ Bloomberg ghi
nhận phát biểu trên để ngỏ khả năng là tân chính quyền Joe Biden có thể điều chỉnh
lại đường lối quá cứng rắn dưới thời tổng thống tiền nhiệm Donald Trump. Tiếp
theo một loạt chính sách đoạn tuyệt với chính quyền tiền nhiệm, trong loạt 17 sắc
lệnh được đưa ra ngay trong ngày đầu nhậm chức, tân chính quyền Biden tỏ rõ dấu
hiệu muốn đưa ra một chiến lược mới với Bắc Kinh, rất khác với chính quyền
Donald Trump.
***
Mỹ-Nga : Biden và Putin nhất trí triển hạn hiệp ước New
Start
Thu
Hằng -
RFI
Đăng ngày: 27/01/2021
- 12:03
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 26/01/2021, đã chủ động
gọi điện thoại cho đồng nhiệm Nga Vladimir Putin để trao đổi về những hồ
sơ quốc tế quan trọng, cũng như nêu ra nhiều chủ đề mà Washington quan ngại. Tuy
nhiên, điểm đáng chú ý hơn cả là hai nguyên thủ đã nhất trí triển hạn thêm 5
năm Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New Start).
Được ký vào năm 2010, Hiệp
ước New Start sẽ hết hiệu lực vào ngày 05/02/2021 nhưng hai bên đã thông qua một
thỏa thuận nguyên tắc triển hạn thêm 5 năm. Điện Kremlin cho biết tổng thống
Putin đã trình dự thảo này lên Hạ Viện Nga xem xét phê chuẩn trong phiên họp
toàn thể diễn ra từ ngày 27/01.
Bộ Ngoại Giao Mỹ khẳng định
hai bên đã nhất trí cố gắng hết sức để đạt được thỏa thuận từ nay đến ngày
05/02. Theo AFP, đây là điểm khác với đường lối của bộ Ngoại Giao trước đây thuộc
đảng Cộng Hòa. Chính quyền tổng thống Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi nhiều thỏa thuận
an ninh quan trọng, như thỏa thuận hạt nhân với Iran, Hiệp ước Bầu trời mở
(Open Sky, có 35 quốc gia ký kết và Nga cũng quyết định rút) và lưỡng lự về Hiệp
ước New Start.
Ngoài ra, tổng thống Joe
Biden cũng đề cập với đồng nhiệm Nga về một số chủ đề khiến Mỹ bận tậm :
tin tặc gián điệp Nga, vụ bắt giữ nhà đối lập Alexei Navalny. Phía phủ tổng thống
Nga chưa đưa ra bình luận về những điểm này.
Ngày 26/01, cuộc họp cấp
ngoại trưởng khối G7, hiện do Anh là chủ tịch luân phiên, cũng ra thông cáo lên
án chính quyền Matxcơva bắt giam nhà đối lập vì động cơ chính trị, đồng thời
yêu cầu « trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện » cho
người vừa mới tố cáo tổng thống Putin sở hữu một khu biệt thự sang trọng bên bờ
biển Đen. Tuy nhiên, nguyên thủ Nga đã phủ nhận thông tin trên trong buổi trao
đổi trực tuyến với giới sinh viên hôm 25/01.
No comments:
Post a Comment