Các
văn kiện đại hội đảng là kết tinh trí tuệ toàn dân?
27/01/2021
https://www.voatiengviet.com/a/van-kien-dai-hoi-dang-nguyen-phu-trong/5753634.html
Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng
Bí thư đảng CSVN, mới khoe: Các văn kiện được trình cho hơn 1.500 đại biểu tham
dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của đảng CSVN xem xét, thảo luận
là… sản phẩm của kết tinh sáng tạo, là nỗ lực phấn đấu bền bỉ qua nhiều
nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta (1)!
Tuyên bố đó buộc thiên hạ
phải liên tưởng đến những scandal liên quan đến tiến trình chuẩn bị các văn kiện
này (Dự thảo Báo cáo Chính trị, Dự thảo Báo cáo mười năm thực hiện
Cương lĩnh 2011, Dự thảo Báo cáo Kinh tế- Xã hội, Dự thảo Báo cáo xây dựng đảng
và thi hành Điều lệ đảng)…
***
Đầu tháng 3 năm ngoái, những
thông tin liên quan đến việc ông Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý
luận (HĐLL) – cơ quan tư vấn cho Bộ Chính trị, Ban thư, Ban Chấp hành Trung
ương (BCH TƯ) của đảng CSVN về đường lối, chính sách để không… chệch hướng – bị
nhiễm COVID 19 làm dân chúng Việt Nam sửng sốt.
Ông Thuấn nhiễm COVID 19
khi cùng 12 thành viên của Tổ Biên tập thuộc Tiểu ban Kinh tế - Xã hội
Đại hội 13 sang Ấn và Anh nhằm khảo sát, học tập kinh nghiệm
phát triển, trao đổi về kinh nghiệm xây dựng chính sách, chiến lược phát triển
quốc gia, phục vụ việc xây dựng Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội 10 năm
(2021-2030), Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội 5 năm (2021-2025) để trình Đại
hội 13 (2).
Trong vòng bốn ngày sau
khi trở về Việt Nam, vì ông Thuấn đến nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, thành ra
có tới 96 người phải cách ly, xét nghiệm COVID 19 để ngăn chặn lây lan… Việc
truy tìm những người đã tiếp xúc với ông Thuấn khiến thời gian biểu của ông Thuấn
bị lộ và công chúng ngỡ ngàng khi phát giác ông Thuấn quá giàu: Đi lại, ăn ở,
giải trí, rèn luyện thể lực đều là những nơi, những dịch vụ mà thường dân chẳng
bao giờ dám mơ đến ngày có thể bước vào… tham quan!
Tuy nhiên chuyện chưa ngừng
ở đó, việc ông Thuấn bị nhiễm COVID 19 còn khiến thiên hạ chưng hửng về… lịch
công tác của Tổ Biên tập thuộc Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội
13. Làm sao tổ này có thể đạt những mục tiêu như đã đề ra (khảo sát,
trao đổi kinh nghiệm về xây dựng chính sách, chiến lược phát triển quốc gia)
khi chỉ có hai ngày tại Ấn (25 và 26 tháng 2), bốn ngày tại Anh (từ 27 tháng 2
đến 1 tháng 3), tính cả thời gian di chuyển từ Việt Nam qua Ấn, từ Ấn sang Anh,
rồi từ Anh trở về Việt Nam?
Ngoài Ấn và Anh, Tổ
Biên tập thuộc Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội 13 còn có những đợt
công tác nào ở trong và ngoài Việt Nam? Ngoài tổ vừa kể, còn bao nhiêu tổ nữa
và quan trọng hơn, đảng đã lấy bao nhiêu công quỹ để chi cho các đợt công tác
như vậy nhằm soạn thảo… các văn kiện phục vụ đại hội 13?
Vào lúc đó, đảng không
thèm trả lời nhưng mới đây, ông Trọng bật mí: Hơn hai năm qua, các… Tiểu
ban đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu từ trung ương, đến địa
phương, tổ chức 60 hội thảo, lập 50 đoàn đi nắm tình hình thực tế, gặp gỡ lấy ý
kiến các vị lão thành, các chuyên gia, đi nước ngoài để học tập mô hình, kinh
nghiệm!
Cứ tìm – đọc lại ý kiến của
dân chúng Việt Nam cả ở trên mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức về
đợt công tác tại Ấn, Anh của Tổ Biên tập thuộc Tiểu ban Kinh tế - Xã hội
Đại hội 13 và chẳng may có ông Phó Chủ tịch HĐLL bị nhiễm COVID 19, cứ
ngẫm về các tình tiết chẳng may bị lộ của đợt công tác này sẽ thấy, cả nhân
tâm, dân ý về việc sử dụng công quỹ chi cho chuẩn bị các… văn kiện, lẫn niềm
tin của dân chúng vào chất lượng các… văn kiện! Rõ ràng Tổng Bí thư đảng CSVN hết
sức… dũng cảm khi dõng dạc tuyên bố, việc chuẩn bị văn kiện rất công
phu, chu đáo, bài bản và văn kiện là… kết tinh trí tuệ của…toàn
dân!
***
Trung tuần tháng 9 năm
ngoái, Ban Dân vận của BCH TƯ đảng công bố quyết định thành lập Ban Chỉ
đạo lấy ý kiến nhân dân góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần
thứ 13. Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư BCH TƯ đảng,
kiêm Trưởng Ban Dân vận BCH TƯ đảng: Việc lấy ý kiến nhân dân góp ý vào
các dự thảo văn kiện đại hội phải diễn ra trên tinh thần “tích cực, cầu thị,
chân thành, lắng nghe, hiệu quả, không hình thức”(3). Sau khi nhân
dân được bà Mai tung lên cao, ông Nguyễn Phú Trọng đón lấy để tung lên
cao hơn khi đòi các văn kiện trình Đại hội đảng 13 phải dễ hiểu để nhân
dân dễ góp ý, thể hiện trách nhiệm đối với đất nước (4).
Thế nhưng chỉ hai tuần
sau khi hai cá nhân vừa là Ủy viên Bộ Chính trị, vừa là thành viên Ban Bí thư
BCH TƯ đảng tung nhân dân lên như thế, ông Trần Quốc Vượng và
ông Võ Văn Thưởng, cũng là Ủy viên Bộ Chính trị và thành viên Ban Bí thư BCH TƯ
đảng, dặn dò các đồng chí chịu trách nhiệm điều hành trang web dành riêng cho Đại
hội 13 của báo điện tử Đảng CSVN: Kiên quyết đấu tranh, phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch, làm thất bại mọi thủ đoạn lợi dụng việc góp ý cho
đại hội để chống phá đảng, nhà nước, chế độ. Đồng thời yêu cầu hệ thống
truyền thông chính thức phải dẫn dắt, định hướng thông tin, dư luận xã
hội về đại hội 13 (5).
Với những chỉ đạo, yêu cầu
như vừa kể của ông Vượng và ông Thưởng, loại nhân dân nào còn…
hứng thú, thậm chí đủ… can đảm để góp ý cho các bản thảo văn kiện được soạn cho
Đại hội 13? Xin ý kiến nhân dân nhưng kiên quyết đấu tranh, phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch, làm thất bại mọi thủ đoạn lợi dụng việc góp ý
cho đại hội để chống phá đảng, nhà nước, chế độ và chỉ đạo khai thác ý
kiến nhân dân để dẫn dắt, định hướng thông tin, dư luận xã hội thì
có khác gì… đâm sau lưng bà Mai, ông Trọng, xác nhận yêu cầu: Lấy ý kiến
nhân dân góp ý vào các dự thảo văn kiện đại hội phải trên “tích cực, cầu thị,
chân thành, lắng nghe, hiệu quả, không hình thức” là… bịp bợm?
-------------
Chú thích
(1) https://tuoitre.vn/van-kien-dai-hoi-xiii-ket-tinh-tri-tue-toan-dang-toan-dan-20210125164308874.htm
No comments:
Post a Comment